Sinh học 11 Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

Trong bài này các em sẽ củng cố lại kiến thức lí thuyết về: khái niệm, quy trình tiến hành một số phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật: giâm, chiết, ghép chồi. Giúp các em thực hành hiệu quả các phương pháp trong thực tiễn.

Sinh học 11 Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

1. Tóm tắt lý thuyết

a. Kiến thức ôn tập

- Khái niệm giâm cành: Giâm cành là hình thức cắt từ thân, nhánh hay từ đoạn thân có chồi ngọn. Nơi vết cắt sẽ mọc ra một khối tế bào không chuyên hóa gọi là mô sẹo (callus), sau đó các rễ bất định mọc ra từ mô sẹo này.

- Khái niệm chiết cành: Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới

- Khái niệm ghép chồi: Ghép chồi (ghéo cành) là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép).

+ Một chồi cành hay một cành nhỏ từ một cây này có thể được ghép lên một cây khác của các loài có quan hệ họ hàng gần hay các thứ khác nhau của cùng một loài. Ghép cây phải thực hiện lúc cây còn non. Cây cho hệ thống rễ được gọi là gốc ghép (stock), cành hay chồi ghép được gọi là cành ghép (scion). Ghép có thể kết hợp được chất lượng tốt giữa cành ghép và gốc ghép.

b. Chuẩn bị thí nghiệm

  • Kéo cắt cây, dao cắt, dao ghép, băng chất dẻo, dây buộc, phễu giấy, một số chồi cà phê, cành cà phê, cây rau ngót, cành ổi
  • Chia lớp thành 4 tổ,mỗi tổ đều thực hiện:giâm,chiết ,ghép

2. Quy trình thực hành

a. Thí nghiệm giâm cành

- Chọn phần cơ quan sinh dưỡng cần giâm → vùi vào đất ẩm → nảy chồi → cây con
- Quy trình chi tiết:

Quy trình giâm cành

- Điều kiện: 

  • ​Bảo đảm giữ ẩm và tùy loài cây mà kích thước thân cành phù hợp.
  • Cành giâm phải là cành bánh tẻ, không già và không non quá, cành càng to khỏe càng dễ lên, cắt dài khoảng 20 cm, tỉa bớt lá chỉ để khoảng 2 lá già
  • Cành giâm cắt phải sát phía dưới mắt mầm, cách mắt khoảng 2mm, cắt vát 45 độ xuôi theo chiều mắt mầm, khi giâm cũng cắm cành nghiêng 1 góc khoảng 45 độ.

b. Thí nghiệm chiết cành

- Chọn cành chiết cạo lớp vỏ, bọc đất mùn → khi ra rễ → cắt rời cành → trồng thành cây mới.
- Quy trình chiết cành:

Quy trình chiết cành

- Điều kiện:

Cạo sạch lớp tế bào mô phân sinh dưới vỏ.

  • Bảo đảm giữ ẩm và tuỳ loài cây mà kích thích đoạn thân, cành phù hợp.
  • Nên chọn cành chiết từ cây khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để cây con sau này khoẻ, khả năng phát triển tốt, đậu trái nhiều.
  • Đất thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm.

c. Thí nghiệm ghép cành

- Dùng cành, chồi hay mắt ghép của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác.
- Quy trình ghép chồi và ghép cành:

Quy trình ghép chồi

Quy trình ghép cành

- Điều kiện:

  • Phần vỏ của cành ghép và gốc ghép có mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau.
  • Hai cây cùng ghép cùng loài, cùng giống.

3. Báo cáo kết quả thực hành

Mẫu báo cáo

Họ và tên ………….
Lớp …………………

Bảng báo cáo kết quả thực hành

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

  • Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính: Chiết, giâm, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành.
  • Thực hiện được các phương pháp nhân giống: Chiết, giâm cành, ghép chồi(ghép mắt), ghép cành.
  • Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng. Hình thành kỹ năng tư duy tích cực trong học tập của học sinh.
  • Tạo kỹ năng làm việc nhóm cho HS. Vận dụng kiến thức trong bài để bảo quản nông sản, tạo quả không hạt nâng cao lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp.
Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM