Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập các kiến thức đã học trong chương trình giữa HK1 và chuẩn bị cho kì thi sắp tới, eLib xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp từ nhều trường THCS khác nhau trên cả nước, hi vọng sẽ giúp ích hiệu quả trong quá trình học tập của các em.

Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương giữa học kì 1 môn GDCD 8

1.1. Lý thuyết

1.1.1. Tôn trọng lẽ phải

a. Khái niệm:

- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái. Ví dụ: Tố cáo kẻ giết người; giúp công an bắt đối tượng buôn ma túy, chấp hành nghiêm chỉnh luật của nhà nước, chấp hành nội quy của lớp và trường…

- Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.

=> Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.

- Các việc làm vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế tại nơi làm việc, nơi công cộng là những hành vi không tôn trọng lẽ phải.

b. Ý nghĩa:

   Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, gpó phần thúc đẩy xã hội phát triển.

1.1.2. Liêm khiết

a. Khái niệm:

- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ. Ví dụ: Bác sĩ không nhận tiền hối lộ của học sinh, giáo viên không nhận tiền hối lộ của phụ huynh và học sinh…

- Đối lập với liêm khiết là hám danh, ích kỷ.

b. Ý nghĩa:

    Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

1.1.3. Tôn trọng người khác

a. Khái niệm:

- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hóa.

- Ví dụ: Không cắt ngang lời nói của người khác; nhường chỗ xe bus cho người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai…

b. Ý nghĩa:

- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

1.1.4. Giữ chữ tín

a. Khái niệm:

- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

- Ví dụ: Giữ lời hứa, làm việc đúng giờ, không làm ăn thất đức…

b. Ý nghĩa:

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.

- Chữ tín có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của con người, và đặc biệt nhất là trong quan hệ giao tiếp. Giữ chữ tín tức là giữ thể diện cho bản thân uy tín, và giữ cho nhân cách đạo đức của chính mình. Ngoài ra chữ tín cũng giúp chúng ta cân bằng và bảo đảm hài hòa giữa các nhu cầu cá nhân trong xã hội.

c. Cách rèn luyện

Làm tốt nghĩa vụ của mình, hoàn thành nhiệm vụ, giữ lời hứa, đúng hẹn.

1.1.5. Pháp luật và kỉ luật

a. Khái niệm:

- Pháp luật là quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Ví dụ: Cấm buôn bán ma túy, động vật quý hiếm…

- Kỉ luật là những quy định , quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn. Ví dụ: Nội quy, quy chế của nhà trường, lớp học.

b. Ý nghĩa:

- Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

- Pháp luật và kỉ luật góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và xã hội phát triển.

c. Cách rèn luyện

Thường xuyên, tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng, nhà nước.

1.1.6. Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

a. Khái niệm:

- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng…

- Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm sau: Phù hợp với nhau về quan niệm sống; bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; thông cảm, chia sẻ, tôn trọng, tin cậy, chân thành,quan tâm giúp đỡ nhau, trung thực, nhân ái, vị tha.

- Tình bạn có thể có giữa những người cùng giới hoặc khác giới.

- Ví dụ: Giúp đỡ nhau trong học tập; không bao che, dung túng các việc làm xấu của bạn.

b. Ý nghĩa:

Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người cảm thấy tự tin, yêu cuộc sống, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.

c. Cách rèn luyện

Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ cả hai bên.

1.2. Bài tập

Trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Khoanh tròn vào hành vi nào em cho là đúng nhất về Tôn trọng lẽ phải?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.

B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.

C. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông

D. Lắng nghe ý kiến của mọi người và tìm ra điều hợp lí.

Câu 2. Khoanh tròn ý kiến em cho là đúng nhất về Giữ chữ tín?

A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.

B. Chỉ cần đảm bảo tốt nhất với những hợp đồng quan trọng.

C. Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.

D. Có thể không giữ lời hứa với những khách hành nhỏ.

Câu 3. Khoanh tròn ý kiến em cho là đúng về Tình bạn?

A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.

B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.

C. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa 2 người khác giới.

D. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở.

Câu 4. Điền từ, cụm từ còn thiếu trong câu sau sao cho đúng với nội dung bài học về Giữ chữ tín?

Giữ chữ tín là … (1)…………của mọi người đối với mình… (2)………….và biết tin tưởng nhau.

Câu 5. Chọn đáp án đúng về Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

a. Đúng

b. Sai

B. Dùng hàng ngoại không dùng hàng Việt Nam.

a. Đúng

b.Sai

Câu 6. Điền từ, cụm từ còn thiếu sao cho đúng với nội dung bài học về Tôn trọng lẽ phải?

Tôn trọng lẽ phải là công nhận (…1)…………và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực không …… (…2)…………………..những việc sai trái.

Phần tự luận

Câu 1: Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Nêu 4 ví dụ về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

Câu 2: Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không? Em thử nêu các biện pháp khắc phục.

Câu 3: Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống sau đây?

a. Bạn thân của em không che dấu khuyết điểm cho em.

b. Bạn thân của em đối xử thân mật với một bạn khác trong lớp.

c. Bạn thân của em rủ em trốn học đi chơi điện tử.

1.3. Đáp án

Trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

C

A

1. Coi trọng lòng tin

2.Biết trọng lời hứa

A: a

B: b

1. ủng hộ tuân theo và bảo vệ

2. chấp nhận và không làm

Tự luận

Câu 1

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc: đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

- Ví dụ:

+ Tìm hiểu lịch sử các dân tộc khác

+ Tích cực học ngoại ngữ.

+ Tiếp thu kinh nghiệm sản xuất của nước ngoài.

+ Không bình phẩm chê bai,trang phục của dân tộc khác.

Câu 3

- Tắc nghẽn giao thông có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về ý thức của người tham gia giao thông không đi đúng phần đường quy định…

- Biện pháp khắc phục:

+ Mọi công dân cần chấp hành nghiêm túc và nhắc nhau cùng thực hiện như: thực hiện tín hiệu đèn giao thông, không đi hàng đôi, hàng 3…

+ Cảnh sát giao thông phải thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật về an toàn giao thông như: Xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm: lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đi sai luật giao thông…

a. Hiểu ý tốt của bạn, không giận bạn và cố gắng sửa chữa khuyết điểm.

b. Coi đó là chuyện bình thường, là quyền của bạn và không khó chịu, giận bạn về chuyện đó.

c. Không đi cùng bạn và khuyên bạn tập chung học tốt không nên mải chơi mà quên việc học tập.

2. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 8

2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 8 - Số 1

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: GDCD 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm).

Câu 1 (0,5 điểm). Khoanh tròn vào hành vi nào em cho là đúng nhất về Tôn trọng lẽ phải?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.

B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.

C. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông

D. Lắng nghe ý kiến của mọi người và tìm ra điều hợp lí.

Câu 2 (0,5 điểm). Khoanh tròn ý kiến em cho là đúng nhất về Giữ chữ tín?

A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.

B. Chỉ cần đảm bảo tốt nhất với những hợp đồng quan trọng.

C. Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.

D. Có thể không giữ lời hứa với những khách hành nhỏ.

Câu 3 (0,5 điểm) Khoanh tròn ý kiến em cho là đúng về Tình bạn?

A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.

B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.

C. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa 2 người khác giới.

D. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở.

Câu 4 (0,5 điểm). Điền từ, cụm từ còn thiếu trong câu sau sao cho đúng với nội dung bài học về Giữ chữ tín?

Giữ chữ tín là … (1)…………của mọi người đối với mình… (2)………….và biết tin tưởng nhau.

Câu 5 (0,5 điểm). Chọn đáp án đúng về Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

a. Đúng

b. Sai

B. Dùng hàng ngoại không dùng hàng Việt Nam.

a. Đúng

b.Sai

Câu 6 (0,5 điểm). Điền từ, cụm từ còn thiếu sao cho đúng với nội dung bài học về Tôn trọng lẽ phải?

Tôn trọng lẽ phải là công nhận (…1)…………và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực không …… (…2)…………………..những việc sai trái.

II. Phần tự luận: (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Nêu 4 ví dụ về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

Câu 2 (2 điểm):

Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không? Em thử nêu các biện pháp khắc phục.

Câu 3 (3 điểm):

Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống sau đây?

a. Bạn thân của em không che dấu khuyết điểm cho em.

b. Bạn thân của em đối xử thân mật với một bạn khác trong lớp.

c. Bạn thân của em rủ em trốn học đi chơi điện tử.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm: (3 điểm).

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

C

A

1. Coi trọng lòng tin

2.Biết trọng lời hứa

A: a

B: b

1. ủng hộ tuân theo và bảo vệ

2. chấp nhận và không làm

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc: đồng thời thể hiện lòng tự hào dân toocjchinhs đáng của mình.

- Lấy được 4 ví dụ đúng

+ Tìm hiểu lịch sử các dân tộc khác

+ Tích cực học ngoại ngữ.

+ Tiếp thu kinh nghiệm sản xuất của nước ngoài.

+ Không bình phẩm chê bai,trang phục của dân tộc khác.

Câu 2

- Tắc nghẽn giao thông có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về ý thức của người tham gia giao thông không đi đúng phần đường quy định…

- Biện pháp khắc phục:

+ Mọi công dân cần chấp hành nghiêm túc và nhắc nhau cùng thực hiện như: thực hiện tín hiệu đèn giao thông, không đi hàng đôi, hành 3…

+ Cảnh sát giao thông phải thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật về ATGT như: Xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm : Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đi sai luật giao thông…

Câu 3

a. Hiểu ý tốt của bạn, không giận bạn và cố gắng sửa chữa khuyết điểm.

b. Coi đó là chuyện bình thường, là quyền của bạn và không khó chịu, giận bạn về chuyện đó.

c. Không đi cùng bạn và khuyên bạn tập chung học tốt không nên mải chơi mà quên việc học tập

2.2. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 8 - Số 2

TRƯỜNG THCS TRẦN THỊ KỈ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: GDCD 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I/ Phần Trắc nghiệm: (3đ)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất dưới mỗi câu sau:

Câu 1: (0,5đ) Trường hợp nào sau đây hợp với lẽ phải?

a. Chiếm đoạt tài sản.

b. Kiên quyết bảo vệ cái đúng.

c. Buôn bán hàng giả.

d. Gió chiều nào che chiều ấy.

Câu 2: (0,5đ) Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch,

a. hám danh, hám lợi.

b. không hám danh, hám lợi.

c. không quan tâm người khác.

d. bất cần.

Câu 3: (0,5đ) Người sống liêm khiết thường có đức tính nào sau đây?

a. Tự trọng.

b. Bất cần.

c. Kiêu ngạo.

c. Vụ lợi.

Câu 4: (0,5đ) Tôn trọng người khác cũng chính là:

a. tôn trọng chính mình.

b. không tôn trọng bản thân mình.

b. nhường nhịn người khác.

d. tự hạ thấp mình.

Câu 5: (0,5đ) Người biết giữ chữ tín là người biết coi trọng

a. công việc.

b. người khác.

c. lời hứa.

d. niềm tin.

Câu 6: (0,5đ) Người không giữ chữ tín thường có thái độ, hành vi nào?

a. Thực hiện đúng cam kết hợp đồng.

b. Luôn đúng hẹn.

c. Buôn bán uy tín.

d. Hứa trước, quên sau.

...

---Để xem tiếp nội dung các câu tiếp theo của Đề thi số 2, các em vui lòng chọn chức năng xem online hoặc tải về máy tính---

2.3. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 8 - Số 3

TRƯỜNG THCS VÕ VĂN KIỆT

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: GDCD 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I/ Trắc nghiệm:(3.0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Hành vi tôn trọng lẽ phải là:

A. Thích việc gì làm việc đó.

B. Không dám đưa ra ý kiến của mình.

C. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí.

D. Không làm mất lòng ai, gió chiều nào theo chiều ấy.

Câu 2: Hành vi thể hiện tính liêm khiết là:

A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt mục đích.

B. Việc gì có lợi cho mình thì làm.

C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì.

D. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình.

Câu 3: Câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải là:

A. Nói phải củ cải cũng nghe.

B. Ăn có mời làm có khiến.

C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

D. Áo rách cốt cách người thương.

Câu 4: Hành vi không tôn trọng người khác là:

A. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh.

B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện.

C. Bình phẩm mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.

D. Lắng nghe ý kiến mọi người.

Câu 5: Hành vi không tôn trọng lẽ phải là:

A. Phê phán việc làm sai.

B. Không dám nói sự thật.

C. Chấp nhận sự thiệt thòi về mình để bảo vệ chân lí.

D. Chấp hành nội quy nơi mình ở.

Câu 6: Câu tục ngữ không nói về tình bạn là:

A. Học thầy không tày học bạn.

B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.

C. Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn.

D. Không thầy đố mày làm nên.

...

---Để xem tiếp nội dung các câu tiếp theo của Đề thi số 3, các em vui lòng chọn chức năng xem online hoặc tải về máy tính---

2.4. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 8 - Số 4

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: GDCD 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là ?

A. Khiêm tốn.

B. Lẽ phải.

C. Công bằng.

D. Trung thực.

Câu 2. Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là ?

A. Tôn trọng lẽ phải.

B. Tiết kiệm.

C. Lẽ phải.

D. Khiêm tốn.

Câu 3. Biểu hiện củả tôn trọng lẽ phải là?

A. Ủng hộ người nghèo.

B. Trồng cây để bẻo vệ môi trường.

C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B,C.

Câu 4. Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?

A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.

B. Dung túng cho kẻ giết người.

C. Đánh chửi cha mẹ.

D. Cả A,B,C.

Câu 5. Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.

B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.

C. Đèo em bé đó đến gặp công an.

D. Đạp thật nhanh về nhà.

Câu 6. Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?

A. Cô V là người trung thực.

B. Cô V là người thẳng thắn.

C. Cô V là người sống trong sạch.

D. Cô V là người ham tiền của.

Câu 7. A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói : Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.

D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.

Câu 8. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì ?

A. Sống không trong sạch, giả dối.

B. Sống tiết kiệm.

C. Sống thực dụng.

D. Sống vô cảm.

Câu 9. Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?

A. Liêm khiết.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Cần cù.

Câu 10. Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cả A,B,C.

Câu 11. Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?

A. P là người tiết kiệm.

B. P là người vô cảm.

C. P là người giả tạo.

D. P là người liêm khiết, tốt bụng.

Câu 12. Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?

A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.

B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.

C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.

D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 8 - Số 5

TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: GDCD 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Cùng với A đánh B cho vui.

D. Chạy đi chỗ khác chơi.

Câu 2. Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.

B. Tôn trọng lẽ phải.

C. Sống thực dụng.

D. Sống vô cảm.

Câu 3. Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.

B. Không trung thực.

C. Không chín chắn.

D. Không có ý thức.

Câu 4. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.

B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

D. Cả A,B,C.

Câu 5. Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?

A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.

B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.

C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.

D. Hô thật to là có trộm.

Câu 6. Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói đên điều gì ?

A. Đức tính khiêm tốn.

B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.

C. Đức tính cần cù.

D. Đức tính trung thực.

Câu 7. Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Khiêm tốn.

Câu 8. Biểu hiện của không liêm khiết là?

A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.

B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.

C. Bác sỹ nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A,B,C.

Câu 9. Biểu hiện của liêm khiết là?

A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.

B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.

C. Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A,B,C.

Câu 10. Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?

A. Cô V là người trung thực.

B. Cô V là người thẳng thắn.

C. Cô V là người sống trong sạch.

D. Cô V là người ham tiền của.

Câu 11. Nhà bà D và bà G cái nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Đứng xem hai bà cãi nhau.

D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.

Câu 12. Tôn trọng người khác thể hiện điều gì ?

A. Thể hiện lối sống có văn hóa.

B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.

C. Thể hiện lối sống thực dụng.

D. Thể hiện lối sống vô cảm.

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 8 - Số 6

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: GDCD 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Chọn ý đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Hành vi tôn trọng lẽ phải là:

A. Thích việc gì làm việc đó.

B. Không dám đưa ra ý kiến của mình.

c. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí.

D. Không làm mất lòng ai, gió chiều nào theo chiều ấy.

Câu 2: Hành vi thể hiện tính liêm khiết là:

A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt mục đích.

B. Việc gì có lợi cho mình thì làm.

C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì.

D. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình.

Câu 3: Câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải là:

A. Nói phải củ cải cũng nghe.

B. Ăn có mời làm có khiến.

C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

D. Áo rách cốt cách người thương.

Câu 4: Hoạt động chính trị - xã hội thuộc hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng là:

A. Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Tham gia hiến máu nhân đạo.

C. Chống chiến tranh, giữ gìn hoà bình.

D. Tham gia phong trào Trần Quốc Toản.

Câu 5: Di sản được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới, đó là:

A. Phong Nha - Kẻ Bàng.

B. Rừng Cúc Phương,

C. Biển Nha trang.

D. Quần thể cố đô Huế.

Câu 6: Hành vi không tôn trọng người khác là:

A. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh.

B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện.

C. Bình phẩm mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.

D. Lắng nghe ý kiến mọi người.

Câu 7: Hành vi không tôn trọng lẽ phải là:

A. Phê phán việc làm sai.

B. Không dám nói sự thật.

C. Chấp nhận sự thiệt thòi về mình để bảo vệ chân lí.

D. Chấp hành nội quy nơi mình ở.

Câu 8: Câu tục ngữ không nói về tình bạn là:

A. Học thầy không tày học bạn.

B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.

C. Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn.

D. Không thầy đố mày làm nên.

-----Còn tiếp-----

2.7. Đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 số 7

Trường: THCS Nguyễn Thị Minh Khai

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.8. Đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 số 8

Trường: THCS Nguyễn Thái Học

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.9. Đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 số 9

Trường: THCS Võ Nguyên Giáp

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.10. Đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 số 10

Trường: THCS Trần Thủ Độ

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

  • Tham khảo thêm

Ngày:27/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM