10 đề thi giữa HK1 môn Tin học 11 năm 2019 có đáp án

Xin giới thiệu đến các em tài liệu 10 đề thi giữa HK1 môn Tin học 11 có đáp án và lời giải chi tiết. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi giữa HK1 môn Tin học 11 năm 2019 có đáp án

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 11 – số 1

TRƯỜNG THPT THƯỢNG CÁT

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-202

Trắc nghiệm

Câu 1: Trong NNLT Pascal, để chạy chương trình ta dùng tổ hợp phím

A. Alt + F9

B. Ctrl + F9

C. Shift + F9

D. Ctrl + Alt + F9

Câu 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là

A. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa

B. Chương trình thông dịch và chương trình biên dịch

C. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

D. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không phải là lệnh gán trong Pascal ?

A. a := a*2 ;

B. a := 10 ;

C. a + b := 1000 ;

D. cd := 50 ;

Câu 4: Những biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE ?

A. ( 4 > 2 ) and not( 4 + 2 < 5 ) or ( 2 > 4 div 2 )

B. ( 20 > 19 ) and ( 2 < 1 )

C. 4 + 2 * ( 3 + 5 ) < 18 div 4 * 4

D. ( 3 < 5 ) or ( 4 + 2 < 5 ) and ( 2 < 4 div 2 )

Câu 5: Hãy chọn biểu diễn tên đúng trong những biểu diễn sau

A. _Tensai

B. -tenkhongsai

C. ‘*****’

D. (bai_tap)

Câu 6: Cho x và y là các biến kiểu thực, câu lệnh nhập nào sau đây là đúng ?

A. Readln(x,5);

B. Readln( ‘ x= ’ , x);

C. Write(x);

D. Readln(x,y);

Câu 7: Hãy chọn biểu diễn hằng đúng trong các biểu diễn sau:

A. 58,5

B. ‘SAI’

C. ‘65

D. Begin

Câu 8: Trong các cách khai báo Hằng sau đây, cách khai báo nào là đúng ?

A. Const Pi = 3,14;

B. Const Pi = 3.1;

C. Const = Pi;

D. Const Pi = 3.1

Câu 9: Khái niệm nào sau đây là đúng về tên dành riêng ?

A. Tên dành riêng là tên do người lập trình đặt

B. Tên dành riêng là tên đã được NNLT qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác

C. Tên dành riêng là các hằng hay biến

D. Tên dành riêng là tên đã được NNLT qui định đúng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại

Câu 10: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biểu thức số học nào sau đây là hợp lệ ?

A. 5a + 7b + 8c

B. X*y(x+y)

C. 5*a + 7*b + 8*c

D. {a + b}*c

Câu 11: Trong ngôn ngữ Pascal, từ khóa USES dùng để khai báo

A. Thư viện

B. Hằng

C. Tên chương trình

D. Biến

Câu 12: Trong tin học, hằng là đại lượng

A. Có thể thay đổi giá trị hoặc không thay đổi giá trị tùy thuộc vào bài toán

B. Được đặt tên

C. Có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

D. Có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

Câu 13: Cho chương trình : Var x,y : real; Begin Write(‘Nhap vao gia tri cua x = ’); readln(x); y := (x+2)*x – 5 ; writeln(‘gia tri cua y = ’, y); End. Nếu nhập x = 2 thì giá trị của biến y là:

A. 3

B. 7

C. 5

D. 13

Câu 14: Trong Pascal, các đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu nào ?

A. { và }

B. /* và */

C. ( và )

D. [ và ]

Câu 15: Biểu diễn biểu thức \((a + b) + \frac{{\sqrt {{a^2} + 2bc} }}{{c - \frac{a}{{a + b}}}}\) trong Pascal là

A. (a+b) + sqrt( sqr(a) + 2*b*c / c – a / (a+b)

B. (a+b) + sqr(a*a+2*b*c) / c – a / (a+b)

C. (a+b) + sqrt(a*a+2*b*c) / ( c – a / (a+b) )

D. (a+b) + sqr( sqrt(a) + 2*b*c) / (c – a / (a+b) )

Câu 16: Biểu thức : 25 div 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là:

A. 8.5

B. 8.0

C. 15.0

D. 15.5

Câu 17: Chương trình sau khi chạy máy báo lỗi gì? IF a>0 then A:=1; Writln(‘Gia tri của a là ‘, a);

A. Vượt ngoài khả năng tính toán

B. Sai cú pháp

C. không có lỗi gì

D. Thiếu dấu ;

Câu 18: Kết quả đoạn chương trình sau khi nhập a=0, b=1 IF a=0 then IF b=0 then Writeln(‘VSN’) Else Writeln(‘VN’) Else Writeln(-b/a);

A. 0

B. VSN

C. Chương trình sai

D. VN

Câu 19: Cho khai báo biến sau Var m, n : integer ; x, y : real ; Lệnh gán nào sau đây là sai ?

A. m := -4 ;

B. x := 6 ;

C. n := 3.5 ;

D. y := 10.5 ;

Câu 20: Cho đoạn CT a:=3; b:=2; IF a > b Then x:=a - b Else y:=b – a; Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên đáp án nào đúng

A. x= -1

B. y= -1

C. x= 1

D. y= 1

Tự luận:

Viết chương trình nhập từ bàn phím giá trị 3 cạnh tam giác (a > 0, b > 0, c > 0). Kiểm tra có phải là Tam Giác Cân không? (Tam giác Cân khi có 2 cạnh bất kì bằng nhau) Nếu đúng thì xuất ra màn hình “Day la Tam Giac Can” ngược lại thì “Day khong phải la Tam Giac Can”

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 TIN 11 – SỐ 1

Trắc nghiệm:

1.B          2.D         3.C         4.A           5.A           6.D          7.A         8.A         9.A          10.C

11.A        12.D       13.A       14.A        15.C         16.D        17.B         18.D       19.C       20.C

Tự luận:

Program TAMGIAC;

Uses crt;

Var a,b,c,s,p:

real;

Begin

Clrscr;

Write('nhap a ='); readln(a);

Write ('nhap b ='); readln(b);

Write('nhap c ='); readln(c);

If ((a+b)>c)and((b+c)>a)and((a+c)>b) then

Begin if (a=b) or (b=c) or (c=a) then

Writeln('la tam giac can ');

End

Else Writeln('a,b,c khong phai la ba canh cua tam giac') ;

Readln;

End.

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 11 – số 2

TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

Câu 1:  Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp câu lệnh nào sau đây là đúng?

A. Type 1chieu=array[1..200] of integer;

B. Type 1chieu=array[1-200] of integer;

C. Type mang1c=array(1..200) of integer;

D. Type mang1c=array[1..200] of integer;

Câu 2: Trong ngôn ngữ lập trình pascal, với khai báo mảng A: array[1..100,1..100] of integer thì việc truy xuất đến các phần tử của mảng A như sau:

A. A[i],[j]

B. A[i;[j]

C. A[i][j]

D. A[i,j]

Câu 3: Trong ngôn ngữ lập trình pascal, trong quá trình xuất dữ liệu của mảng hai chiều  A gồm m dòng ,n cột. để các phần tử hiển thị đúng như mô hình của mảng hai chiều ta viết lệnh như sau:

A. For i:=1 to m do

For j:=1 to n do Write(A[i,i]:5);

B. For i:=1 to m do

Begin

For j:=1 to n do Write(A[i,i]:5);

End;

C. For i:=1 to m do

Begin

For j:=1 to n do Writeln;

End;

D. For i:=1 to m do

Begin

For j:=1 to n do Write(A[i,i]:5);

Writeln;

End;

Câu 4: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện việc nào trong các việc sau:

S:=0;

For i:= 1 to n do S:=S+ A[i];

A. Tính tổng các phần tử của mảng một chiều;

B. In ra màn hình mảng A;

C. Đếm số phần tử của mảng A;

D. Đếm số phần tử chẳn của mảng A;

Câu 5: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện việc nào trong các việc sau:

Begin

      Tam:= A[i];

      A[i]:=A[i+1];

      A[i+1]:=Tam;

End.

A.Thực hiện gán biến Tam bằng A[i];

B. Thực hiện gán biến A[i] bằng A[i+1];

C. Tráo đổi giá trị giữa A[i] và A[i+1];

D. Tráo đổi giá trị giữa Tam và A[i+1];

Câu 6: Trong ngôn ngữ lập trình pascal, trong quá trình nhập dữ liệu của mảng một chiều, để giá trị i cũng tăng theo phần tử thứ i ta viết như sau:

A. Write(‘A[‘,i,’]=’); readln(A[i]);

B. Write(‘A[i]=’); readln(A[i]);

C. Write(‘A[‘i’]=’); readln(A[i]);

D. Write(“A[“,i,”]=”); readln(A[i]);

Câu 7: Trong Pascal, để xuất các phần tử của mảng 2 chiều ta dùng mấy vòng For?

A. 3                                        B.2                                       C.1                                         D.0

Câu 8: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện việc gì?

S:=0;

For i:=1 to N do If  (A[i] mod 2 = 0) and (A[i]>10) then S:=S+1;

A. tính tổng các phần tử chẳn lớn hơn 10;

B. tính tổng các phần tử lẽ lớn hơn 10;

C. đếm có bao nhiêu phần tử chẳn lớn hơn 10;

D. đếm có bao nhiêu phần tử lẽ lớn hơn 10;

Câu 9: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện việc gì?

D:=0;

For i:=1 to N do If  (A[i] mod 2 <>0) and (A[i]<0) then D:=D+A[i];

A. tính tổng các phần tử chẳn âm;

B. tính tổng các phần tử âm;

C. tính tổng các phần tử lẽ âm;

D. đếm có bao nhiêu phần tử lẽ âm;

Câu 10:Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để khai báo chiều cao (đơn vị tính là mét)của các học sinh trong lớp học ta sử dụng mảng 1 chiều a. cách khai báo nào đúng?

A. a:array[1..100] of integer;

B. a:array[1-100] of real;

C. a:array[1..100] of char;

D. a:array[1..100] of real;

Câu 11: Mảng a dưới đây chứa bao nhiêu phần tử ?

CONST

    COLUMNS = 3;              ROWS = 4;

VAR     

a : ARRAY [ 0..COLUMNS + 1, 0..ROWS ] of  INTEGER;

A. 25

B. 20

C. 16

D. 12

Câu 12: Phương án nào dưới đây là khai báo mảng hợp lệ ?

A.  Var  mang : ARRAY[0..10] OF INTEGER;

B.  Var  mang : ARRAY[1...10]  OF INTEGER;

C.  Var mang := ARRAY[0..10] of INTEGER;

D.  Var  mang = ARRAY[0..10] : INTEGER;

Câu 13: Hãy chọn phương án ghép đúng . Biểu thức : 25 mod 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là

A.  8.5

B.   15.0

C.   15.5

D.  8.0

Câu 14: Những biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE ?

A.  ( 4 > 2 ) and  not( 4 + 2 < 5 ) or ( 2 > 4 div 2 );

B.  ( 20 > 19 ) and ( 2+11 <13 );

C.  ( 3 < 5 ) or ( 4 + 2 < 5 ) and ( 2 < 4 div 2 );

D.  4 + 2 * ( 3 + 5 ) < 18 div 4 * 4 ;

Câu 15: Trường hợp nào sau đây không phải là lệnh gán trong Pascal ?

A.  A + b := 10 ;

B.  a := 10 ;

C.  cdef := 50 ;

D.  a := a*2 ;

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây về chỉ số của mảng là phù hợp nhất ?

A. Dùng để truy cập đến một phần tử bất kì trong mảng;

B.  Dùng để quản lí kích thước của mảng;

C.  Dùng để khai báo;

D.  Dùng trong vòng lặp với mảng để quản lí kích thước của mảng;

Câu 17: Cho khai báo sau :

Var  a : array[0..16] of integer ;

Câu lệnh nào dưới đây sẽ in ra tất cả các phần tử của mảng trên ?

A.  for k := 16 downto 0 do write(a[k]);

B. for k:= 0 to 15 do write(a[k]);

C. for k := 16 down  to 0 write(a[k]);

D. for k := 1 to 16 do write(a[k]);

Câu 18: Cho khai báo mảng và đoạn chương trình như sau :

Var a : array[0..50] of real ;

 ....

k := 0 ;

 for i := 1 to 50 do

 if a[i] > a[k] then k := i ;

Đoạn chương trình trên thực hiện công việc gì dưới đây ?

A. Tìm chỉ số của phần tử lớn nhất trong mảng;

B.  Tìm chỉ số của phần tử nhỏ nhất trong mảng;

C. Tìm phần tử lớn nhất trong mảng;

D. Tìm phần tử nhỏ nhất trong mảng;

Câu 19: Cho khai báo mảng như sau:

Var m : array[0..10] of integer ;

Phương án nào dưới đây chỉ phần tử thứ 10 của mảng ? 

A.  A[9];

B.  a(10);

C.  a(9);

D.  a[10];

Câu 20: Đọan chương trình sau thực hiện việc gì?

T:=0;

For i:=1 to N do T:= T+A[i];

A.  Tính tổng các phần tử của mảng A

B.   Đếm số phần tử mảng A

C.   Tính tổng các phần tử giá trị T

D.  Không thực hiện việc nào trong 3 việc trên.

Câu 21: Cho đoạn chương trình:

Kq:=0;

For i:=1 to 5 do  Kq:=Kq*i;

Kết quả sau khi chạy là :

A.  0

B. 120

C.  60

D.  20

Câu 22: Cho mảng A  với N=5 gồm các phần tử  4       8       3      6      5

và đoạn chương trình:

S:=0;

For i:=1 to N do

    If (a[i] mod 3=0) then

           S:=S+a[i];

Sau khi chạy, S có  giá trị là :

A.  9

B.   6

C.   18

D.  0

Câu 23: If  a=> 0  then

a:=1;

       Else

           a:=2

Đoạn chương trình trên có mấy lỗi:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 0

Câu 24: Giả sử có mảng 2 chiều sau khi nhập như sau:     

5           9

4           3

Và đoạn lệnh:

S:=0;

For i:=1 to 2 do

    For j:=1 to 2 do

           If i=j then S:=S+a[i,j];

Sau khi chạy,S có giá trị là :

A. 8

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 25: Giả sử x:=a/b thì x phải khai báo kiểu dữ liệu nào sau đây:

A. Real

B. integer

C. word

D. Byte

---Để xem tiếp nội dung đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 11 – số 3

TRƯỜNG THPT TRUNG VĂN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Các thành phần cơ bản của NNLT là:

A. Thông dịch và biên dịch

B. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

C. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

D. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa

Câu 2: Chọn biểu diễn tên đúng trong các biểu diễn dưới đây:

A. Tinh_DTB

B. Tinh DTB

C. Tinh#DTB

D. 1Tinh_DTB

Câu 3: Biểu diễn nào dưới đây là biểu diễn hằng trong Pascal:

A. 2.34

B. ’TRUE

C. A51

D. 1,06E-15

Câu 4: Trong Pascal, khai báo nào sau đây sai:

A. Program Giai_PTB2;

B. Uses crt;

C. Var a, b, c: real;

D. Const pi = 3,14;

Câu 5: Cho biến thực x đã được gán giá trị 12.41235. Để đưa ra màn hình nội dung “x=12.41” cần chọn câu lệnh nào sau đây?

A. Writeln(x);

B. Writeln(‘x=’ ,x:5:2);

C. Writeln(x:5);

D. Writeln(x:5:2);

Câu 6: Xét khai báo biến sau:

Var x, y, z : real;

  c : char;

  i, j : integer;

Tổng bộ nhớ dành cho các biến đã khai báo là bao nhiêu byte?

A. 18

B. 19

C. 21

D. 23

Câu 7: Xét biểu thức logic: (n >0) and (n mod 2 = 1). Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Kiểm tra n là một số nguyên dương lẻ

B. Kiểm tra xem n có là một số dương

C. Kiểm tra n có chia hết cho 2 không

D. Kiểm tra n là một số nguyên lẻ

Câu 8: Cho khai báo biến sau đây:

Var m, n : integer ;

  x, y : real ;

Lệnh gán nào sau đây là sai ?

A. m := -4 ;

B. n := 3.5 ;

C. x := 6.5 ;

D. y := +10.5 ;

Câu 9: Biểu thức toán học dưới đây được biểu diễn trong NNLT Pascal là:

\(a - \frac{1}{{1 + {x^3}}}\)

A. a – 1/(1 + x*x*x)

B. a – 1/(1 + sqr(x)*x)

C. a – 1/(1 + x*sqr(x))

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Biểu thức 5*b + a div 4*3 với a =12, b = 4 có giá trị là:

A. 20

B. 21

C. 29

D. 9

Câu 11: Trong Pascal, cú pháp câu lệnh rẽ nhánh if-then dạng thiếu là:

A. if <điều kiện> then ;

B. if <điều kiện> then

C. if <điều kiện> then else ;

D. if <điều kiện> then else

Câu 12: Trong Pascal, câu lệnh ghép được thực hiện khi sau then hoặc else:

A. Không có câu lệnh nào

B. Có câu lệnh

C. Có nhiều hơn 1 câu lệnh

D. Có nhiều hơn 2 câu lệnh

Câu 13: Cho đoạn chương trình sau:

IF <điều kiện> THEN write(x,’la so duong’) ELSE write(x,’la so am’);

Điều kiện là biểu thức logic nào dưới đây?

A. x mod 2 = 0

B. x > 0

C. x mod 2 = 1

D. x < 0

Câu 14: Cho đoạn chương trình sau:

readln(x,y);

IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE

IF x < y THEN F:= sqr(x) + sqr(y) ELSE F:= 2*x;

Nếu nhập vào từ bàn phím x=3 và y=2 thì giá trị của F là:

A. 13

B. 6

C. 4

D. 0

Câu 15: Cho đoạn chương trình sau:

T := 0 ;

FOR i := 1 to 10 DO

IF i mod 2 = 0 THEN T := T + i ;

Sau khi thực hiện, T có giá trị?

A. 3

B. 5

C. 25

D. 30

Câu 16: Cho đoạn chương trình sau:

S := 0 ;

FOR i := 1 to 10 DO

IF (i mod 3=0) or (i mod 5=0) THEN S := S + 1 ;

Sau khi thực hiện, S có giá trị?

A. 0

B. 5

C. 25

D. 33

Câu 17: Cho đoạn chương trình sau:

T := 0 ; i:=1;

WHILE i <= 10 DO

BEGIN

IF i mod 2 = 0 THEN T := T + i ;

i:=i+1;

END;

Sau khi thực hiện, T có giá trị?

A. 18

B. 22

C. 25

D. 30

Câu 18: Cú pháp khai báo trực tiếp biến mảng một chiều có dạng:

A. Var : array [kiểu chỉ số] of ;

B. Var = array [kiểu chỉ số] of ;

C. Var : array [kiểu chỉ số] of

D. Var := array [kiểu chỉ số] of ;

Câu 19: Giả sử mảng a gồm các phần tử a[1]=1, a[2]=2, a[3]=3, a[4]=4, a[5]=5.

Cho biết kết quả sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

S:=0;

FOR i:=1 to 5 DO

 IF a[i] mod 2 = 0 THEN S:=S+a[i];

writeln(‘S = ’,S);

A. 6

B. S = 6

C. 9

D. S = 9

Câu 20: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh?

A. A + B

B. A * B

C. A := B

D. A ≤ B

---Để xem tiếp nội dung đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 11 – số 4

TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Chương trình dịch Pascal sẽ cấp phát bao nhiêu byte bộ nhớ cho các biến trong khai báo sau:

Var M, N, I, J: INTEGER;

  P, A, B, C: REAL;

  X: EXTENDED;

  K: WORD;

A. 44

B. 36

C. 38

D. 42

Câu 2: Biết rằng a, b, c là độ dài ba cạnh của một tam giác, biểu thức quan hệ nào sau đây cho kết quả true?

A. b + c > a

B. c - a > b

C. b – a ≥ c

D. b - c > a

Câu 3: Xét biểu thức logic: (m mod 100 < 10) and (m div 100 > 0). Với giá trị nào của m dưới đây biểu thức trên cho giá trị true?

A. 65

B. 208

C. 99

D. 113

Câu 4: Câu lệnh y:= (((x - 2)*x - 3)*x - 4)*x - 5; tính giá trị của biểu thức nào?

A. y = x - 2x - 3x - 4x - 5

B. y = (x - 2)(x - 3)(x - 4) - 5

C. y = x4 - 2x3 - 3x2 - 4x - 5

D. y = x - 2x2 - 3x3 - 4x4 – 5

Câu 5: Với lệnh nào sau đây dùng để in giá trị M là kiểu số thực ra màn hình với độ rộng là 5 và có 2 chữ số phần thập phân?

A. Writeln(M:2);

B. Write(M:5);

C. Writeln(M:2:5);

D. Write(M:5:2);

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 11 – số 5

TRƯỜNG THPT TÂY ĐÔ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

Câu 1. Cho biểu thức trong Pascal: abs(x+1) - 3. Biểu thức tương ứng trong Toán học là:

A.  \(\left| {x - 1} \right| + 3\)

B.  \(3 + \left| {x - 1} \right|\)

C. \(3 - \left| {x - 1} \right|\)                   

D. \(\left| {x + 1} \right| - 3\)

Câu 2. Trong Pascal, để nhập dữ liệu từ bàn phím ta sử dụng thủ tục:

A. write();                     

B. writeln();

C. reader();                    

D. readln();

Câu 3. Trong Turbo Pascal, xác định tên đúng trong các tên sau:

A. 10pro                            

B. Bai tap_1                

C. Baitap                      

D. Chuong  trinh

Câu 4. Danh sách các biến là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến được viết cách nhau bởi :

A. dấu chấm phẩy (;)     

B. dấu phẩy (,)           

C. dấu chấm (.)           

D. dấu hai chấm (:)

Câu 5. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khoá CONST dùng để

A. khai báo tên chương trình.                            

B. khai báo hằng.

C. khai báo biến.                                                   

D. khai báo thư viện.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 11 – số 6

TRƯỜNG THPT TRÍ ĐỨC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN TIN HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

Câu 1. Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có các thành phần cơ bản là.

A. Bảng chữ cái, bảng số học, cú pháp.                        

B. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.                           

C. Các ký hiệu, bảng chữ cái, cú pháp.                         

D. Bảng chữ cái, qui ước, bảng số học.

Câu 2: Phạm vi giá trị của kiểu integer thuộc

A. Từ 0 đến 255                     

B. Từ -215 đến 215 -1         

C. Từ 0 đến 216 -1      

D. Từ -231 đến 231 -1

Câu 3: Trong NN lập trình Pascal, câu lệnh nào sau đây là sai

A. X:= x;                                   

B. X:= 12345;                     

C. X:= 123,456;                  

D. X:= pi*100;

Câu 4: Trong NN lập trình Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng gì

A. Chia lấy phần nguyên  

B. Chia lấy phần dư           

C. Làm tròn số                     

D. Thực hiện phép chia

Câu 5: Trong NN lập trình Pascal, đoạn chương trình sau dùng để làm gì?

Var x, y, t: integer;   Begin x: = t; t:= y;  y:= x;  End.

A. Hoán đổi giá trị y và t     

B. Hoán đổi giá trị x và y 

C. Hoán đổi giá trị x và t        

D. Một công việc khác

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi giữa HK1 môn Tin học 11 số 7

Trường: THPT Từ Liêm

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề thi giữa HK1 môn Tin học 11 số 8

Trường: THPT Hà Thành

Số câu: 12 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề thi giữa HK1 môn Tin học 11 số 9

Trường: THPT Đại Mỗ

Số câu: 12 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề thi giữa HK1 môn Tin học 11 số 10

Trường: THPT Hoàng Cầu

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

  • Tham khảo thêm

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM