Lịch sử 6 Bài 16: Ôn tập chương I và chương II

Bài học dưới đây ôn tập kiến thức có trong chương I và chương II từ khi xuất hiện loài người ở nước ta đến thời kì dựng nước Văn Lang - Âu Lạc. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho các em học sinh lớp 6 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Lịch sử 6 Bài 16: Ôn tập chương I và chương II

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?

- Dấu tích:

+ Lạng Sơn: Răng của người tối cổ

+ Thanh Hóa, Đồng Nai: Công cụ đá ghè đẽo thô sơ

- Thời gian: Cách ngày nay khoảng 40 - 30 vạn năm

=> Việt Nam là cái nôi quê hương của loài người

1.2. Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?

Gồm 3 giai đoạn:

a. Người tối cổ

- Địa điểm: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai

- Công cụ: Đá ghè đẽo thô sơ

- Thời gian: 40 - 30 vạn năm

- Tổ chức xã hội: Sống thành bầy đàn

b. Người tinh khôn

- Địa điểm: Thái Nguyên, Phú Thọ

- Công cụ: Đá ghè đẽo có hình thù

- Thời gian: 3 - 2 vạn năm

- Tổ chức xã hội: Sống thành bầy đàn

c. Người tinh khôn phát triển

- Giai đoạn đầu:

+ Địa điểm : Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Bình

+ Công cụ: Đá mài sắc

+ Thời gian: 12000 – 4000 năm

+ Tổ chức xã hội: Thị tộc, mẫu hệ

- Giai đoạn sau:

+ Địa điểm : Phú Thọ, Thanh Hóa,Kon Tum

+ Công cụ: Đá mài nhiều dạng, đồ gốm, đồ đồng

+ Thời gian: 4000 – 3500 năm

+ Tổ chức xã hội: Bộ lạc, thị tộc, mẫu hệ.

=> Công cụ cải tiến, năng suất lao động cao hơn, cuộc sống con người thay đổi.

1.3. Những điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

- Sự hình thành các bộ lạc lớn, mâu thuẫn giữa giàu và nghèo đã nảy sinh.

- Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc, chống ngoại xâm.

- Nhu cầu trị thủy, bảo vệ mùa màng.

- Vùng cư trú mở rộng.

- Cơ sở kinh tế: Nghề nông trồng lúa nước đã trở thành nghành chinh, chăn nuôi cũng phát triểnThủ công: Nghề luyện kim phát triển đạt đến trình độ cao

- Các quan hệ xã hội:

+ Dân cư ngày càng đông

+ Xuất hiện sự phân biệt giàu, nghèo ngày càng rõ

1.4. Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc

- Thời Văn Lang: Trống đồng Đông Sơn

- Thời Âu Lạc: Di tích thành Cổ Loa

=> Thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại cho chúng ta:

  • Tổ quốc
  • Thuật luyện kim
  • Nông nghiệp lúa nước
  • Phong tục, tập quán riêng
  • Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước.

2. Luyện tập

Câu 1: Cho biết dấu tích của sự xuất hiện những người nguyên thủy đầu tiên trên đất nước ta.

Gợi ý trả lời

- Nơi tìm thấy: Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai).

   - Hiện vật: răng của Người tối cổ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mảnh đá ghè mỏng…

   - Thời gian: cách đây 40 – 30 vạn năm.

Câu 2: Nêu một số mốc lịch sử quan trọng của thời kì lịch sử cổ đại trên đất nước ta.

Gợi ý trả lời

- 40 – 30 vạn năm: giai đoạn Người tối cổ

- 3 – 2 vạn năm: Người tinh khôn giai đoạn đầu

- 10 – 4 nghìn năm: Người tinh khôn giai đoạn phát triển

- Thế kỉ VIII – VII TCN: Nhà nước Văn Lang ra đời

- Năm 207 TCN: Nhà nước Âu Lạc ra đời

- Năm 179 TCN: Âu Lạc rơi vào ách đô hộ nhà Triệu

Câu 3: Hãy điểm lại những nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

Gợi ý trả lời

 Nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành nhà nước Văn Lang, Âu Lạc:

- Tập trung sức mạnh của các bộ lạc để đắp đê chống lũ lụt, đào kênh ngòi chống hạn, chống úng bảo vệ mùa màng và xóm làng.

- Để có sức mạnh chống trả các bộ lạc ở nước khác đến xâm lấn, cướp bóc.

- Cần phải có một tổ chức chặt chẽ cao hơn bộ lạc để quản lí điều hành xã hội tốt hơn.

Câu 4: Bài học lịch sử rút ra được từ sau thất bại của An Dương Vương

Gợi ý trả lời

- Luôn có tinh thần cảnh giác để không mắc mưu kẻ thù.

- Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.

- Đoàn kết trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh chống ngoại xâm.

3. Kết luận

 Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các sự kiện lịch sử quan trọng trong chương I và chương II từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.

Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM