10 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 8 năm 2021-2022 có đáp án

Luyện tập với 10 đề thi giữa HK1 môn Lý 8 năm 2021-2022 có đáp án giúp bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. 

10 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 8 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 Vật lý 8

A. Lý thuyết

1. Chuyển động – vận tốc  

- Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc, gọi là chuyển động cơ học.

- Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc, vì vậy chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.

- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

- Công thức vận tốc:

\({v = \frac{s}{t}}\)

Trong đó:

s: quãng đường đi đường

t: thời gian để đi hết quãng đường đó

v: vận tốc

- Đơn vị vận tốc hợp pháp là:  và  .

- Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.

- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được xác định theo công thức:

\({v_{tb}} = \frac{s}{t}\)

Trong đó:

s: quãng đường đi được;

t: thời gian để đi hết quãng đường đó.

\({v_{tb}}\): vận tốc trung bình

2. Lực – Quán tính

- Lực là một đại lượng vec-tơ vừa có độ lớn, phương và chiều.

- Để biểu diễn vec-tơ lực người ta dùng 1 mũi tên có:

            + Gốc: là điểm mà lực tác dụng lên vật. (Gọi là điểm đặt của lực)

            + Phương và chiều: là phương và chiều của lực.

            + Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỷ xích cho trước.

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều.

- Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục truyển động thẳng đều.

- Quán tính đặc trưng cho xu thế giữ nguyên vận tốc. Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì có quán tính.

- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt, không lăn khi vật chịu tác dụng của lực khác.

B. Giải thích hiện tượng

Câu 1:  Hành khách ngồi trên ô tô đang rời khỏi bến:

            a. So với bến xe thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?

            b. So với ô tô thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?

Câu 2: Tại sao vỏ bánh xe có rãnh?

Câu 3: Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía nào? Vì sao?

Câu 4: Vì sao khi cán búa lỏng, người ta có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất, em hãy giải thích vì sao?

Câu 5: Tại sao đi giày gót nhọn dễ bị lún hơn gót bằng?

Câu 6: Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao?

Câu 7: Vì sao container lại có nhiều bánh xe hơn ô tô? Vì sao xe tăng, xe máy kéophải chạy bằng xích?

C. Bài tập 

Bài 1: Một học sinh đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 150m. Trong 60m đầu tiên học sinh đó đi hết nửa phút, đoạn đường còn lại hết 20 giây. Tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn dốc và trên cả đoạn đường dốc đó?

Bài 2: Một ô tô có khối lượng 2 tấn nằm yên trên mặt đường nằm ngang. Hãy kể

tên các lực tác dụng lên xe và biểu diễn các lực đó theo tỉ xích 1cm ứng với 10.000N.

Bài 3:  Biểu diễn các vectơ lực sau đây:

a. Trọng lực của một vật có khối lượng 15kg (tỉ xích tùy chọn).

b. Lực kéo một vật có độ lớn 500N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 1cm ứng với 100N.

Bài 4: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường AB dài 135km.  Trong nửa quãng đường đầu ô tô chuyển động với vận tốc v1 = 45 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc v2 = 50km/h. Tính vận tốc trung bình của trên cả quãng đường AB.

Bài 5: Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1phút 40s; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100s. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường là bao nhiêu?

Bài 6: Một vận động viên đua xe địa hình trên chặng đường AB gồm 3 đoạn: đường bằng, leo dốc và xuống dốc.Trên đoạn đường bằng xe chạy với vận tốc 45km/h trong 20 phút. Trên đoạn leo dốc xe chạy hết 30 phút, xuống dốc xe chạy hết 10 phút. Biết vận tốc trung bình khi leo dốc bằng 1/3 vận tốc trên đoạn đường bằng.Vận tốc xuống dốc gấp 4 lần vận tốc khi leo dốc. Tính độ dài chặng đường AB.

Bài 7: Một người đi xe máy từ Bà Rịa đến Long Hải. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường đầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là 36km/h.

Bài 8: Biểu diễn các véctơ lực sau đây:

a/ Trọng lực của một vật có khối lượng là 15kg, với tỷ lệ xích tuỳ chọn.

b/ Lực kéo của một xà lan 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỷ lệ xích 1cm ứng với 500N

c/ Lực kéo tác dụng lên vật có điểm đặt là A, phương hợp với phương nằm ngang 1 góc 300, chiều hướng lên trên, độ lớn của lực là 100N, với tỷ lệ xích tuỳ chọn.

Bài 9: Một vật nặng 2kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Hãy xác định các lực tác dụng lên vật và biểu diễn các lực ấy. Các lực tác dụng lên vật có đặc điểm gì?

Bài 10: Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết đường Hà Nội – Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s?

2. Đề thi giữa học kì 1 Vật lý 8

2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 8 - Số 1

TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì

A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.

B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.

D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.

C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.

Câu 2: Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài 1km, trong thời gian 30 phút. Vận tốc trung bình của người đó là

A. 5 km/h                    B. 15 km/h      C. 2 km/h                    D. 2/3 km/h

Câu 3: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là

A. ma sát trượt.                                                         B. ma sát nghỉ.                        

C. ma sát lăn.                                                             D. lực quán tính.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Viên bi lăn trên cát.                                                B. Bánh xe đạp chạy trên đường.

C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.           D. Khi viết phấn trên bảng.

Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

A. \(p = \frac{F}{S}\)                                 B. \(p = F.s\)                              

C. \(p = \frac{P}{S}$\)                               D. \(p = d.V$\)

Câu 6: Chuyển động cơ học là:

A. sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác

B. sự thay đổi phương chiều của vật

C. sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác

D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác

Câu 7: Dạng chuyển động của đầu van xe đạp so với người đứng bên đường là:

A. Chuyển động thẳng

B. Chuyển động cong     

C. Chuyển động tròn

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 8: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng.

A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.

B. Bánh xe khi xe đang chuyển động.

C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống.

D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 150 m hết 50 giây. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp quãng đường nằm ngang dài 100 m hết 40 giây.

a. Tính vận tốc của xe trên từng quãng đường.

b. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường.

Câu 2:

Chuyển động cơ là gì? Vì sao nói chuyển động có tính chất tương đối? Hãy lấy một ví dụ minh họa.

Câu 3:

a/ Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ chuyển động như thế nào?

b/ Biểu diễn lực kéo 150 000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (Tỉ xích 1cm ứng với 50 000N).

ĐÁP ÁN

PHẦN

Nội dung đáp án

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Chọn đáp án B

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.

Câu 2. Chọn đáp án C

 

Câu 3. Chọn đáp án C

Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là ma sát lăn

Câu 4. Chọn đáp án D

Khi viết phấn trên bảng xuất hiện lực ma sát trượt.

Câu 5. Chọn đáp án A

Công thức tính áp suất là

Câu 6. Chọn đáp án C

Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

Câu 7. Chọn đáp án D

Chuyển động của đầu van xe đạp so với người đứng bên đường là chuyển động phức tạp trong đó có sự kết hợp của chuyển động thẳng và chuyển động cong.

Câu 8. Chọn đáp án C

Chuyển động của viên phấn rơi từ trên cao xuống là chuyển động thẳng.

Các chuyển động: chiếc lá rơi, bánh xe khi xe đang chuyển động, một viên đá được ném theo phương nằm ngang là các chuyển động cong.

II. Tự luận

 

Câu 1

- Tóm tắt: S1 = 150m; t1 = 50s

                S2 = 100m; t2 = 40s

                Hỏi: a. v1 = ?; v2 = ?   b. VTB = ?

- Vận tốc của xe trên đoạn đường đầu là:

v1 = S1 : t1 = 150 : 50 = 3 m/s

- Vận tốc của xe trên đoạn đường sau là:

v2 = S2 : t2 = 100 : 40 = 2,5 m/s

- Tốc độ trung bình của xe trên cả 2 quãng đường là:

 = 250 : 90 =25/9 (2,78)m/s

ĐS: v1 = 3m/s; v2 = 2,5 m/s; vTB = 25/9 m/s

Câu 2

- Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.

- Chuyển động có tính chất tương đối vì một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.

- Ví dụ: Người lái tàu hỏa chuyển động so với ga tàu nhưng đứng yên so với hành khách ngồi trên tàu.

Câu 3

- Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

- Biểu diễn lực kéo 150 000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ xích 1 cm ứng với 50 000 N.

2.2. Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 8 - Số 2

TRƯỜNG THCS TRẦN KIỆT

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Dạng chuyển động của quả bom được thả ra từ máy bay ném bom B52 là

A. chuyển động thẳng.                        B. chuyển động cong.

C. chuyển động tròn.              D. vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng.

Câu 2: Phương án nào sau đây không đúng với tình huống: Một con tàu đang lướt sóng trên biển.

A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu.

B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước.

C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển.

D. Tàu đang chuyển động so với người lái tàu.

Câu 3: Công thức tính vận tốc là

A. \(v = \frac{t}{S} \)                  B. \(v = \frac{S}{t} \)                             

C. \(v = S.t \)                   D. \(v = \frac{s}{m} \)

Câu 4: Một ô tô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, vật mốc nào thì ô tô xem là chuyển động? Hãy chọn câu đúng:

A. Bến xe                                                                    B. Một ô tô khác đang rời bến

C. Một ô tô khác đang đậu trong bến             D. Cột điện trước bến xe

Câu 5: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?

A. m/s              B. km/h                       C. kg/m3                      D. m/phút

Câu 6: 72km/h tương ứng bao nhiêu m/s. Hãy chọn câu đúng:

A. 15m/s                      B. 25m/s                      C. 20m/s                      D. 30m/s

---Để xem tiếp nội dung từ phần đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.3. Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 8 - Số 3

TRƯỜNG THCS CẦU KIỆU

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Viên bi lăn trên cát.                                                B. Bánh xe đạp chạy trên đường.

C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.           D. Khi viết phấn trên bảng.

Câu 2: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

A. \(p = \frac{F}{S}\)                              B. \(p = F.s\)                              

C. \(p = \frac{P}{S}\)                               D. \(p = d.V\)

Câu 3: Dạng chuyển động của viên đạn được bắn ra từ khẩu súng AK là:

A. Chuyển động thẳng

B. Chuyển động cong

C. Chuyển động tròn

D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng

Câu 4: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng?

A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc.

B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc.

C. Có phương vuông góc với với vận tốc.

D. Có phương bất kỳ so với vận tốc.

Câu 5: Hãy cho biết: 15 m/s = ? km/h

A. 36 km/h                           B. 0,015 km/h                         C. 72 km/h                      D. 54 km/h

Câu 6: Đơn vị của áp lực là

A. N/m2                                          B. Pa                                       C. N                                D. N/cm2

---Để xem tiếp nội dung từ phần đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.4. Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 8 - Số 4

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếc va li đặt trên giá để hàng. Chiếc va li

A. chuyển động so với thành tàu.                   B. chuyển động so với đầu máy.

C. chuyển động so với người lái tàu.              D. chuyển động so với đường ray.

Câu 2: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Xe đột ngột tăng vận tốc.                                      B. Xe đột ngột giảm vận tốc.

C. Xe đột ngột rẽ sang phải.                                       D. Xe đột ngột rẽ sang trái.

Câu 3: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để

A. tăng ma sát trượt.                                                   B. tăng ma sát lăn.                 

C. tăng ma sát nghỉ.                                                    D. tăng quán tính

Câu 4: Khi có lực tác dụng lên một vật thì … Chọn phát biểu đúng

A. Lực tác dụng lên một vật làm vật chuyển động nhanh lên

B. Lực tác dụng lên một vật làm vật chuyển động chậm lại

C. Lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng và biến đổi chuyển động của vật

D. Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật

Câu 5: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Hành khách nghiêng sang phải.                 B. Hành khách nghiêng sang trái.

C. Hành khách ngã về phía trước.                  D. Hành khách ngã về phía sau.

Câu 6: Hãy chọn câu trả lời đúng: Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là:

A. Toa tầu.                                                                  B. Bầu trời.

C. Cây bên đường.                                                      D. Đường ray.

Câu 7: Dạng chuyển động của quả táo rơi từ trên cây xuống là

A. chuyển động thẳng.               B. chuyển động cong.         

C. chuyển động tròn.                 D. vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng.

Câu 8: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?

A. m/s                                B. km/h                            C. kg/m3                               D. m/phút

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 8 - Số 5

TRƯỜNG THCS NGÔ TẤT TỐ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2

A. \(v = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} \)              B. \(v = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} \)          

C. \(v = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\)          D. \(v = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)

Câu 2: Áp suất phụ thuộc vào

A. phương của lực.                                         B. chiều của lực.                    

C. điểm đặt của lực.                                        D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng về tính tương đối của chuyển động:

A. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.

B. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.

C. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.

D. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.

Câu 4: Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé cùa hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?

A. Người phụ lái đứng yên.                                                  B. Ô tô đứng yên.

C. Cột đèn bên đường đứng yên.                                          D. Mặt đường đứng yên.

Câu 5: Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật là:

A. Hai lực không cân bằng                                                     B. Hai lực cân bằng

C. Quán tính                                                                           D. Khối lượng

Câu 6: Trong các trường hợp sau trường hợp nào vận tốc của vật không thay đổi? Hãy chọn câu đúng nhất?

A. Khi có một lực tác dụng

B. Khi có hai lực tác dụng với độ lớn khác nhau

C. Khi có các lực tác dụng lên vật cân bằng

D. Khi có các lực tác dụng lên vật không cân bằng

Câu 7: Chuyển động cơ học là:

A. sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác

B. sự thay đổi phương chiều của vật

C. sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác

D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác

Câu 8: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?

A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc

B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành

C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ

D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 8 - Số 6

TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?

A. m/s                                B. km/h                            C. N                                     D. m/phút

Câu 2: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1,5h. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là

A. 39 km                            B. 45 km                          C. 2700 km                          D. 10 km

Câu 3: Phương án nào sau đây không đúng với tình huống: Một con tàu đang lướt sóng trên biển.

A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu.

B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước.

C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển.

D. Tàu đang chuyển động so với người lái tàu.

Câu 4: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì

A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.

B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.

D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.

C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.

Câu 5: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Các ô tô chuyển động đối với nhau          

B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà

C. Các ô tô đứng yên đối với nhau

D. Ngôi nhà chuyển động đối với các ô tô

Câu 6: Hình vẽ bên. Câu mô tả nào sau đây đúng

A. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 3N.

B. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ phải sang  trái, độ lớn 15N.

C. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ  trái sang phải, độ lớn 15N.

D. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 1,5N.

Câu 7: Hai lực cân bẳng là:

A. hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

B. hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

C. hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau.

D. hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau.

Câu 8: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không cần tăng ma sát.

A. Phanh xe để xe dừng lại.                B. Khi đi trên nền đất trơn.

C. Khi kéo vật trên mặt đất.               D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy.

-----Còn tiếp-----

2.7. Đề thi giữa HK1 môn môn Vật lý 8 - Số 7

Trường: THCS Bình An

Số câu: 8 câu trắc nghiệm và 3 tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.8. Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 8 - Số 8

Trường: THCS Lê Qúy Đôn

Số câu: 8 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.9. Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 8 - Số 9

Trường: THCS Hồng Bàng

Số câu: 25 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.10. Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 8 - Số 10

Trường: THCS Trần Nhân Tông

Số câu: 25 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:28/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM