Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản và một số kĩ năng đã được cung cấp và rèn luyện qua việc học các tác phẩm trữ tình nói chung. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7

1. Nội dung ôn tập

- Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc. Tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ. Văn xuôi phù hợp với kể chuyện, tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình hoặc mang nặng tình chất trữ tình như tùy bút.

- Ca dao trữ tình là loại thơ biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng vốn được lưu hành trong dân gian. Thơ của thi nhân biểu hiện tình cảm cá nhân, song ở những bài thơ có giá trị tình cảm của tác giả bao giờ cũng có tính chất đại diện cho những tình cảm tiến bộ, mang màu sắc nhân bản đậm nét: tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình bạn,...

- Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách trực tiếp, song thường được biểu hiện một cách gián tiếp. Phân tích, đánh giá và thưởng thức thơ trữ tình được thoát li văn bản. Song, không thể chỉ dừng ở bề mặt của ngôn từ văn bản, phải thông qua ngôn từ, giàu tính chất khơi gợi, những cảnh vật, sự vật được miêu tả, tường thuật đôi khi qua cả những lập luận,... mà suy ngẫm mới đồng cảm được với tác giả và lĩnh hội được đúng và đầy đủ ý vị của bài thơ.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hiểu như thế nào về thơ trữ tình?

Gợi ý trả lời:

- Thơ trữ tình được các nhà thơ đặc biệt quan tâm nhằm chuyển tải những tâm tư, tình cảm thầm kín của mình.

- “Thơ trữ tình” là một thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm cuả tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống. Vì vậy, thơ trữ tình không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm (tả cảnh trữ tình).

- Dựa vào nội dung thể loại có thể chia thơ trữ tình ra các thể loại: trữ tình tâm tình, trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự, trữ tình công dân. Trữ tình tâm tình là những bài thơ nghiêng về tâm tình, tình cảm con người trong các quan hệ riêng tư của đời sống tình cảm như tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng, cha mẹ con cái, anh em, bè bạn Những bài ca dao viết về tình yêu dang dở, hay than thân, trách phận, những bài thơ tình là thuộc thể loại này.

Câu 2: Em có nhận xét gì về nội dung trữ tình mà tác giả Tế Hanh sử dụng trong bài thơ "Quê hương"?

Gợi ý trả lời:

- Bài thơ đã thể hiện tình cảm thắm thiết của nhà thơ với thiên nhiên và đất nước.

- Qua bài thơ, ta có thể cảm nhận được tình cảm yêu quê hương trong sáng, thắm thiết và sâu nặng của nhà thơ Tế Hanh.

- Ông gắn bó khăng khít với quê hương, với cuộc sống của con người nơi đây như máu thịt của mình. Trong xa cách, lúc nào nhà thơ cũng đau đáu nhớ thương quê hương của mình. Nỗi nhớ được nói lên một cách giản dị, tự nhiên, chân thành mà sâu sắc.

- Tế Hanh nhớ tất cả, từ màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi... rồi cuối cùng hội tụ lại ở cái mùi nồng mặn. Nỗi nhớ và tình yêu quê hương của ông luôn đầy ắp và được thổi hồn vào trong mỗi câu thơ.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Củng cố hệ thống kiến thức về tác phẩm trữ tình đã học về đặc điểm nghệ thuật và nội dung.

- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức.

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn qua những tác phẩm văn học trữ tình bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, tinh thần nhân văn, nhân đạo.

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM