Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

Hai mươi năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, nước ta đã lâm vào tình cảnh đói khổ, điêu tàn. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, vua Lê Thái Tổ đã có những chính sách hợp lí để giúp dân cải thiện đời sống. Vậy đó là những chính sách gì? Mời các em cùng tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội nước ta dưới thời Lê Sơ qua bài học dưới đây.

Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật

1.1.1. Tổ chức bộ máy chính quyền

- Lê Lợi lê ngôi hoàng đế, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.

- Ở Trung ương:

+ Đứng đầu là vua, trực tiếp nắm mọi quyền hành.

+ Bãi bỏ một số chức quan cao cấp: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần, 6 bộ và các cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

Bộ máy nhà nước Trung ương

- Ở địa phương:

+ Thời Lê Thái Tổ: chia cả nước làm 5 đạo.

+ Thời Lê Thánh Tông: 13 đạo thừa tuyên. Dưới đạo là: Phủ, châu, huyện, xã.

Bộ máy nhà nước địa phương

1.1.2. Tổ chức quân đội

- Tổ chức theo chế độ “ Ngụ binh ư nông”.

- Quân đội gồm 2 bộ phận:

+ Quân triều đình

+ Quân địa phương

- Bao gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Được trang bị vũ khí bao gồm: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa pháo.

- Quân lính thường xuyên tập luyện, bố trí quân đội phòng thủ biên giới.

1.1.3. Luật pháp

- Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành luật Hồng Đức.

- Nội dung:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

+ Bảo vệ quyền lợi của g/c thống trị.

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+ Khuyến khích phát triển kinh tế.

+ Giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Bảo vệ phụ nữ.

1.2. Tình hình kinh tế, xã hội

1.2.1. Kinh tế

a. Nông nghiệp:

- Vua Lê tiến hành nhiều biện pháp để khội phục và phát triển nông nghiệp.

+ Cho quân lính về quê sản xuất.

+ Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

+ Đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp : Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

+ Thực hiện phép quân điền, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.

+ Chú trọng công tác thủy lợi.

→ SX nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện.

b. Thủ công nghiệp

- Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…

- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…

- Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác)

- Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…

=> Quy mô sản xuất của ngành thủ công nghiệp mở rộng

c. Thương nghiệp

- Trong nước: khuyến khích lập chợ, họp chợ.

- Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ.

→ Kinh tế: ổn định, phát triển hưng thịnh.

1.2.2. Xã hội

- Giai cấp địa chủ: Nhiều ruộng đất, nắm chính quyền.

- Giai cấp nông dân: Ít ruộng đất, cày thuê cho địa chủ, nộp tô, phải đi phục dịch cho nhà nước.

- Các tầng lớp khác: phải nộp thuế cho nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp thấp hèn nhất.

1.3. Tình hình văn hóa, giáo dục

1.3.1. Tình hình giáo dục và khoa cử

- Cho dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho.

- Tổ chức thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi : Hương, Hội, Đình.

- Thời Lê tổ chức thi được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để khắc tên Tiến sĩ.

→ Quy củ, chặt chẽ, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.

1.3.2. Văn học, khoa học, nghệ thuật

a. Văn học

- Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế với nhiều tác phẩm nổi tiếng : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,..

- Văn học chữ Nôm phát triển.

→ Nội dung : thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

b. Khoa học

- Sử học : Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, ..

- Địa lí : Hồng Đức bản đồ, Dư địa chi, An Nam hình thắng đồ,..

- Y học : Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học : Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

c. Nghệ thuật

- Nghệ thuật sân khấu : chèo, tuồng, ca hát được phục hồi và phát triển.

- Nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện : Cung điện Lam Kinh, Bia Vĩnh Lăng,...

1.4. Một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc

1.4.1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

- Là nhà chính trị quân sự tài ba, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

- Có nhiều tác phẩm giá trị: Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập...

- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại, cuộc đời ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

1.4.2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

- Là vị vua anh minh, tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, quân sự và thơ văn.

- Sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái.

- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Hồng Đức quốc âm thi tập...

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc.

1.4.3. Ngô Sỹ Liên (Thế kỉ XV)

- Là nhà sử học nổi tiếng ở thế kỉ XV.

- Đỗ tiên sĩ năm 1442, đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng

- Tác giả cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”.

1.4.4. Lương Thế Vinh ( 1442 - ?)

- Đỗ tiến sĩ năm 1463, nổi tiếng học rộng, tài cao.

- Là nhà toán học nổi tiếng thời Lê sơ

- Có nhiều công trình có giá trị như: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa…

2. Luyện tập

Câu 1: Việc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào ? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trong "Đại Việt sử kí toàn thư"?

Gợi ý trả lời

- Đối với quân đội, thời Lê Sơ đã tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông” nghĩa là:

  • Quân đội được chia làm hai bộ phận chính là quân triều đình và quân ở địa phương.
  • Quân đội thời Lê Sơ được chia ra thành các binh chủng riêng biệt, bao gồm: Bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
  • Vũ khí của quân đội thời này là sử dụng đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
  • Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận để rèn luyển và củng cố đội quân. Đối với những đội quân mạnh sẽ được bố trí ở những vùng biên giới để bảo vệ lãnh thổ đất nước.

- Trong đoạn trích “ Đại Việt sử kí toàn thư” vua Lê Thánh Tông có căn dặn các quan: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào giám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tru di”.

=> Thông qua đoạn trịch trên em thấy: Chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối bới lãnh thổ của nước ta là thái độ kiên quyết để bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ. Một thước núi, một tấc sông đều đáng quý đối với dân tộc. Vì vậy, bằng mọi giá phải bảo vệ và đòi lại cho bằng được. Thông qua lời dặn cũng là lời răn đe, bài học đề cao cho bao thế hệ sau trong việc bảo vệ biên cương đất nước.

Câu 2: Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp?

Gợi ý trả lời

Biện pháp của nhà nước Lê Sơ đối với nông nghiệp là:

- Vua Lê cho hơn 2/3 quân sĩ về quê làm ruộng, số còn lại luân phiên về quê sản xuất.

- Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng

- Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp

- Lập phép quân điền, cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điền ruộng dân phu trong vụ mùa.

- Đắp nhiều đê để ngăn nước mặn.

=> Chính những biện pháp nêu trên đã cải thiện tình hình nông nghiệp, kinh tế nhanh chóng phát triển, khắc phục được những khó khăn của đất nước và nhân dân sau chiến tranh.

Câu 3: Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ ?

Gợi ý trả lời

Ở nước ta lúc bấy giờ, các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác). Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…

=> Nghề thủ công nghiệp phát triển, quy mô sản xuất của ngành thủ công nghiệp mở rộng. 

Câu 4: Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục, thi cử thời Lê Sơ?

Gợi ý trả lời

- Thời Lê Sơ,  nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo nhân tài, điều đó thể hiện qua việc giáo dục thời Lê đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với ý thức đề cao vị trí của một dân tộc “ vốn xưng nên văn hiến đã lâu”.

- Có thể thấy, nhà nước thời Lê sơ sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Tình thần này được nâng lên đỉnh cao dưới thời vua Lê Thánh Tông. Các khoa thi được tổ chức đều đặn ba năm một lần ở địa phương cũng như ở kinh đô. Số lượng người đỗ đạt ngày càng nhều, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.

Câu 5: Em có nhận xét gì về tình hình văn học thời Lê Sơ?

Gợi ý trả lời

Tình hình văn học thời Lê Sơ: 

- Thời Lê Sơ, văn học cả chữ Nôm và chữ Hán đều phát triển phong phú.

- Nhiều tác phẩm thơ, văn nổi tiếng ra đời. Có thể kể đến Bình Ngô Đại Cáo, Quân Trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập…

- Văn thơ thời Lê Sơ chủ yếu viết về nội dung yêu nước sâu sắc. Thông qua đó thể hiện tinh thần hào hùng, bất khuất của nhân dân ta, thể hiện niềm tự hào sâu sắc đối với dân tộc.

Câu 6: Em hãy nêu lên những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét của vua Lê Thánh Tông?

Gợi ý trả lời

- Vua Lê Thánh Tông đã nhận xét Nguyễn Trãi là:

 “Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo các văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho đất nước, lại được vua tin, quý trọng”.

- Qua lời nhận xét trên của vua Lê Thánh Tông, ta thấy được những đóng góp của Nguyễn Trãi:

Là một nhà chính trị quân sự tài ba, là danh nhân văn hóa thế giới.

Có nhiều tác phẩm có giá trị: Quân Trung Từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo…

Ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước và thương dân.

Câu 7: Em hãy kể những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV?

Gợi ý trả lời

- Ở thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học nước ta.

- Ông chính là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị: Quỳnh Uyển cửu ca, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập…

=> Như vậy, không chỉ là một vị vua tài giỏi, yêu nước thương dân, vua Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ lớn của thế kỉ XV.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật nước Đại Việt thời Lê sơ
  • Tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục
  • Các danh nhân văn hóa của dân tộc ta thời Lê sơ
Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM