Công văn Luật hành chính

Chuyên mục Công văn Luật hành chính được eLIb chia sẻ sau đây giới thiệu đến bạn các Công văn, Nghị quyết, Quyết định về quản lý hành chính, cải thiện bộ máy tổ chức hành chính, nâng cao năng lực cán bộ trong công tác quản lý hành chính,... Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Luật hành chính là gì?

1.1 Khái niệm Luật hành chính

Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nướchoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Khái niệm “hoạt chấp hành và điều hành” có thể được hiểu với nội dung và phạm vi gần như các khái niệm “hoạt động hành pháp”, “hoạt động hành chính - nhà nước hoặc “hoạt động quản lý nhà nước ". Do đó, từ nhận xét chung nhất chúng ta có thể kết luận rằng luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

1.2 Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những trường hợp sau:

  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).
  • Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

1.3 Phương pháp điều chỉnh

Luật hành chính khi điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành sử dụng phương pháp mệnh lệnh phục tùng. Bởi vì bản thân hoạt động quản lý nhà nước mang bản chất là tính quyền uy do các bên tham gia quan hệ có địa vị không bình đẳng với nhau về ý chí: một bên ra lệnh, bên kia phải phục tùng.

Tuy vậy trong những trường hợp đặc biệt luật hành chính cũng sử dụng phương pháp thỏa thuận, như trong trường hợp ban hành các quyết định liên tịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng hành chính. Quan hệ giữa các bên tham gia ký kết là quan hệ bình đẳng, trong quá trình thỏa thuận với nhau để đi đến ký kết không ai có quyền ra lệnh, ép buộc ai.

2. Công văn hành chính

2.1 Khái niệm Công văn

Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Thậm chí trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.

Công văn có thể là văn bản nội bộ hoặc văn bản hành chính đến và đi, với nội dung chủ yếu sau:

  • Thông báo một hoặc nhiều hoạt động dự kiến xảy ra, ví dụ như về việc mở lớp đào tạo bồi dưỡng…;
  • Hướng dẫn thực hiện văn bản thi hành ở cấp trên;
  • Thông báo về một nội dung nào đó cho đơn vị nhận công văn;
  • Xin ý kiến về vấn đề có liên quan đến hoạt động của cơ quan;
  • Trình kế hoạch mới, đề nghị mới lên cấp tên;
  • Xác nhận vấn đề nào đó trong hoạt động của cơ quan;
  • Thăm hỏi, cám ơn, phúc đáp, trả lời…

Phù hợp với từng nội dung có thể có các loại công văn như: Hướng dẫn, giải thích, phúc đáp, đôn đốc, giao dịch, đề nghị, đề xuất…

Với nội dung đa dạng như vậy cần lưu ý không nhầm lẫn công văn mang tính thông báo với thông báo, công văn đề xuất với đề án, dự án hoặc tờ trình…

Phân loại công văn:

  • Công văn hướng dẫn;
  • Công văn giải thích;
  • Công văn chỉ đạo;
  • Công văn đô đốc, nhắc nhở;
  • Công văn đề nghị, yêu cầu;
  • Công văn phúc đáp;
  • Công văn hỏi ý kiến;
  • Công văn giao dịch;
  • Công văn mời họp;

Những khó khăn trong việc phân biệt công văn: 

  • Với quá nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật hoặc hành chính thông thường khác đã dẫn đến sự nhầm lẫn trong thực tế công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước. Cụ thể là người ta thường có sự nhầm lẫn giữa: CV đề nghị, yêu cầu với tờ trình; công văn đôn đốc nhắc nhở với chỉ thị; công văn mang tính chất thông báo với thông báo, công văn hướng dẫn với thông tư… có nhiều văn bản khác thiếu sự phù hợp giữa tên gọi với yêu cầu sử dụng chung.

Tóm lại, do công văn có nội dung đa dạng và phong phú cho nên không thể xác định được tên loại văn bản cụ thể. Trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước, cho thấy, nếu chỉ bằng các văn bản có tên loại thì không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý, mà thông tin phục vụ cho yêu cầu cần phải được văn bản hóa, nên những vấn đề cần thông tin trong hoạt động giao dịch, trao đổi công tác… được chứa đựng trong công văn.

2.2 Công văn hành chính tiêu biểu

  • Công văn 4759/TCHQ-PC năm 2020 vướng mắc về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
  • Công văn 8626/VPCP-NC năm 2019 về thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2019-2021
  • Công văn 6294/VPCP-KSTT năm 2018 thực hiện công tác cải cách hành chính
  • Công văn 4769/VPCP-KSTT năm 2018 về hoàn thành rà soát, chuẩn hóa, xóa bỏ dữ liệu thủ tục hành chính dư thừa, trùng lặp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính
  • Công văn 7595/VPCP-V.I năm 2018 hoàn thiện báo cáo của Chính phủ về chấp hành pháp luật tố tụng hành chính
  • Công văn 7809/VPCP-TH năm 2017 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính
  • Công văn 2904/VPCP-QHĐP năm 2017 xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
  • ....

3. Nghị quyết hành chính

3.1 Khái niệm Nghị quyết

Nghị quyết là Hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Hiến pháp đã quy định nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

Nghị quyết được Quốc Hội ban hành để quy định về:

  • Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
  • Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
  • Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
  • Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
  • Đại xá;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

3.2 Nghị quyết hành chính tiêu biểu

  • Nghị quyết 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng
  • Nghị quyết 118/2020/QH14 về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia
  • Nghị quyết 09C/NQ-BCH về giảm chi hành chính tại các cấp công đoàn tạo nguồn kinh phí cho xây dựng
  • Nghị quyết 978/NQ-UBTVQH14 về chương trình giám sát của UBTV Quốc hội năm 2021
  • Nghị quyết 16/NQ-CP phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2019
  • Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
  • Nghị quyết liên tịch 403 quy định các hình thức giám sát của mặt trận tổ quốc Việt Nam
  • ....

4. Quyết định hành chính

4.1 Khái niệm Quyết định

Quyết định là một loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Quyết định là việc công bố hay công nhận một vấn đề đối với tổ chức hay cá nhân nào đó có tính thực thi bắt buộc.

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, tùy từng chủ thể ban hành mà có các loại quyết định sau:

Quyết định của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước ban hành quyết định để quy định:

  • Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định:

  • Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
  • Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước

Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.

Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
  • Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
  • Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

 Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.

4.2 Quyết định hành chính tiêu biểu

  • Quyết định 126/QĐ-UBND năm 2020 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa ngành Tài chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
  • Quyết định 987/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Giang
  • Quyết định 1344/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh Phú Thọ
  • Quyết định 1543/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Tây Ninh
  • Quyết định 574/QĐ-TTg năm 2017 về quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
  • ...

Trên đây là khái niệm về Luật hành chính và công văn về hành chính mà bạn cần nắm rõ. Ngoài ra, eLib còn chia sẻ đến bạn các Công văn, Nghị quyết, Quyết định về việc thực hiện, tuân thủ quy định Luật hành chính trong quá trình hoạt động, mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM