Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

Bài học dưới đây giới thiệu đời sống kinh tế và văn hóa xã hội dưới thời Lý. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho các em học sinh lớp 7 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Lịch Sử 7 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đời sống kinh tế

1.1.1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp

- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nông dân được giao ruộng đất cày cấy và phải nộp thuế cho nhà vua.

- Nhà Lý dùng đất công làm nơi thờ phụng, xây đền chùa hoặc phong cấp cho con cháu và người có công.

- Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp.

+ Các vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền,

+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang.

+ Chú trọng thủy lợi.

+ Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.

→ Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.

1.1.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

a. Thủ công nghiệp

- Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.

- Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, làm giấy, đúc đồng, rèn sắt đều được mở rộng.

- Nhiều công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh…

b. Thương nghiệp

- Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

- Hệ thống chợ được xây dựng.

- Vân Đồn là nơi buôn bán tập nập, thu hút nhiều thuyền buôn của các nước đến trao đổi, buôn bán.

1.2. Sinh hoạt xã hội và văn hóa

1.2.1. Những thay đổi về mặt xã hội

- Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống thị, một số quan lại, một số dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.

- Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân gắn bó với làng, xã, họ phải làm đủ và nộp tô cho địa chủ, một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác.

- Những người làm nghề thủ công, buôn bán sống rải rác ở các làng xã phải nộp thuế và nghĩa vụ với nhà vua.

- Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.

1.2.2. Giáo dục và văn hóa

a. Giáo dục

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, Quốc từ giám là trường học đầu tiên của Đại Việt.

→ Giáo dục, khoa cử được quan tâm song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

b. Văn hóa

- Văn học chữ Hán bước đàu phát triển.

- Đạo Phật được tôn sùng, xây dựng nhiều chùa tháp, cho dịch kinh Phật, soạn sách Phật,..

- Nghệ thuật biểu diễn dân gian phát triển: hát chèo, múa rối nước,..

- Các trò chơi dấn gian được ưu chuộng, các lễ hội dân gian phổ biến.

- Kiến trúc: phát triển, nhiều công trình quy mô lớn và độc đáo được xây dựng: Hoàng thành Thăng Long, tháp Chương Sơn (Nam Định),..

- Điêu khắc: trình độ tinh vi, thanh thoát, hoa văn hình rồng là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.

2. Luyện tập

Câu 1: Triều đại nào tiến hành khai khẩn đất hoang, đào nương, đắp đê phòng úng ngập, cấm giết hại trâu bò? So với thời Đinh – Tiền Lê, đẳng cấp xã hội thời Lý có bị phân hóa sâu sắc hơn không?

Gợi ý trả lời

- Triều đại nào tiến hành khai khẩn đất hoang, đào nương, đắp đê phòng úng ngập, cấm giết hại trâu bò là nhà Lý

- Đẳng cấp xã hội thời Lý bị phân hóa sâu sắc hơn:

+ Tầng lớp tăng lên: địa chủ. Bên cạnh quý tộc, quan lại, một số ít dân thường do có nhiều ruộng đất cũng trở thành địa chủ có thế lực ở địa phương.

+ Nông dân chiếm đa số trong dân cư. Vì kinh tế Việt Nam gắn với nông nghiệp.

Câu 2: Hãy cho biết hai sự kiện lớn thời Lý đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt? Cho biết đặc điểm của nền giáo dục thời Lý?

Gợi ý trả lời

- Hai sự kiện lớn thời Lý đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt:

+ Sự kiện thứ nhất: năm 1075 Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử.

+ Sự kiện thứ hai: Năm 1075 khoa thi cử đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Đặc điểm của nền giáo dục thời Lý: chủ yếu dạy chữ Hán và một số sách Nho giáo.

Câu 3:  Cho biết đặc điểm hình trang trí rồng thời Lý? Công trình kiến trúc nào được xây dựng từ thời Lý?

Gợi ý trả lời

- Đặc điểm hình trang trí rồng thời Lý: mình trơn, uốn lượn uyển chuyển như hình ngọn lửa.

- Công trình kiến trúc: chùa Một Cột, chùa Láng.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Những chuyển biến trong đời sống kinh tế dưới thời Lý
  • Sinh hoạt xã hội và văn hóa của người dân nhà Lý
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM