Lịch Sử 7 Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

Bài học dưới đây tóm tắt tình hình kinh tế xã hội sau chiến tranh và sự phát triển văn hóa dưới thời Trần. Cùng tìm hiểu xem liệu thời gian này có những điểm gì đặc biệt. Mời các em cùng tham khảo để hiểu chi tiết.

Lịch Sử 7 Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự phát triển kinh tế

1.1.1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh

a. Nông nghiệp:

- Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích:

+ Đẩy mạnh khai hoang

+ Củng cố đê điều

=> Tích cực, phù hợp

- Kết quả: Nông nghiệp được phục hồi, phát triển nhanh chóng.

- Chính sách ruộng đất:

+ Ruộng công, làng xã chiếm phần lớn diện tích => chia cho dân

+ Ruộng của các vương hầu, quý tộc (điền trang, thái ấp )

+ Ruộng tư hữu của địa chủ nhiều

=> Ruộng tư ngày càng nhiều

b. Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp nhà nước được mở rộng, phát triển nhiều nghề khác nhau: gốm tráng men, nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền …

- Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển nổi bật là làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, khắc bản in, khai khoáng,...

- Xuất hiện làng nghề, phường nghề

c. Thương nghiệp.

 - Nội thương

+ Chợ mọc lên nhiều

+ Xuất hiện các thương nhân

+ Thăng Long-> kinh tế sầm uất

- Ngoại thương: được đẩy mạnh ở Vân Đồn

=> Rất phát triển

1.1.2. Tình hình xã hội sau chiến tranh

- Xã hội phân hoá sâu sắc

+ Tầng lớp thống trị:

+ Tầng lớp bị trị:

1.2. Sự phát triển văn hóa

1.2.1. Đời sống văn hoá

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân

- Đạo Phật vẫn phát triển

- Đạo Nho ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước

- Các loại hình sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa, đua thuyền…. vẫn duy trì, phát triển.

1.2.2. Văn học

- Văn học gồm chữ Hán và chữ Nôm.

+ Văn học chữ Hán: phát triển mạnh mẽ, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Văn học chữ Nôm: bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sỹ Cố, Hồ Quý Ly.

1.2.3. Giáo dục và khoa học, kĩ thuật

- Quốc Tử Giám được mở rộng, các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi tổ chức nhày càng nhiều.

- Lập ra Quốc sử viện, năm 1272 bộ “ Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu ra đời.

- Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật đạt nhiều thành tựu

1.2.4. Nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc

- Kiến trúc:

+ Nhiều công tình có giá trị ra đời: tháp phổ Minh, chùa thành Tây Đô.

+ Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như Hoàng thành Thăng Long, tháp Bình Sơn,..

- Điêu khắc:

+ Điêu khắc tượng đá phát triển.

+ Nghệ thuật chạm khắc rồng độc đáo.

2. Luyện tập

Câu 1: Tuy bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền nông nghiệp nước ta ở thời Trần vẫn được phục hồi và nhanh chóng phát triển. Em hãy cho biết đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển đó?

Gợi ý trả lời

Nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.

Câu 2: Em hiểu thế nào là điền trang, thế nào là thái ấp?

Gợi ý trả lời

- Điền trang: Bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu của quý tộc, vương hầu do khai hoang mà có 

- Thái ấp: Bộ phần đất đai nhà vua phong cho quý tộc, vương hầu làm bổng lộc 

Câu 3: Thủ công nghiệp thời Trần rất phát triển, đặc biệt là thủ công nghiệp trong nhân dân. Hãy thống kê những nghề tiêu biểu?

Gợi ý trả lời

Nghề làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng,…

Câu 4: Xã hội nhà Trần ngày càng phân hóa, bộ máy nhà nước mang tính đẳng cấp rõ rệt. Em hãy nêu tóm tắt đặc điểm của từng tầng lớp xã hội thời Trần?

Gợi ý trả lời

- Vương hầu, quý tộc: Ngày càng có nhiều ruộng đất, có nhiều đặc quyền đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền.

- Địa chủ thường: Những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày cấy để thu tô.

- Nông dân: Cày ruộng công của nhà nước ở các làng xã, là tầng lớp bị trị, đông đảo nhất trong xã hội. Một bộ phận phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.

- Nông nô, nô tì: Bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền.

Câu 5: Nêu đặc điểm nổi bật nhất của đời sống văn hóa thời Trần.

Gợi ý trả lời

- Tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, với nước.

- Nhiều người đi tu, chùa chiền mọc lên khắp nơi.

- Nho giáo phát triển, được đề cao.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, đấu vật, đua thuyền… rất phổ biến và phát triển.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Tình hình kinh tế xã hội thời Trần sau chiến tranh
  • Sự phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật dưới thời Trần
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM