Chơi chữ Ngữ văn 7

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được khái niệm chơi chữ, bước đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp của chơi chữ. Từ đó, các em sẽ có kĩ năng nhận diện và phân tích lối chơi chữ trong văn nói và văn viết. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Chơi chữ Ngữ văn 7

1. Thế nào là chơi chữ?

- Chơi chữ là cách biến hóa ngôn từ kết hợp tính nghệ thuật của người Việt. Nó được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống và ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường. Biện pháp tu từ này có tác dụng làm câu thơ, lời văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.

- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn, thú vị.

2. Các lối chơi chữ

- Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm: Biện pháp này sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm hoặc đồng âm, thường được gọi là từ đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cách chơi chữ này mang nhiều hàm ý và nghĩa thường châm biếm, đả kích là chính.

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm): Có các từ gần giống nhau về âm.

+ Dùng cách điệp âm: Loại này chỉ giống nhau phụ âm đầu, giúp tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ.

+ Dùng lối nói lái: Nói lái hay còn gọi là cách nói ngược câu chữ, nó có tác dụng châm biếm, mỉa mai hoặc bông đùa… Loại này không phải người đọc nào cũng hiểu được hàm ý của tác giả nếu như không suy luận hay phân tích từng từ một. Chơi chữ bằng cách nói lái quen thuộc và dễ gặp nhất khi đọc văn thơ, tục ngữ.

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa: Là các từ khác nhau nhưng có nghĩa tương tự nhau, trái ngược nhau,...

- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt trong trào phúng, trong câu đố,...

3. Luyện tập

Câu 1: Em hãy cho biết hai ngữ liệu dưới đây sử dụng lối chơi chữ ở dạng nào?

(1) "Con kiến mà leo cành đa

Leo phải cành cụt leo ra, leo vào

Con kiến mà leo cành đào

Leo phải cành cụt leo vào leo ra".

(2) "Chợ Đồng Xuân bán bánh trung thu, đông thì đông, nhưng không bán hạ. Người miền Đông làm nhà đất Bắc, Tây thì Tây nhưng vẫn dựng kiểu Nam".

Gợi ý trả lời:

(1) Dùng lối chơi chữ có lối nói trại âm (gần âm).

(2) Dùng lối chơi chữ có từ ngữ đồng âm.

Câu 2: Em hãy cho biết văn bản dưới đây có sử dụng lối chơi chữ không? Nếu có hãy nêu tác dụng của lối chơi chữ này.

"Bà già đi chợ cầu Đông 

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? 

Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn".

Gợi ý trả lời:

- Văn bản dưới đây có sử dụng lối chơi chữ.

- Tác dụng: nhằm phê phán, châm biếm, mỉa mai bà già đi xem bói, già rồi nhưng vẫn đòi lấy chồng.

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được khái niệm về chơi chữ và một số lối chơi chữ thường dùng.

- Bước đầu cảm thụ được cái hay, lý thú của chơi chữ.

- Phân tích, cảm nhận và vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.

- Có ý thức sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM