Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1

Qua bài 21: Ôn tập chương 1 dưới dây sẽ giúp các em nắm vững một số kiến thức cơ bản nhất về giống cây trồng, đất, phân bón và bảo vệ cây trồng nông, lâm nghiệp; biết được cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn, virut và nấm trừ sâu;.... từ đó, chuẩn bị tốt cho kì thi kiểm tra học kì 1 sắp tới. Mời các em cùng theo dõi bài ôn tập.

Công nghệ 10 Bài 21: Ôn tập chương 1

1. Tóm tắt lý thuyết

Hình 1. Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức chương 1

1.1. Giống cây trồng trong sản xuất nông, lâm nghiệp

- Khảo nghiệm giống cây trồng:

  • Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm.
  • Các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.

- Sản xuất giống cây trồng:

  • Hệ thống sản xuất giống cây trồng.
  • Các quy trình sản xuất giống cây trồng.
  • Sự khác nhau giữa quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn với cây trồng thụ phấn chéo.

- Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống cây trồng nông, lâm nghiệp:

  • Cơ sở khoa học.
  • Quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô.
  • Ý nghĩa của công nghệ.

1.2. Sử dụng và bảo vệ đất nông, lâm nghiệp

- Một số tính chất của đất trồng.

  • Cấu tạo keo đất.
  • Phản ứng của dung dịch đất; Ý nghĩa phản ứng của dung dịch đất.
  • Độ phì nhiêu của đất; Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất.

- Sử dụng và cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn, đất phèn.

  • Nguyên nhân hình thành.
  • Đặc điểm.
  • Biện pháp cải tạo và sử dụng.

1.3. Sử dụng và sản xuất phân bón

- Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường.

  • Phân bón hóa học.
  • Phân bón hữu cơ.
  • Phân bón vi sinh vật.

- Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.

  • Phân bón vi sinh vật cố định đạm.
  • Phân bón vi sinh vật chuyển hóa lân.
  • Phân bón vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

1.4. Bảo vệ cây trồng

- Điều kiện phát sinh, phát triển sâu bệnh hại cây trồng.

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.
  • Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch.
  • Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
  • Nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
  • Các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

- Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường.

  • Ảnh hưởng đến quần thể sinh vật.
  • Ảnh hưởng đến môi trường và con người.

- Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật.

  • Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.
  • Chế phẩm virus trừ sâu.
  • Chế phẩm nấm trừ sâu.

2. Bài tập minh họa

Vẽ và giải thích sơ đồ hệ thống sản xuất giống cây trồng nông nghiệp.

Hướng dẫn giải:

Sơ đồ hệ thống sản xuất giống cây trồng nông nghiệp:

Sơ đồ hệ thống sản xuất giống cây trồng nông nghiệp:

Hệ thống sản xuất giống gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn một: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng (SNC):

  • Hạt giống SNC là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết rất cao.
  • Tiến hành tại các xí nghiệp, các trung tâm sản xuất giống chuyên trách.

- Giai đoạn hai: Sản xuất hạt giống nguyên chủng (NC) từ siêu nguyên chủng (SNC):

  • Hạt giống NC là hạt giống chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống SNC.
  • Tiến hành tại các công ty hoặc các trung tâm giống cây trồng.

- Giai đoạn ba: Sản xuất hạt giống xác nhận (XN):

  • Hạt giống XN được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.
  • Tiến hành tại các cơ sở nhân giống liên kết giữa các công ti, trung tâm và cơ sở sản xuất.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu những ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

Câu 2: Nêu định nghĩa và cấu tạo của keo đất.

Câu 3: Nêu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường xung quanh và biện pháp hạn chế.

Câu 4: Nêu cơ sở khoa học và quy trình công nghệ sản xuất các chế phẩm vi khuẩn, vi rút, nấm trừ sâu bảo vệ cây trồng.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Một trong những phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là:

A. Xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

B. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái.

C. Tăng cường sản xuất lương thực để xuất khẩu.

D. Mở rộng khu chăn nuôi, trồng trọt.

Câu 2: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta trong những năm gần đây là:

A. Sản xuất lương thực tăng liên tục.

B. Sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

C. Đáp ứng được nhu cầu sản xuất công nghiệp.

D. Hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Câu 3: Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:

A. Sản xuất lương thực tăng liên tục.

B. Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

C. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế?

A. Trên 50%

B. 30%

C. 80%

D. 20%

Câu 5: Những tồn tại, hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay?

A. Năng suất và chất lượng còn thấp.

B. Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

C. Xuất khẩu còn hạn chế, giá rẻ do chế biến kém, chủ yếu bán sản phẩm thô.

D. Tất cả các ý trên.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Ôn tập chương 1 Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này học sinh phải hệ thống, khái quát và nắm được nội dung kiến thức cơ bản về: Giống cây trồng; Sử dụng, bảo vệ đất Nông, Lâm nghiệp; Sử dụng vàứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất phân bón; Bảo vệ cây trồng.

Ngày:30/07/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM