Hội chứng lông rậm ở phụ nữ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Lông rậm ở phụ nữ là tình trạng lông tóc mọc quá nhiều trên cơ thể và mặt. Tất cả phụ nữ đều có lông trên mặt và cơ thể, nhưng chúng thường mảnh và sáng màu. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm cách nào để chữa trị bệnh hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng lông rậm ở phụ nữ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Lông rậm ở phụ nữ là tình trạng gì?

Lông rậm ở phụ nữ là tình trạng lông tóc mọc quá nhiều trên cơ thể và mặt. Tất cả phụ nữ đều có lông trên mặt và cơ thể, nhưng chúng thường mảnh và sáng màu.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng lông rậm ở phụ nữ là gì?

Bạn rất dễ dàng nhận ra bệnh với dấu hiệu lông mọc quá nhiều trên mặt.

Lông mọc quá mức và không mong muốn trên mặt và cơ thể là một quá trình lâu dài đầy khó khăn. Hầu hết phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố đều đáp ứng tốt với phương pháp điều trị, nhưng lông có thể mọc lại nếu lượng hormone vượt quá kiểm soát, điều này có thể gây mất tự tin, lúng túng, xấu hổ.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng lông rậm ở phụ nữ?

Sự mất cân bằng nội tiết tố chính là nguyên nhân chính gây ra lông rậm ở phụ nữ. Các nguyên nhân như hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS), hormone kích thích khác, một số loại thuốc nhất định hoặc rối loạn tuyến thượng thận có thể làm lông mọc không mong muốn trên mặt. Ở một số trường hợp hiếm gặp, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do khối u hoặc ung thư tuyến thượng thận hoặc buồng trứng gây ra.

Trong một số ít trường hợp, các nguyên nhân gây ra tình trạng lông rậm ở phụ nữ bao gồm:

Thuốc, chẳng hạn như minoxidil, dùng để điều trị huyết áp cao; Hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh, có yếu tố di truyền ảnh hưởng đến tuyến thượng thận (nơi sản xuất hormone giới tính); Hội chứng Cushing (bệnh rối loạn nội tiết tố hiếm); Thừa cân hoặc béo phì; Khối u ở buồng trứng.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc tình trạng lông rậm ở phụ nữ?

Phụ nữ có lông mọc trên mặt quá mức do tỉ lệ hormone nam trong người cao hơn bình thường.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng lông rậm ở phụ nữ?

Bác sĩ sẽ dựa bào bệnh sử của bạn để chẩn đoán bệnh. Bạn cần nói với bác sĩ về việc dùng thuốc của mình để có thể tìm ra được nguyên nhân. Bạn cũng cần làm xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone.

Siêu âm hoặc chụp MRI buồng trứng và tuyến thượng thận sẽ giúp phát hiện ra các khối u hoặc u nang.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng lông rậm ở phụ nữ?

Một số phương pháp được điều trị tình trạng này bao gồm:

Cạo lông: việc này rất nhanh chóng và dễ dàng, nhưng bạn sẽ phải thực hiện hàng ngày và có thể gặp phiền toái ở mỗi lần cạo; Waxing: sẽ hiệu quả nếu sử dụng thường xuyên, nhưng có thể gây đau đớn và sưng đỏ; Tẩy trắng: có thể làm phai màu lông trong thời gian ngắn; Các loại kem tẩy lông: đây có thể là giải pháp lâu dài để điều trị tình trạng này thay vì sử dụng cạo, waxing hoặc tẩy trắng; Tia điện: giúp tiêu diệt các tế bào lông và loại bỏ vĩnh viễn tế bào. Phương pháp này cần phải thực hiện nhiều lần trong thời gian dài, có thể gây đau và biến đổi sắc tố da; Tẩy lông bằng laser: chùm tia sáng mạnh có tác dụng triệt trong vòng một vài tháng; Một số loại thuốc tránh thai.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng lông rậm ở phụ nữ?

Bạn cần một liệu trình điều trị lâu dài khi lông mọc quá mức trên mặt và cơ thể, điều này có thể khiến bạn mất tự tin, lúng túng, xấu hổ. Những lời tư vấn và hỗ trợ từ bạn bè và gia đình có thể giúp bạn đối phó với tình trạng này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh lông rậm ở phụ nữ, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM