Dự thảo luật chính sách

Chuyên mục Dự thảo luật chính sách được eLib chia sẻ sau đây tổng hợp các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư,... của cơ quan nhà nước về các lĩnh vực trong đời sống,.... Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Dự thảo luật chính sách

1.1 Khái niệm

Dự thảo luật là Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy pham pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.

Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan.

Luật chính sách có thể hiểu là chính sách về pháp luật. Theo nghĩa này, để xây dựng pháp luật, trước hết phải có chính sách (bao gồm quan điểm, chủ trương, định hướng và thước đo hiệu quả của pháp luật hiện hành và trong tương lai) theo nhận thức của từng chủ thể thích ứng với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Ở một nghĩa khác, chính sách pháp luật không chỉ là linh hồn, là căn cứ, là cơ sở để xây dựng pháp luật, xác định nội dung của pháp luật, mà chính sách pháp luật có thể là pháp luật (Hiến pháp - đạo luật cơ bản là cơ sở để xây dựng các đạo luật)

1.2 Dự thảo luật chính sách

4 điểm mới về chính sách tinh giản biên chế từ 10/12/2020

Sửa đổi tượng bị tinh giản biên chế

Từ ngày 10/12/2020, một số nhóm đối tượng bị tinh giản biên chế nêu tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020 như sau:

  • Sửa tiêu chí xếp loại “bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao” thành “không hoàn thành nhiệm vụ”;

  • Sửa tiêu chí xếp loại “mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” thành “mức hoàn thành nhiệm vụ”;

  • Bỏ trường hợp “bị phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”;

Điều chỉnh độ tuổi hưởng chính sách tinh giản biên chế

Ngoài việc sửa đổi đối tượng bị tinh giản biên chế, Nghị định 143/2020 còn sửa đổi, điều chỉnh độ tuổi hưởng các chính sách tinh giản biên chế gồm:

  • Chính sách về hưu trước tuổi;

  • Chính sách thôi việc ngay.

Thay đổi điều kiện hưởng hỗ trợ khi chuyển nơi khác làm việc

Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 143, các đối tượng tinh giản biên chế nhưng không được hưởng trợ cấp khi chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước.

Kéo dài hưởng chính sách tinh giản biên chế đến 31/12/2030

2. Dự thảo Thông tư Chính sách

2.1 Khái niệm Thông Tư

Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Thông tư do Bộ hay cơ quan ngang Bộ ban hành, thường do Bộ trưởng hay chủ tịch ký.

2.2 Cơ quan ban hành thông tư?

Theo quy định cụ thể tại khoản 8, điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành năm 2015 có nội dung như sau:

“Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”

2.3 Một số Dự thảo Thông tư Chính sách nổi bật

Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ lần 2

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung điểm m khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/03/2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021

Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc xác nhận dịch bệnh động vật, dịch hại thực vật, xác nhận thiên tai trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp lần 3

Dự thảo Thông tư quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội

Dự thảo Thông tư quy định về tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ và chính sách đối với cộng tác viên dân số

Dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ và chính sách đối với cộng tác viên dân sốDự thảo Thông tư về khuyến khích tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân sốDự thảo Thông tư hướng dẫn đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về phòng cháy, chữa cháy rừng; chế độ, chính sách trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng

3. Dự thảo Nghị định Chính sách

3.1 Tổng quan về Nghị định

Nghị định là một loại văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, chủ yếu được Chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. ... Chính phủ ban hành nghị định để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:

Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết củaỦy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ

Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn so với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp Bộ đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành

3.2 Dự thảo Nghị định Chính sách mới nhất

  • Dự thảo nghị định về biện pháp thi hành pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước

  • Dự thảo nghị định về chế độ, chính sách đối với người Việt Nam có công với cách mạng

  • Dự thảo nghị định về chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên sư phạm

  • Dự thảo về sửa đổi, bổ sung nghị định 108/2014/NĐ-CP

  • Dự thảo Nghị định quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non lần 2

  • Dự thảo Nghị định quy định chính sách trợ giúp xã hội

  • Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ quy định về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế

  • Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường

  • Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia

  • Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định về chính sách tinh giản biên chế

  • Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/2017/NĐ-CP ngày 19/05/2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội

4. Dự thảo Nghị quyết Chính sách

4.1 Nghị quyết là gì?

Nghị quyết là Hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

4.2 Cơ quan ban hành Nghị quyết

Nghị quyết có thể được chia thành các nhóm sau:

  • Nghị quyết được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, phân bố ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước và điều chỉnh ngân sách Nhà nước.

  • Nghị quyết sử dụng để ổn định chế độ công tác Quốc hội, các cơ quan trực thuộc Quốc hội, hội đồng Dân tộc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban Quốc hội.

  • Nghị quyết sử dụng để phê chuẩn điều ước Quốc tế mà Việt Nam tiến hành tham gia.

  • Nghị quyết sử dụng để quyết định các vấn đề khác nằm trong thẩm quyền của Quốc hội.

Vậy, Nghị quyết là gì và do ai ban hành? Nghị quyết do Quốc hội ban hành, được sử dụng để giải quyết các vấn đề xác định và cụ thể trong luật BHVBQPPL cùng các vấn đề khác mà Quốc hội thấy cần thiết.\

4.3 Một số Dự thảo Nghị quyết Chính sách

  • Dự thảo Nghị quyết về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • Dự thảo Nghị quyết về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

  • Dự thảo Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết về kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia

  • Dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động

...

Trên đây là những thông tin bạn cần nắm rõ về Luật Chính sách, Nghị định, Quyết định, Thông tư về Chính sách một số lĩnh vực ở Việt Nam. Bên cạnh đó, eLib còn giới thiệu đến bạn các thông tư, nghị định, quyết định mới nhất về chính sách. Mời các bạn tham khảo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM