Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được công dụng của trạng ngữ, cách tách trạng ngữ thành câu riêng. Từ đó, các em sẽ dễ dàng hơn khi phân tích trạng ngữ trong một văn bản cụ thể. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7

1. Công dụng của trạng ngữ

Trạng ngữ có những công dụng như sau:

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu được đầy đủ, chính xác.

- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

2. Tách trạng ngữ thành câu riêng

Trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu thành những câu riêng.

3. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết đoạn văn có sử dụng trạng ngữ, sau đó xác định nó là loại trạng ngữ nào?

Gợi ý trả lời:

Sau những giờ học đầy mệt mỏi và áp lực, tôi thấy trân trọng hơn những giờ ra chơi đầy thoải mái và vui vẻ. Dưới tán bàng xanh mát, từng nhóm học sinh tụ tập cùng nói cười vui vẻ. Giữa sân trường, các bạn nam đang chơi đá bóng vô cùng hào hứng trong tiếng cổ vũ, reo hò nhiệt tình của các bạn cổ động viên. Phía trong thư viện, căn phòng đọc là khoảng không gian tĩnh lặng dành cho các bạn muốn được được thư thái đọc sách. Mỗi bạn học sinh đều chọn cho mình một khoảng trời riêng trong thời gian giải lao để giải trí và thư giãn.

-> Các trạng ngữ: dưới tán bàng xanh mát, giữa sân trường, phía trong thư viện (trạng ngữ chỉ nơi chốn).

Câu 2: Trong những ngữ liệu dưới đây, ngữ liệu nào tách trạng ngữ thành câu riêng?

(1) Mẹ tôi đã đi làm ăn xa từ rất lâu. Năm 90.

(2) Cây phượng em rất thích. Sừng sững trong sân trường.

(3) Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nhau nở rộ.

(4) Người người đua nhau đi sắm Tết. Xuân đến rồi!

Gợi ý trả lời:

Những ngữ liệu nào tách trạng ngữ thành câu riêng là:

(1) Mẹ tôi đã đi làm ăn xa từ rất lâu. Năm 90.

(2) Cây phượng em rất thích. Sừng sững trong sân trường.

(4) Người người đua nhau đi sắm Tết. Xuân đến rồi!

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được công dụng của trạng ngữ.

- Biết cách tách trạng ngữ thành câu riêng.

Ngày:14/12/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM