Lý 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác- si- mét

Nội dung bài học dưới đây giúp các em nắm được phương pháp thực hành về cách nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét. Qua đó, các em có thể rèn luyện kĩ năng thực hành, luyện tập thao tác khéo léo, trung thực, tự tin, say mê tìm hiểu khoa học. Mời các em cùng tham khảo bài học. Chúc các em học tốt!

Lý 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác- si- mét

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu thí nghiệm

- Kiến thức:

  • Biết: công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác- si- met , đơn vị và các đại lượng trong công thức
  • Hiểu: phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có
  • Vận dụng cách đo lực bằng lực kế, đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ để làm thí nghiệm.

- Kỹ năng: Đo lực, đo thể tích

- Thái độ: Tích cực, cẩn thận khi làm thí nghiệm, hợp tác khi hoạt động nhóm.

1.2. Dụng cụ thí nghiệm

- Cho mỗi nhóm học sinh:

  • Một lực kế 0 - 2,5N.
  • Một vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50cm3.
  • Một bình chia độ.
  • Một giá đỡ.

1.3. Các bước thí nghiệm

Bước 1: Đo lực đẩy Ác-si-mét

  • Đo trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí (H.11.1)
  • Đo lực F tác dụng vào lực kế khi vật chìm trong nước (H.11.2)

Bước 2: Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.

  • Đo thể tích của vật nặng, cũng chính là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

2. Báo cáo thực hành

a) Trả lời câu hỏi:

C4 (trang 42 SGK Vật Lý 8): Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức?

Lời giải:

Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V

Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị: N/m3

V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, đơn vị: m3

C5 (trang 42 SGK Vật Lý 8): Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét cần phải đo những đại lượng nào?

Lời giải:

Để kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét, ta cần phải đo:

  • Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét (FA)
  • Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (PN)

b) Kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét:

Kết quả trung bình:

c. Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật

d. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận

\(P = \frac{{{P_{{N_1}}} + {P_{{N_2}}} + {P_{{N_3}}}}}{3} = \frac{{0,7 + 0,8 + 0,9}}{3} = 0,8\,N \)

Kết quả đo có sai số, do có các sai sót trong quá trình đo, hoặc do đọc sai giá trị lực kế.

Kết luận: Nếu bỏ qua sai số trong quá trình đo thì lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

3. Luyện tập

Câu 1: Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị bao nhiêu?

Câu 2: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1 N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

Câu 3: Một vật có trọng lượng riêng là 22000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

Câu 4: Một vật làm bằng nhôm và một vật làm bằng hợp kim có cùng khối lượng và được nhúng vào trong cùng một chất lỏng. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn? Lớn hơn mấy lần? Biết trọng lượng riêng của nhôm và hợp kim lần lượt là 27000 N/m3 và 67500 N/m3.

4. Kết luận

Qua bài Thực hành Nghiệm lại lực đẩy Ác- si- mét này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nêu được cách đo lực đẩy Ác- si- mét.

  • Đo được trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM