Bài học Công Nghệ 10

1. Giới thiệu bài học Công Nghệ THPT

1.1. Tính cụ thể và tính trừu tượng

- Tính cụ thể được biểu hiện ở chỗ nội dung môn học phản ánh những đối tượng mà HS có thể tri giác trực tiếp được trên đối tượng thực hay mô hình của chúng (sản phẩm, vật mẫu, thao tác mẫu,…).

- Tính trừu tượng thể hiện qua các khái niệm, nguyên lý, quá trình kĩ thuật - công nghệ mà HS không thể trực tiếp tri giác được. Chẳng hạn, khái niệm dòng điện xoay chiều, từ trường; phương pháp hình cắt – mặt cắt, quá trình truyền và biến đổi chuyển động… Để thể hiện những nội dung này, trong các tài liệu giáo khoa người ta phải mô phỏng chúng bằng các kí hiệu, hình vẽ, sơ đồ… Để nhận thức được những nội dung này HS phải hình dung, tưởng tượng, khái quát hóa,…nghĩa là phải thực hiện các thao tác tư duy.

 - Đặc điểm này đòi hỏi phải vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng, giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lí tính, giữa cấu trúc hình thức bên ngoài với diễn biến nguyên lí bên trong của các đối tượng kĩ thuật.

- Nguyên tắc này đòi hỏi trong dạy học cần phải:

+ Phân tích tìm ra điểm xuất phát tương đối của mỗi khâu nhận thức (từ cái cụ thể - trực quan hay cái trừu tượng - lí thuyết). Đó là cơ sở cho việc vận dụng con đường quy nạp hay diễn dịch trong mỗi bài dạy.

 + Xác định đúng đắn vị trí vai trò trực quan, coi nó như một phương tiện, điều kiện của sự chuyển hoá biện chứng từ cụ thể sang trừu tượng và ngược lại.

1.2. Tính thực tiễn

- Tính thực tiễn là một thuộc tính vốn có của kỹ thuật vì mục đích, đối tượng và kết quả nghiên cứu kỹ thuật công nghệ đều xuất phát từ thực tiễn, phản ành thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thự tiễn. Sự ra đì của mỗi máy móc, thiết bị kỹ thuật hay công nghệ mới bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu con người và nó cũng chỉ tồn tại và phát triển khi đáp ứng được nhu cầu đó.

1.3. Tính tổng hợp, tích hợp.

 - Tính tổng hợp được thể hiện ở chỗ môn học được xây dựng trên cơ sỡ nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp, nghĩa là chú trọng đến những nguyên tắc, nguyên lý chung, những kỹ năng phổ biến, thiết yếu đối với cuộc sống ( xem mục nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp)

 - Tích hợp, theo cách hiểu thông thường lá sự thống nhất các phần tử khác nhau trong một chỉnh thể thống nhất, kết quả của quá trình đó là sự ra đời một hệ thống mới mà trong đó các phần tử liên hệ với nhau chặt chẽ hơn và bản thân thuộc tính của các phần tử cũng có sự thay đổi.

 Nội dung môn học KTCN mang tính tổng hợp và tích hợp vì nó là môn học ứng dụng, hàm chứa những phần tử kiến thức thuộc nhiều môn khoa học khác nhau: Toán học, hoá học, vật  lí học, kinh tế học, xã hội học…nhưng lại liên quan, thống nhất với nhau trong việc phản ánh những đối tượng kỹ thuật cụ thể. Chẳng hạn: trong vẽ kỹ thuật, phép chiếu song song là cơ sở xây dựng chiều dài trục đo. Phép chiếu phối cảnh là cơ sở xây dựng hình chiếu phối cảnh; trong chế tạo cơ khí, các thiết bị phương pháp gia công dực trên các nguyên tắc truyền và biến đổi chuyển động – năng lượng - lực; trong kỹ thuật điện, việc chế tạo các thiết bị điện/máy điện đều dực trên nguyên lý cảm ứng điện từ, thiết kế mạch điện phải dực trên định luật ôm; các linh kiệm điện tử đều dực trên ttính chất của các lớp tiếp giáp của 2 chất bán dẫn npn.

2. Giới thiệu bài học Công Nghệ 10

Môn Công nghệ trong Trường trung học phổ thông (tiếng Anh: technology) là sự tạo ra, sự biến đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ cũng có thể chỉ đến một tập hợp những công cụ như vậy, bao gồm máy móc, những sự sắp xếp, hay những quy trình. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. Thuật ngữ có thể được dùng theo nghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ như "công nghệ xây dựng", "công nghệ thông tin".

Năm học lớp 10 là năm học quan trọng đối với học sinh cấp THPT. Trong đó môn Công Nghệ 10 về nội dung kiến Nthức của bộ môn Công Nghệ. Học sinh tiếp cận với Kỹ Thuật Nông, Lâm ghiệp và Tìm hiểu về Tạo Lập Doanh Nghiệp. Công Nghệ 10 chia làm 2 phần. Phần 1: Kỹ Thuật Nông, Lâm ghiệp, Phần 2: Tạo Lập Doanh Nghiệp. Chính vì vậy, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống bài giảng chương trình SGK môn Công Nghệ 10 gồm 2 phần 5 chương với 56 bài bên dưới. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

3. Hướng dẫn học hiệu quả môn Công nghệ 10

Để học giỏi môn Công nghệ trong nhà trường, các em cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý. Kiến thức bộ môn Công nghệ rất rộng và sâu, nên ngoài việc làm tất cả các bài tập trong Sách giáo khoa và Sách bài tập, bài viết dưới đây sẽ giúp các em hình dung và dễ dàng tóm tắt những ý chính.

3.1. Xây dựng tình yêu với môn Công nghệ 10

Công nghệ là môn khoa học thực tiễn, có tính chất thực tế, có tác động quan trọng đối với quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trong tương lai. Kích thích tính ham học hỏi, tìm kiếm những kiến thức khoa học xung quanh. Từ đó xây dựng nên tình yêu của học sinh với bộ môn Công nghệ

3.2. Bổ sung thêm nhiều kiến thức bên ngoài

- Chương trình học môn Công nghệ trong Sách giáo khoa là chương trình căn bản, dùng cho mọi đối tượng học sinh lớp 12. Chính vì vậy mà kiến thức trong đó thuộc dạng rất cơ bản nhất, nhưng những kiến thức đó đôi khi không được giải thích rõ ràng bởi vì thời lượng học trên trường không cho phép.

- Do đó, để dễ dàng tiếp thu, các em nên bổ sung các kiến thức khác bên ngoài sách giáo khoa, chẳng hạn như chương trình Youtube về giáo dục,… để học sinh có cơ hội hiểu rõ vấn đề hơn.

3.3. Nâng cao tinh thần tự học

Xây dựng tinh thần tự học tạo cho học sinh thói quen tự lập, tự tìm hiểu thông tin, không lệ thuộc nhiều vào người khác. Trên thực tế, thời gian của 1 tiết học là không đủ để giáo viên truyền đạt hết nội dung kiến thức tiết học. Do đó khi gặp vấn đề nào khó, học sinh tự học phải vận dụng khả năng, kiến thức cùng với thông tin tự tìm tòi được của mình để giải quyết. Điều đó sẽ giúp bản thân nhớ lâu hơn về kiến thức cũng như vấn đề mình tự tìm hiểu. Ngoài ra việc tự học còn giúp học sinh linh động trong thời gian học, phân chia thời gian học phù hợp với mình.

3.4. Xây dựng nhóm học tập

Học nhóm đang là hình thức học hiện đại được áp dụng rộng rãi, nó rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng mềm hữu ích như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,... Còn về mặt kiến thức, khi học nhóm học sinh sẽ thu nhận được nhiều ý tưởng cũng như thông tin từ các bạn khác trong nhóm, đẩy nhanh được quá trình học tập, giải quyết vấn đề. Khi học nhóm học sinh có thể kiểm tra chéo cho nhau để tìm ra và khắc phục những lỗi sai, đồng thời việc học nhóm còn tăng cường tính cạnh tranh trong việc học tập.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM