Dự thảo Luật Y tế - Sức khỏe

Chuyên mục Dự thảo luật Y tế - Sức khỏe được eLib tổng hợp và chia sẻ đến bạn các văn bản luật, Nghị định, Thông tư,... mới nhất được cơ quan nhà nước soạn thảo liên quan đến lĩnh vực Y tế - Sức khỏe để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua và ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tổng quan về Dự thảo Luật Y tế - Sức khỏe

1.1 Khái niệm Dự thảo

Dự thảo luật là Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.

Quy trình soạn thảo, trình cơ quan lập pháp (Quốc hội hay Nghị viện) thông qua, ban hành ở các nướ có nhiều điểm tương đồng, nhưng do cơ quan lọ pháp của các nước, xét về mặt cơ cấu, một viên . hai viện, theo hình thức chính thể cộng hòa tổng thống hay cộng hòa đại nghị hoặc theo hình tới chính thể cộng hoà hay quân chủ, cũng như truyền thống lịch sử mà có nhiều nét khác nhau.

1.2 Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

- Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh; bình đẳng, công bằng giữa người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân.

- Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 6 Điều 76 Luật này.

- Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.

- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng.

- Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.

- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề và nhân viên y tế khác khi làm nhiệm vụ.

Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh:

- Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân, đặc biệt là người có công với cách mạng, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và xã đảo, huyện đảo.

- Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề, chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới.

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trừ các khoản thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, nhà thuốc bệnh viện và các kinh doanh dịch vụ khác ngoài khám bệnh, chữa bệnh.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; đa dạng hóa các hình thức hợp tác công tư; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hình thành từ hoạt động liên doanh, liên kết, xã hội hóa được hưởng chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề đặc biệt ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư.

- Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh.

1.3 Dự thảo Luật Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật

Luật Dự phòng và kiểm soát bệnh tật quy định chế độ, chính sách của Nhà nước về dự phòng và kiểm soát bệnh tật; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dự phòng và kiểm soát bệnh tật; công tác phòng bệnh và nâng cao sức khỏe, bảo vệ sức khỏe, kiểm soát bệnh truyền nhiễm, kiểm soát bệnh không lây nhiễm, các vấn đề về an ninh y tế, quản lý sức khỏe; thông tin, giáo dục, truyền thông về dự phòng và kiểm soát bệnh tật.

Phòng bệnh và nâng cao sức khỏe:

Dinh dưỡng là sức khỏe:

- Dinh dưỡng đối với trẻ em

- Dinh dưỡng đối với người lao động

- Dinh dưỡng đối với một số đối tượng đặc thù

- Quản lý các yếu tố nguy cơ có liên quan đến dinh dưỡng

- Thông tin dinh dưỡng

Vận động thể lực:

- Yêu cầu về vận động thể lực

- Điều kiện bảo đảm cho hoạt động vận động thể lực

Sức khỏe môi trường:

- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ trong môi trường tác động đến sức khỏe cộng đồng

- Vệ sinh môi trường

Bảo vệ sức khỏe:

Bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và công đồng:

- Kiểm soát yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích

- Kiểm soát yếu tố nguy cơ về sức khỏe trong trường học

- Kiểm soát kháng thuốc kháng sinh tại cộng đồng

Sức khỏe tâm thần:

- Quy định về kiểm soát các yếu tố nguy cơ

- Phòng chống rối loạn tâm sinh lý trong trường học và tại cộng đồng

- Cung ứng dịch vụ phát hiện sớm tư vấn và dự phòng

- Quản lý chăm sóc đối tượng tại cộng đồng

- Phục hồi chức năng và hòa nhập xã hội

1.4 Dự thảo Luật Phòng chống nhiễm vi rút

Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bãi bỏ Điều 42 về áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối; Sửa đổi, bổ sung Điều 36 về điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV; Sửa đổi, bổ sung Điều 45 về chế độ, chính sách đối với người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV...

Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

Điều 18. Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác

1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác có trách nhiệm tổ chức quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV ở cơ sở do mình quản lý.

2. Chính phủ quy định việc quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV quy định tại khoản 1 Điều này.”.

Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:

Điều 20. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao tham gia phòng, chống HIV/AIDS

1. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao có quyền tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ cho người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao tham gia nhóm giáo dục đồng đẳng và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.

3. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Tuyên truyền và tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định của Chính phủ;

b) Cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, sinh phẩm tự xét nghiệm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ;

c) Tư vấn và hỗ trợ cho người có hành vi nguy cơ cao tham gia điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV;

d) Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV;

đ) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS;

e) Các hoạt động khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.”.

2. Dự thảo Nghị định về Y tế - Sức khỏe

2.1 Khái niệm Nghị định

Nghị định là loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Theo đó, Nghị định là văn bản do chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Chính phủ ban hành nghị định để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
  • Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
  • Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

VD: Quốc hội ban hành Luật hộ tịch 2014, sau đó Chính phủ sẽ ban hành Nghị định 123/2015/NĐ-CP để quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

2.2 Dự thảo Nghị định Y tế - Sức khỏe mới nhất

  • Dự thảo Nghị định về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp y tế công lập
  • Dự thảo Nghị định về quy định đào tạo chuyên khoa trong lĩnh vực sức khỏe
  • Dự thảo Nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động làm việc không theo hợp đồng
  • Dự thảo Nghị định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn
  • Dự thảo Nghị quản lý thu nợ bảo hiểm và bảo đảm quyền lợi của người lao động
  • Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
  • Dự thảo Nghị định quy định về kiểm dịch y tế biên giới
  • ...

3. Dự thảo Thông tư về Y tế - Sức khỏe

3.1 Khái niệm Thông tư

Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thông tư thường là văn bản hướng dẫn nghị định của Chính phủ, liên quan đến ngành hay lĩnh vực do bộ, ngành quản lí. Thông tư có hai loại: thông tư do một bộ, ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, ngành đó quản lí.

Thông tư bao gồm:

  • Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

3.2 Dự thảo Thông tư Y tế - Sức khỏe mới nhất

  • Dự thảo Thông tư danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia
  • Dự thảo về hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 166/2016/NĐ-CP
  • Dự thảo Thông tư về sửa đổi, bổ sung thông tư số 43/2013/TT-BYT
  • Dự thảo Thông tư quy định về đăng ký thuốc sản xuất gia công
  • Dự thảo Thông tư hướng dẫn thử tương đương sinh học của thuốc
  • Dự thảo lần 3 thông tư về ban hành danh mục các dược chất, dạng bào chế khi đăng ký thuốc
  • Dự thảo Thông tư về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất
  • Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH
  • ...

Trên đây là các thông tin về dự thảo Luật Y tế - Sức khỏe, Nghị định, thông tư về Y tế - Sức khỏe mà bạn cần hiểu và nắm rõ. Ngoài ra, eLib còn giới thiệu đến bạn các văn bản dự định Luật, Nghị định, Thông tư về việc thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật về Y tế - Sức khỏe mới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM