Dự thảo 2 về biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

 Luật này quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện; thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện; thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp; thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay để bảo đảm lợi ích của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay, để thi hành án dân sự; thẩm quyền, trình tự, thủ tục thả tàu biển, tàu bay đang bị bắt giữ. Mời các bạn cùng tham khảo

Mục lục nội dung

Chương I. Quy định chung

Chương II. Biện pháp khẩn cấp tạm thời 

Dự thảo 2 về biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

Dự thảo 2 về biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

QUỐC HỘI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số:     /2017/QH14  

DỰ THẢO 2

LUẬT

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRƯỚC KHI KHỞI KIỆN;THỦ TỤC BẮT GIỮ TÀU BIỂN, TÀU BAY

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện; thủ tục bắt giữ tàu biển, tàu bay.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện; thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện; thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp; thẩm quyền, trình tự, thủ tục bắt giữ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay để bảo đảm lợi ích của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay, để thi hành án dân sự; thẩm quyền, trình tự, thủ tục thả tàu biển, tàu bay đang bị bắt giữ.

2. Luật này không áp dụng đối với tàu bay đã sẵn sàng cất cánh, tàu bay công vụ, trừ trường hợp tàu bay công vụ được dùng vào mục đích dân dụng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện là biện pháp do Tòa án áp dụng mà trong một thời hạn nhất định người yêu cầu áp dụng biện pháp đó không khởi kiện thì phải hủy bỏ việc áp dụng.

2. Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp.

3. Bắt giữ tàu bay là việc không cho phép tàu bay di chuyển khỏi cảng hàng không, sân bay bằng quyết định của Tòa án.

4. Biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển là biện pháp được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự quy định tại khoản 16 Điều 114 của Bộ luật tố tụng dân sự.

5. Biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay là biện pháp được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự quy định tại khoản 16 Điều 114 của Bộ luật tố tụng dân sự.

6. Người có quyền, lợi ích đối với tàu bay là chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc người khác có quyền, lợi ích đối với tàu bay.

7. Người khác có quyền, lợi ích đối với tàu bay là người cho thuê tàu bay, người khai thác tàu bay hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đối với tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam nhưng không phải là chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại.

8. Tàu bay đã sẵn sàng cất cánh là tàu bay đã có lệnh được phép cất cánh của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.

9. Tàu bay có yếu tố nước ngoài là tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài; tàu bay thuộc sở hữu chung trong đó có ít nhất một chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tàu bay mang quốc tịch nước ngoài.

Điều 4. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

1. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

2. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

3. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

4. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

5. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

6. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

7. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.

8. Thu giữ, niêm phong, cấm di chuyển hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá.

9. Bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.

10. Bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay.

Điều 5. Thẩm quyền của Tòa án

Phương án 1:

1. Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện là Tòa án nơi có tài sản bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện.

Phương án 2:

1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện.

2. Tòa án có quyền bắt giữ tàu biển để bảo đảm cho khiếu nại hàng hải kể cả trong trường hợp các bên trong hợp đồng đã thoả thuận lựa chọn Toà án của một quốc gia khác hoặc lựa chọn Trọng tài để giải quyết khiếu nại hàng hải đó hoặc thoả thuận lựa chọn pháp luật của một quốc gia khác để áp dụng cho hợp đồng đó.

3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa (sau đây gọi là cảng) mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.

Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.

4. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay bị yêu cầu bắt giữ hạ cánh có thẩm quyền bắt giữ tàu bay.

5. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý tranh chấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển, tàu bay.

6. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.

Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

Điều 6. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay không đúng

1. Người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay không đúng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

2. Thiệt hại xảy ra do hậu quả của việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay không đúng do các bên tự thỏa thuận giải quyết; trường hợp không thỏa thuận được và có tranh chấp thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay không đúng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:

a) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện khác với biện pháp mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc áp dụng vượt quá yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.

b) Tòa án quyết định bắt giữ tàu biển, không bắt giữ tàu biển, thả tàu biển, không thả tàu biển không đúng với lý do yêu cầu bắt giữ, thả tàu biển hoặc không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ;

c) Tòa án quyết định bắt giữ tàu bay, không bắt giữ tàu bay, thả tàu bay, không thả tàu bay không đúng;

Điều 7. Lệ phí áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay

1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Lệ phí yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện bằng với lệ phí yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến trọng tài.

3. Lệ phí yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay được nộp cho Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay quy định tại Điều 5 của Luật này trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm Tòa án có yêu cầu nộp lệ phí.

Điều 8. Biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay

1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 16, 20 Điều 34, điểm c và d khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 85, khoản 1 Điều 109 của Luật này theo một hoặc cả hai hình thức sau đây:

a) Nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác;

b) Gửi một khoản tiền hoặc giấy tờ có giá theo quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính của Tòa án vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không gắn với việc khởi kiện trong thời hạn chậm nhất là 48 giờ kể từ thời điểm nhận được quyết định đó.

Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì khoản tiền bảo đảm được gửi giữ tại Tòa án. Tòa án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.

2. Giá trị bảo đảm tài chính do Tòa án ấn định tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay không đúng.

3. Khi quyết định thả tàu biển, tàu bay đang bị bắt giữ hoặc hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, Tòa án phải xem xét giải quyết biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án quyết định như sau:

a) Giữ nguyên biện pháp bảo đảm tài chính nếu xét thấy yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay không đúng và giá trị bảo đảm tài chính có thể đủ hoặc chưa đủ để bồi thường thiệt hại;

b) Trả lại một phần giá trị bảo đảm tài chính cho người yêu cầu nếu xét thấy yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay không đúng và giá trị bảo đảm tài chính vượt quá trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại;

c) Trả lại toàn bộ giá trị bảo đảm tài chính nếu xét thấy yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay là đúng.

Điều 9. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay, đơn yêu cầu thả tàu bay, tàu biển bị bắt giữ, đơn yêu cầu hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

1. Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay, đơn yêu cầu thả tàu bay, tàu biển bị bắt giữ, đơn yêu cầu hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, hợp pháp.

2. Trường hợp tài liệu, chứng cứ chứng minh bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm theo bản dịch sang tiếng Việt và được chứng thực hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với tài liệu, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp, xác nhận theo pháp luật nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc được chuyển qua đường ngoại giao theo thông lệ quốc tế.

Điều 10. Trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Cục hàng hải Việt Nam, Cục hàng không Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân các thông tin cần thiết về tàu biển, tàu bay bị bắt giữ khi có yêu cầu làm căn cứ cho việc đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định bắt giữ tàu biển, tàu bay.

Điều 11. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay; thực hiện các quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, bắt giữ tàu biển, tàu bay kịp thời, đúng pháp luật.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRƯỚC KHỞI KIỆN

Ðiều 12. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

1. Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải ngăn chặn ngay hậu quả có thể xảy ra do việc việc thay đổi, hủy hoại hoặc tẩu tán tài sản đang tranh chấp và chưa thể làm đơn khởi kiện, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện quy định tại Điều 4 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện phải chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; đồng thời phải nộp khoản tiền bảo đảm tương ứng với thiệt hại có thể gây ra cho bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Điều 13. Kê biên tài sản đang tranh chấp

1. Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.

2. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án.

Điều 14. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.

Điều 15. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.

Điều 16. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác

Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác được áp dụng nếu có tài sản đang tranh chấp hoặc liên quan đến tranh chấp mà có hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản lâu dài được.

Điều 17. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước

Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc khởi kiện, giải quyết vụ án hoặc thi hành án.

Điều 18. Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ

Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc khởi kiện, giải quyết vụ án hoặc thi hành án.

Điều 19. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc khởi kiện, giải quyết vụ án hoặc thi hành án.

Điều 20. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu

Tạm dừng việc đóng thầu, phê duyệt danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc khởi kiện và giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 21. Thu giữ, niêm phong, cấm di chuyển hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá

Thu giữ, niêm phong, cấm di chuyển hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy hàng hóa có khả năng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 22. Bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải

Việc bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện theo quy định tại mục 1 chương III của Luật này.

Điều 23. Bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay

Việc bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay được thực hiện theo quy định tại mục 1 chương IV của Luật này.

24. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

1. Cung cấp đầy đủ, chính xác tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện.

2. Nộp lệ phí yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện và thực hiện bảo đảm tài chính cho yêu cầu của mình, trừ trường hợp miễn nộp lệ phí và không phải nộp bảo đảm tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện không đúng

4. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

5. Khiếu nại quyết định của Tòa án theo quy định của Luật này.

25. Quyền, nghĩa vụ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

1. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

3. Khiếu nại quyết định của Tòa án theo quy định của Luật này.

4. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện không đúng.

Điều 26. Căn cứ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện khi có đủ các căn cứ sau đây:

1. Có tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hoặc Trọng tài giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu hoặc có liên quan đến tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện.

2. Do tình thế khẩn cấp, người yêu cầu chưa thể khởi kiện ngay ra Tòa án hoặc Trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp.

3. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện đối với tài sản bị yêu cầu là cần thiết để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của người yêu cầu, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ ngay chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra; bảo đảm cho việc giải quyết vụ án và thi hành án.

Điều 27. Thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

1. Thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện tối đa là 30 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đối với ra quyết định bắt giữ tàu biển, tàu bay thì thời hạn bắt giữ tàu biển, tàu bay là 30 ngày kể từ ngày tàu biển, tàu bay bị bắt giữ.

2. Trong thời hạn thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện nếu người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khởi kiện vụ án tại Tòa án hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và tiếp tục có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện chấm dứt khi Tòa án ra quyết định chuyển việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện thành biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện.

Điều 28. Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo

1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện phải gửi đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 5 của Luật này.

2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện;

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện;

d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện đó.

Điều 29. Xử lý đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

1. Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn. Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán giải quyết đơn.

2. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét đơn và ra một trong các quyết định sau đây:

a) Thụ lý đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện nếu xét thấy có căn cứ để ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, yêu cầu người nộp đơn thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu của mình, trừ trường hợp không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính và nộp lệ phí áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện;

b) Trả lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện nếu xét thấy không đủ điều kiện để ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện hoặc việc giải quyết đơn không thuộc thẩm quyền của Tòa án đó.

Trường hợp quyết định trả lại đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cùng đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu.

Điều 30. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

1. Thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện ngay khi người yêu cầu xuất trình các biên lai, chứng từ chứng minh họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, trừ trường hợp không phải nộp biện pháp bảo đảm tài chính và đã nộp lệ phí yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện.

2. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên Tòa án ra quyết định;

c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện;

d) Căn cứ vào đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện;

đ) Đặc điểm của tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện;

e) Nhận định của Tòa án và những căn cứ pháp luật để chấp nhận đơn yêu cầu;

g) Thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện;

h) Các quyết định khác của Tòa án có liên quan.

3. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện có hiệu lực thi hành ngay kể cả trong trường hợp có khiếu nại, kiến nghị.

4. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện được gửi theo quy định tại Điều 120 của Luật này.

Điều 31. Căn cứ huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

1. Tòa án quyết định huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Người có nghĩa vụ thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thanh toán đủ khoản nợ;

b) Nghĩa vụ về tài sản của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín. Bộ Tài chính thông báo danh sách các tổ chức bảo hiểm có uy tín;

c) Theo yêu cầu của người đã yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện;

d) Thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện theo quyết định của Tòa án đã hết.

2. Việc thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thoả thuận. Trường hợp không có sự thoả thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, nhưng không được vượt quá giá trị tài sản là căn cứ cho việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện.

Điều 32. Yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện

1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 31 của Luật này, người đã yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện và những người khác có liên quan có quyền yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện đối với tài sản đang bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

2. Người yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện phải gửi đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện.

3. Đơn yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

b) Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;

c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện;

d) Biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện yêu cầu hủy bỏ việc áp dụng;

đ) Căn cứ yêu cầu Tòa án huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện;

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của Dự thảo ----

  • Tham khảo thêm

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM