Sinh học 11 Bài 24: Ứng động

Trong bài học này các em được tìm hiểu về khái niệm ứng động, các kiểu ứng động và vai trò của ứng động đối với đời sống của thực vật. Giải thích được một số hiện tượng thực tế do ứng động gây ra.

Sinh học 11 Bài 24: Ứng động

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm ứng động

- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
+ Các loại ứng động:

  • Theo tác nhân kích thích: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động….
  • Theo hình thức sinh trưởng: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng

+ Ví dụ:

Ví dụ minh họa về quang ứng động

Ví dụ minh họa bề nhiệt ứng động

Hóa ứng động và ứng động tiếp xúc

1.2. Các kiểu ứng động

a. Ứng động sinh trưởng

- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của kích thích không định hướng.
+ Ví dụ: hoa tuy lip nở tùy theo nhiệt độ.

Sự nở hoa theo nhiệt độ (ứng động sinh trưởng)

- Cơ sở tế bào học: tốc độ sinh trưởng dãn dài không đều của tế bào tại hai phía trên và dưới của các cơ quan lá và cánh hoa

b. Ứng động không sinh trưởng

- Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào.
Có 2 loại:

  • Ứng động sức trương.
  • Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.

+ Ví dụ: vận động cụp lá ở cây trinh nữ, bắt mồi của cây nắp ấm
+ Cơ sở tế bào học: Do sự biến đổi hàm lượng nước trong các tế bào chuyên hóa (khí khổng) và cấu trúc chuyên hóa (chỗ phình) hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa học gây nên.

Ví dụ ứng động không sinh trưởng

1.3. Vai trò của ứng động

+ Trả lời các kích thích không định hướng đảm bảo sự tồn tại của thực vật.

2. Bài tập minh họa

Nêu vai trò của ứng động đối với đời sống của thực vật.
Hướng dẫn giải:

- Vai trò của ứng động:

  • Ứng động sinh trưởng giúp cây phản ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
  • Ứng động không sinh trưởng giúp thực vật có những phản ứng kịp thời, thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Ứng động sinh trưởng là gì?

Câu 2: Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng.

Câu 3: Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào?

Câu 4: Phân biệt ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Muốn củ, thân (khoai lang, khoai tây, hành tỏi) không nảy mầm phải để ở?

A. Trong tối, nhiệt độ thấp.
B. Ngoài sáng, nhiệt độ cao. 
C. Nơi khô, nhiệt độ cao. 
D. Trong nước, nhiệt độ thấp.

Câu 2: Ứng động sinh trưởng là?

A. Hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng. 
B. Sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên. 
C. Sự vận động khi có tác nhân kích thích. 
D. Thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích. 

Câu 3: Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm cơ bản nào?

A. Không liên quan tới sự phân chia tế bào. 
B. Tác nhân kích thích không định hướng. 
C. Có nhiều tác nhân kích thích. 
D. Có sự vận động vô hướng.

Câu 4: Cây thích ứng với môi trường của nó bằng

A. hướng động và ứng động.

B. đóng khí khổng, lá cụp xuống.

C. sự tổng hợp sắc tố.

D. thay đổi cấu trúc tế bào.

Câu 5: Một ứng động diễn ra ở cây là do

A. tác nhân kích thích một phía.

B. tác nhân kích thích không định hướng.

C. tác nhân kích thích định hướng.

D. tác nhân kích thích của môi trường

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Ứng động Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nắm được khái niệm ứng động và vai trò của ứng động đối với thực vật
  • Nhận biết được các dạng ứng động
  • So sánh được ứng động và hướng động
Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM