QCVN 18: 2018 / BGTVT quy chuẩn về kiểm tra, nghiệm thu toa xe khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu

QCVN 18: 2018/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 30/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo 

QCVN 18: 2018 / BGTVT quy chuẩn về kiểm tra, nghiệm thu toa xe khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu

QCVN 18: 2018 / BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KIỂM TRA, NGHIỆM THU TOA XE KHI SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU

National technical regulation on acceptance test of manufactured, assembled and imported railway cars

Lời nói đầu

QCVN 18: 2018/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 30/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018.

Quy chuẩn này thay thế Quy chuẩn QCVN 18:2011/BGTVT được ban hành theo Thông tư số 67/2011/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KIỂM TRA, NGHIỆM THU TOA XE KHI SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU

National technical regulation on acceptance test of manufactured, assembled and imported railway cars

1  Quy định chung

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về yêu cầu chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong kiểm tra, nghiệm thu toa xe sản xuất, lắp ráp mới và nhập khẩu để khai thác trên mạng đường sắt sau đây:

- Đường sắt quốc gia;

- Đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia;

- Đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia có đi qua khu dân cư, giao cắt với đường bộ.

- Đường sắt đô thị.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động thiết kế, sản xuất, lắp ráp mới, nhập khẩu toa xe.

1.3  Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1.  Thuật ngữ đối với toa xe chạy trên mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia có đi qua khu dân cư, giao cắt với đường bộ

1.3.1.1. Toa xe khách là toa xe dùng để chở khách và toa xe phục vụ như toa xe ghế ngồi, toa xe giường nằm, toa xe hàng ăn, toa xe hành lý, toa xe bưu vụ, toa xe phát điện.

1.3.1.2. Toa xe hàng là toa xe dùng để chở hàng và toa xe phục vụ công tác chạy tàu như toa xe có mui, toa xe thành cao, toa xe thành thấp, toa xe mặt bằng, toa xe mặt võng, toa xe xi téc, toa xe chuyên dùng, toa xe trưởng tàu.

1.3.1.3. Tốc độ cấu tạo toa xe là tốc độ vận hành lớn nhất theo thiết kế được hạn chế bởi điều kiện an toàn và độ bền kết cấu mà toa xe có thể vận hành ổn định liên tục.

1.3.1.4. Số chỗ là số chỗ giành cho hành khách được quy định với từng loại toa xe.

1.3.1.5. Người khuyết tật là người khiếm thính, khiếm thị và người khuyết tật vận động.

1.3.1.6. Người đi xe lăn là người khuyết tật vận động không có khả năng đi lại được phải sử dụng xe lăn.

1.3.1.7. Ghế ngồi dành cho người khuyết tật là ghế dành cho người khuyết tật đi tàu được thiết kế phù hợp với quy định.

1.3.1.8. Khu vực cho người khuyết tật là khu vực có các chỗ ngồi hoặc giường nằm dành riêng cho người khuyết tật đi tàu.

1.3.1.9. Độ tương phản là mức độ phản xạ ánh sáng do sự khác biệt về màu sắc của bề mặt các bộ phận hoặc thiết bị trên toa xe khách.

1.3.1.10. Phòng hành khách là phần bên trong toa xe khách dành cho hành khách đi tàu, không bao gồm phòng vệ sinh, phòng rửa mặt, hành lang và lối cửa ra vào.

1.3.1.11. Xe lăn chuẩn là xe lăn có người ngồi và có kích thước đường bao như Hình 1.

Hình 1: Xe lăn chuẩn

1.3.1.12. Hệ thống neo giữ xe lăn là hệ thống giữ không cho xe lăn tự di chuyển trong chỗ để xe lăn.

1.3.1.13. Cầu dẫn lên xuống toa xe là cơ cấu lắp trên toa xe tạo thành cầu để người dùng xe lăn có thể lên, xuống toa xe.

1.3.1.14. Bàn nâng xe lăn là thiết bị chuyên dùng để đưa người đi xe lăn lên xuống toa xe tại các nhà ga.

1.3.1.15. Tải trọng trục thiết kế là trọng lượng lớn nhất cho phép chịu đựng của trục xe.

1.3.1.16. Kiểm tra thử dột là hình thức kiểm tra độ kín nước toa xe có mui, được thực hiện khi đã hàn xong kết cấu thép mui và thành xe.

1.3.1.17. Kiểm tra thử hắt là hình thức kiểm tra độ kín nước toa xe có mui được thực hiện khi chế tạo hoàn chỉnh toa xe nhằm kiểm tra độ kín nước hoàn toàn của kết cấu mui (mái) xe, các cửa sổ, cửa thông gió và các chi tiết che đậy khác.

1.3.1.18. Thiết bị vệ sinh tự hoại: là thiết bị vệ sinh có bộ phận lưu giữ, xử lý các chất thải rắn và chất thải lỏng trước khi xả ra môi trường.

1.3.2. Thuật ngữ đối với toa xe đường sắt đô thị

1.3.2.1. Toa xe đường sắt đô thị là phương tiện chuyên chở hành khách vận hành trên đường sắt đô thị.

1.3.2.2. Độ cao mặt sàn xe là khoảng cách thẳng đứng ngắn nhất tính từ mặt ray đến mặt sàn toa xe.

1.3.2.3. Tự trọng là trọng lượng toa xe ở trạng thái không tải.

1.3.2.4. Tải trọng là trọng lượng lớn nhất của hành khách và hành lý mà toa xe được phép chuyên chở.

1.3.2.5. Khu vực ưu tiên là khu vực dành riêng cho hành khách là người già, phụ nữ có thai, trẻ em và người khuyết tật.

1.3.2.6. Khoảng cách hãm là khoảng cách tính từ vị trí khi hệ thống máy tính trên tàu điều khiển hãm hoặc người lái tàu tác dụng hãm đến vị trí tàu dừng, đơn vị tính là mét (m).

1.3.2.7. Thiết bị hãm an toàn là thiết bị hãm độc lập với hệ thống hãm thông thường. Thiết bị này được sử dụng để dừng đoàn tàu trong trường hợp hệ thống hãm thông thường bị hỏng.

1.3.2.8. Mạng điện tiếp xúc trên cao là hệ thống dây dẫn điện và hệ thống đỡ dây chạy dọc đường sắt để cung cấp điện năng cho tàu.

1.3.2.9. Tiếp điện ray thứ 3 là phương thức cấp điện liên tục cho tàu thông qua ray dẫn điện được đặt dọc theo hoặc giữa các ray của đường sắt.

1.3.2.10. Thiết bị lấy điện là thiết bị lắp trên toa xe dùng để lấy điện từ mạng điện tiếp xúc trên cao hoặc tiếp điện ray thứ 3.

1.3.2.11. Mạch điện chính là mạch cấp điện cho động cơ điện kéo, mạch khởi động và thiết bị điều khiển lắp trên toa xe.

1.3.2.12. Mạch điện phụ là mạch cấp điện cho các máy điện phụ như máy nén khí, quạt thông gió, máy điều hòa không khí...

1.3.2.13. Mạch điện điều khiển là mạch điện dùng để điều khiển các thiết bị trong mạch điện động lực và mạch điện phụ làm việc.

1.3.3. Thiết kế lần đầu là thiết kế có tính năng, kết cấu, vật liệu mới được áp dụng lần đầu tại Việt Nam có ảnh hưởng tới an toàn vận hành.

1.3.4. Độ rọi (E) là tỷ số giữa quang thông tới một phần tử bề mặt chứa điểm cho trước với diện tích phần tử bề mặt đó.

1.3.5. Độ rọi trung bình (Etb) là trị số trung bình của độ rọi tại các điểm đo trong toa xe.

1.3.6. Độ rọi đều là tỷ số giữa độ rọi tại điểm đo chiếu sáng kém nhất và độ rọi trung bình.

1.3.7. Lux kế là dụng cụ đo độ rọi.

1.3.8. Mêgaôm kế là dụng cụ đo điện trở cách điện.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của QCVN 18: 2018/BGTVT  ----

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM