QCVN 01:2019/BCT quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, tiền chất thuốc nổ

QCVN 01:2019/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019. Quy chuẩn này thay thế Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp số QCVN 02:2008/BCT và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm và nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp số QCVN 01:2012/BCT. Mời các bạn cùng tham khảo 

QCVN 01:2019/BCT quy chuẩn về an toàn trong sản xuất, tiền chất thuốc nổ

QCVN 01:2019/BCT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, THỬ NGHIỆM, NGHIỆM THU, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, TIÊU HỦY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO QUẢN TIỀN CHẤT THUỐC NỔ

National technical regulation on safety in the process of producing, testing, performing check and acceptance, storage, transportation, use, disposal of industrial explosive materials and storage of explosive precursors

LỜI NÓI ĐẦU

QCVN 01:2019/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019.

Quy chuẩn này thay thế Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp số QCVN 02:2008/BCT và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm và nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp số QCVN 01:2012/BCT.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT, THỬ NGHIỆM, NGHIỆM THU, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, TIÊU HỦY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO QUẢN TIỀN CHẤT THUỐC NỔ

National technical regulation on safety in the process of producing, testing, performing check and acceptance, storage, transportation, use, disposal of industrial explosive materials and storage of explosive precursors

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; bảo quản tiền chất thuốc nổ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan tới vật liệu nổ công nghiệp, bảo quản tiền chất thuốc nổ trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn trong Quy chuẩn này được áp dụng phiên bản được nêu ở dưới đây. Trường hợp tài liệu viện dẫn đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, áp dụng phiên bản mới nhất.

  • QCVN 06:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.
  • QCVN 01:2011/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò.
  • QCVN 06:2012/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dây dẫn tín hiệu nổ.
  • QCVN 07:2012/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kíp nổ vi sai phi điện.
  • QCVN 01:2014/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp bằng thiết bị di động.
  • QCVN 02:2015/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các loại kíp nổ điện.
  • QCVN 03:2015/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kíp nổ đốt số 8.
  • QCVN 04:2015/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dây nổ chịu nước.
  • QCVN 06:2015/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dây cháy chậm.
  • TCVN 7447-4-41:2010 (IEC 60364-4-41:2005) - Hệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phần 4-41: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống điện giật.
  • TCVN 7191:2002 (ISO 4866:1990) - Rung động và chấn động cơ học - Rung động đối với các công trình xây dựng - Hướng dẫn đo rung động và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến các công trình xây dựng.
  • TCVN 7878-1:2008 (ISO 1996-1:2003) - Âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường - Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương pháp đánh giá.
  • TCVN 6570:2005 - Thuốc nổ an toàn dùng trong hầm lò có khí mêtan - Phương pháp thử khả năng nổ an toàn.
  • TCVN 6911:2005 - Kíp nổ điện an toàn dùng trong hầm lò có khí mêtan - Phương pháp thử khả năng nổ an toàn.
  • TCVN 6421:1998 - Vật liệu nổ công nghiệp - Xác định khả năng sinh công bằng cách đo sức nén trụ chì.
  • TCVN 6422:1998 - Vật liệu nổ công nghiệp - Xác định tốc độ nổ.
  • TCVN 6423:1998 - Vật liệu nổ công nghiệp - Xác định khả năng sinh công bằng bom chì (phương pháp Trauzel).
  • TCVN 6424:1998 - Vật liệu nổ công nghiệp - Xác định khả năng sinh công bằng con lắc xạ thuật.
  • TCVN 6425:1998 - Vật liệu nổ công nghiệp - Xác định khoảng cách truyền nổ.
  • TCVN 3890:2009 - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
  • TCVN 2622-1995 - Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình, yêu cầu thiết kế.
  • TCVN 4513-1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 7336: 2003 - Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống Sprinkler - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
  • TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

Điều 4. Giải thích từ ngữ và từ viết tắt

Trong Quy chuẩn này các từ ngữ và từ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp là quá trình tạo ra thuốc nổ, phụ kiện nổ, bao gồm cả việc chế tạo thuốc nổ ngay tại địa điểm sử dụng, quá trình tái chế, đóng gói dán nhãn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp nhưng không bao gồm việc chia nhỏ, bao gói nhằm tạo ra các lượng nổ theo nhu cầu tại nơi nổ mìn, dán nhãn phụ.

2. Phương pháp kích nổ là cách tiến hành làm nổ lượng thuốc nổ. Theo tên của phương tiện nổ có các phương pháp kích nổ chính sau đây:

a) Kích nổ bằng kíp nổ đốt số 8.

b) Kích nổ bằng kíp điện (kíp nổ điện số 8, kíp nổ điện vi sai; kíp nổ điện vi sai an toàn).

c) Kích nổ bằng dây nổ - kíp.

d) Kích nổ bằng kíp nổ phi điện.

đ) Kích nổ bằng kíp cơ chuyên dùng trong giếng khoan dầu khí.

3. Khoảng cách an toàn là khoảng cách cần thiết nhỏ nhất, theo mọi hướng tính từ vị trí nổ mìn hoặc từ nhà xưởng, kho, phương tiện chứa vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đến các công trình, đối tượng cần bảo vệ để đảm bảo các công trình, đối tượng cần bảo vệ không bị ảnh hưởng quá mức cho phép về chấn động, sóng xung kích trong không khí, đá văng khi nổ mìn hoặc khi có sự cố cháy, nổ phương tiện, nhà xưởng, kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

4. Nổ mìn lỗ khoan lớn là việc làm nổ lượng thuốc nổ đặt trong lỗ khoan có đường kính bằng hoặc lớn hơn 75 mm.

5. Nổ mìn lỗ khoan nhỏ là việc làm nổ lượng thuốc nổ đặt trong lỗ khoan có đường kính nhỏ hơn 75 mm.

6. Thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp là thao tác tại phòng thí nghiệm hoặc khai trường thử nghiệm hoặc địa điểm quy định để xác định các chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật và mức độ rủi ro ở điều kiện thực tế sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

7. Thử nổ công nghiệp vật liệu nổ công nghiệp là quá trình thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp mới sản xuất hoặc nhập khẩu lần đầu tại khai trường thực tế sử dụng sau khi được Hội đồng khoa học nghiệm thu cấp Nhà nước kiểm tra các chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật trong phòng thí nghiệm.

8. Nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp là quá trình xác định chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật, chất lượng sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp so với các chỉ tiêu của sản phẩm đã được công bố phù hợp với quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn.

9. Dây cháy chậm là sản phẩm gồm lõi thuốc nổ đen được bao quanh bằng các lớp giấy, sợi hoặc lớp vải dệt và chất chống thấm; khi đốt dây sẽ cháy lõi thuốc nổ đen bên trong với tốc độ ổn định. Dây cháy chậm dùng để truyền tia lửa kích nổ kíp nổ đốt.

10. Dây nổ là sản phẩm gồm lõi thuốc nổ mạnh được bao quanh bằng các lớp sợi, bên ngoài được bọc một lớp vỏ chống thấm. Dây nổ dùng để truyền sóng nổ và kích nổ trực tiếp lượng thuốc nổ có độ nhạy cao về kích nổ.

11. Kíp nổ là sản phẩm gồm vỏ và bên trong chứa thuốc nổ sơ cấp (có độ nhạy cao với xung nhiệt, cơ), thuốc nổ thứ cấp (công suất lớn) có thể kích nổ lượng thuốc nổ có độ nhạy cao về kích nổ.

12. Mồi nổ là lượng thuốc nổ trung gian có tốc độ nổ ≥ 5.500 m/s nhạy nổ với kíp hoặc dây nổ, có tác dụng tăng cường xung lượng nổ để kích nổ lượng thuốc nổ chính.

13. Ngòi mìn là sản phẩm gồm một đoạn dây cháy chậm gắn cố định với kíp nổ đốt số 8.

14. Mìn mồi gồm mồi nổ hoặc thỏi thuốc nổ (nhạy với kíp nổ hoặc dây nổ) được gắn với kíp nổ hoặc dây nổ dùng để kích nổ lượng thuốc nổ.

15. VLNCN là từ viết tắt của vật liệu nổ công nghiệp.

16. PCCC là từ viết tắt của phòng cháy và chữa cháy.

17. Lô sản phẩm VLNCN là số lượng sản phẩm VLNCN có chất lượng đạt yêu cầu theo quy định, được nhập khẩu hoặc được sản xuất từ cùng một nguồn nguyên liệu giống nhau về chỉ tiêu đặc tính kỹ thuật, trên cùng dây chuyền, thiết bị trong một khoảng thời gian xác định.

18. Vật liệu nổ dùng trong thăm dò, khai thác dầu khí là các sản phẩm được chế tạo chỉ để sử dụng trong giếng khoan dầu khí, bao gồm: Đạn đục lỗ các loại; kíp điện không chịu nước các loại; kíp nổ an toàn với tần số Radio (RF-Safe); mồi nổ điện (Ignitor); mồi nổ cơ (Percussion Initiator); mồi cháy chậm (Time Delay); khuếch đại nổ (Booster); dây nổ không chịu áp suất; dây nổ chịu áp suất; đạn cắt ngang các loại (Tubing/Casing cutter); đạn cắt dọc các loại (Split shot); đạn cắt cần khoan các loại (Drill Collar severing tools); đạn cháy tạo áp suất (Power charges); đạn cho bộ cắt cần khai thác bằng hóa chất (Chemical Tubing cutter); đạn vỡ vỉa (stimulation).

19. Nổ mìn bằng cáp địa vật lý là phương pháp kích nổ mìn bằng “điện - điện từ” thông qua cáp địa vật lý để khởi nổ hệ thống vật liệu nổ dùng trong dầu khí được lắp ráp với cáp địa vật lý, thả xuống độ sâu yêu cầu.

20. Nổ mìn sử dụng cần khoan (TCP-Tubing Conveyed Perforating) là phương pháp tạo áp suất thủy lực hoặc dùng cần đập kích nổ trực tiếp kíp cơ để khởi nổ hệ thống vật liệu nổ dùng trong dầu khí được lắp rắp trong cần khoan hoặc ống khai thác đã được đưa xuống độ sâu yêu cầu.

Điều 5. Yêu cầu chung

1. Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kho bảo quản VLNCN phải đảm bảo khoảng cách an toàn tới các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo quy định tại khoản 7 Điều này.

2. Việc đầu tư, xây dựng, sửa chữa cải tạo cơ sở sản xuất VLNCN; kho bảo quản VLNCN, tiền chất thuốc nổ phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, bảo vệ môi trường, an toàn và PCCC.

3. VLNCN được phân loại theo mức độ nguy hiểm và yêu cầu an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng theo quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này.

4. Nhãn hàng hóa

a) Bao bì, thùng chứa VLNCN phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật trước khi đưa vào lưu thông, sử dụng tại Việt Nam.

b) VLNCN an toàn sử dụng cho các mỏ hầm lò có khí, bụi nổ phải có bao gói hoặc các dải bọc màu vàng, màu cam hoặc màu vàng cam để phân biệt với các loại VLNCN khác.

5. Kỹ thuật an toàn

a) Kho, phương tiện bảo quản, vận chuyển VLNCN phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với yêu cầu an toàn trong bảo quản, vận chuyển đối với từng nhóm VLNCN.

Trường hợp trong cùng một kho hoặc phương tiện chứa nhiều nhóm VLNCN khác nhau, phải lựa chọn các biện pháp an toàn của nhóm VLNCN có yêu cầu bảo quản, vận chuyển với mức độ an toàn cao nhất để phục vụ thiết kế, xây dựng kho hoặc phương tiện chứa, vận chuyển VLNCN. Nguyên tắc chọn nhóm đại diện tuân theo quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này.

b) Cho phép bảo quản, vận chuyển chung các loại VLNCN cùng nhóm tương thích theo quy định tại Phụ lục 1 của Quy chuẩn này.

Việc vận chuyển các loại VLNCN khác nhóm trên cùng một phương tiện vận chuyển phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Quy chuẩn này.

c) Phải thực hiện các biện pháp an toàn khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng loại VLNCN nhạy nổ với các nguồn năng lượng điện, cảm ứng điện và tĩnh điện gây ra từ các nguồn thu, phát sóng điện từ tần số radio, giông sét, đường dây điện cao áp hoặc dòng điện lạc. Các biện pháp bao gồm:

- Ngừng hoàn toàn công tác nạp, nổ mìn khi phát hiện có giông, bão, sấm chớp;

- Nối ngắn mạch dây kíp điện hoặc đường dây dẫn của mạng nổ mìn điện khi đã đấu nối toàn mạng nổ;

- Tiếp đất các thiết bị cơ giới nạp thuốc nổ xuống lỗ khoan;

- Khi bảo quản phải để trong các hòm có vỏ bọc kim loại và được lót bằng các loại vật liệu mềm không phát sinh tia lửa, tĩnh điện;

- Kiểm tra và loại trừ sự xâm nhập của dòng điện lạc, dòng cảm ứng điện từ trường vào mạng nổ mìn điện;

- Không được sử dụng thiết bị thu, phát sóng điện từ tần số radio trong phạm vi khoảng cách quy định tại Phụ lục 6 của Quy chuẩn này.

d) Chỉ được sử dụng VLNCN đảm bảo các yêu cầu an toàn trong các mỏ hầm lò có nguy cơ phát sinh khí, bụi nổ, khí độc. Trong hầm lò chưa được thông gió, chỉ được sử dụng loại VLNCN không sinh ra lớn hơn 150 l khí độc (quy đổi theo khí CO) khi nổ 01 kg VLNCN.

6. Làm việc, tiếp xúc với VLNCN

a) Chỉ những người đủ điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, PCCC, ứng phó sự cố trong hoạt động VLNCN được thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động VLNCN. Khi làm việc với VLNCN mới, người liên quan đến làm việc, tiếp xúc phải được hướng dẫn về các tính chất, biện pháp an toàn khi tiếp xúc, làm việc với VLNCN mới.

b) Không để VLNCN bị va đập, xô đẩy hoặc chịu nhiệt độ cao hơn mức quy định của nhà sản xuất. Không đẩy, ném, kéo lê hòm có chứa VLNCN. Không được kéo căng hoặc cắt ngắn dây dẫn của kíp điện, kéo căng, thắt nút hoặc để dây tín hiệu của kíp phi điện chồng lên nhau hoặc chồng lên dây nổ. Không được chọc vào kíp nổ và không được sửa chữa kíp điện, kíp phi điện thành kíp nổ đốt.

c) Không được hút thuốc hoặc sử dụng ngọn lửa trần cách vị trí để VLNCN nhỏ hơn 50 m. Không được mang theo người các loại dụng cụ có khả năng phát ra tia lửa (diêm, bật lửa) hoặc các loại thiết bị, phương tiện thu, phát sóng điện từ tần số radio (điện thoại di động, máy thu phát sóng FM) khi làm việc, tiếp xúc với VLNCN. Chỉ người được phân công đốt dây cháy chậm được mang theo dụng cụ lấy lửa khi làm nhiệm vụ.

d) Dụng cụ để đóng, mở các hòm VLNCN phải làm bằng vật liệu không phát ra tia lửa khi sử dụng. Không được đi giày có đế đóng bằng đinh sắt hoặc đóng cá sắt khi tiếp xúc với thuốc nổ đen.

đ) Người áp tải hoặc bảo vệ VLNCN trong quá trình bảo quản, vận chuyển được trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định pháp luật.

7. Khoảng cách an toàn

a) Để bảo vệ nhà, công trình không bị phá hủy do chấn động nổ mìn gây ra, phải xác định khoảng cách an toàn theo quy định tại Phụ lục 7 của Quy chuẩn này.

b) Khoảng cách an toàn về truyền nổ đối với nhà kho VLNCN hoặc các bãi chứa VLNCN ngoài trời được xác định theo quy định tại Phụ lục 7 của Quy chuẩn này.

Khoảng cách an toàn về truyền nổ phải chọn giá trị lớn nhất trong số các giá trị khoảng cách truyền nổ và không được nhỏ hơn khoảng cách an toàn về PCCC.

c) Để bảo vệ cho người, công trình do tác động của sóng xung kích trong không khí khi nổ mìn gây ra, khoảng cách an toàn phải được xác định theo quy định tại Phụ lục 7 của Quy chuẩn này.

d) Khoảng cách an toàn về đá văng được xác định theo thiết kế hoặc hộ chiếu nổ mìn. Tại khu đất trống khoảng cách về đá văng không được nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 1.

Khoảng cách an toàn đối với người phải chọn giá trị lớn nhất trong hai loại khoảng cách an toàn về sóng xung kích trong không khí và an toàn về đá văng.

Bảng 1. Khoảng cách an toàn do đất, đá văng khi nổ mìn

Chú thích:

(1) Tổng khối lượng các phát mìn ốp nổ đồng thời (bằng dây nổ hoặc kíp điện nổ tức thời) không được vượt quá 20 kg;

(2) Khi nổ ở sườn núi, đồi thì bán kính vùng nguy hiểm theo hướng văng xuống phía dưới không được nhỏ hơn 300 m;

(3) Để đề phòng các tàu thuyền đi vào vùng nguy hiểm khi nổ mìn đào đáy sông hồ phải để phao tín hiệu ở phía thượng lưu và hạ lưu cách ranh giới vùng nguy hiểm không nhỏ hơn 200 m. Trường hợp sông hồ có các bè tre, gỗ đi lại thì phao tín hiệu phía thượng lưu phải đặt cách giới hạn vùng nguy hiểm không nhỏ hơn 500 m. Về mùa nước lũ phao tín hiệu ở phía thượng lưu phải đặt cách ranh giới vùng nguy hiểm là 1.500 m;

(4) Trong bản thiết kế nổ mìn (đặc biệt là khi nổ mìn trong vùng có dân cư và trong mặt bằng thi công xây dựng) phải có một phần riêng đề cập đến các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người;

(5) Bán kính vùng nguy hiểm có thể giảm xuống 15 m sau khi hạ thiết bị xuống lỗ khoan hoặc giếng khoan đến độ sâu hơn 60 m.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của  QCVN 01:2019/BCT ----

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM