Lịch Sử 8 Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Mời các em cùng đến với bài “Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918”. Đây là bài ôn tập cuối cùng trước khi chúng ta kết thúc chương trình Lịch Sử lớp 8. Bài học sẽ giúp các em xâu chuỗi lại những kiến thức quan trọng và cần ghi nhớ.

Lịch Sử 8 Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những sự kiện chính

1.1.1. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh của nhân dân ta (1858-1918)

- 1-9-1858 Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn cuộc xâm lược Việt Nam. Triều đình lãnh đạo nhân dân chống trả quyết liệt.

- 2-1859 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã, nhân dân địa phương tự động chống giặc

- 24-2-1861 Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa -Vĩnh Long. Quân ta kháng cự mạnh nhưng không thắng.

+ Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861)

+ Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa -Gò Công chuyển về Tân Phước.

+  Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp.

- 6-1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh long, An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn. Nhân dân ta đứng lên chống Pháp:

+ Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến tre, Vĩnh Long , Sa Đéc.

+ Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp.

+ Nguyễn Hữu Huân ở Tân An , Mỹ Tho.

+ Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông ( Rạch Giá )

+ Dùng thơ văn để chiến đấu : như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huấn Nghiệp, Phan Văn Trị.

- Ngày 20-11 Pháp đánh thành Hà Nội lần I, chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định. Nhân dân ta không chịu khuất phục:

+ Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình, nhưng thất bại, bị thương nhịn ăn mà chết.

+ Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh Hà

+  Chiến thắng Cầu-Giấy lần thứ I

- 25-4-1882 Pháp đánh thành Hà Nội lần II, chiếm Hòn Gai , Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

Về phía ta:

+ Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành.

+ Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư hai

- 18-8-1883 18-8-1883 Hạm đội Pháp đánh Thuận An. - Triều đình Huế đình chiến, ký hai Hiệp ước là Hác- Măng và Pa- tơ -nốt.

- 1884 Hiệp ước Pa- tơ -nốt được kí kết. Việt Nam là thuộc địa , nưả phong kiến của Pháp.

1.1.2. Phong trào Cần Vương

Ngày 5/7/1885: Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.

- Ngày 13/7/1885: Ra chiếu Cần Vương.

- 1885- 1888: Phong trào phát triển rộng khắp.

- 1888 – 1895: Phong trào qui tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình (1886-1887), Bãi Sậy (1883-1892), Hương Khê (1885-1895).

1.1.3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918)

- 1905-1909: Phong trào Đông du: Hội Duy Tân, học sinh yêu nước Việt Nam sang Nhật học.

- 1907: Đông Kinh nghĩa thục.

- 1908: Cuộc vận động Duy Tân và phong trào Duy Tân và chống thuế ở Trung Kì.

- 1916: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế

- 1917: Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên

- 1911-1917: Nguyễn Tất Thành xuất dương tìm đường cứu nước và những hoạt động cách mạng bước đầu.

1.2. Những nội dung chủ yếu

1.2.1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Pháp đòi hỏi phải có nhu cầu xâm chiếm thuộc địa để khai thác và bóc lột. Việt Nam giàu sức người sức của đã trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp

1.2.2. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?

Nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp một phần thuộc về trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn. Chính thái độ không kiên quyết, ảo tưởng và thương lượng, xa rời nhân dân của triều đình Huế đã làm cho nước ta trở thành thuộc địa của Pháp

1.2.3. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở nước ta?

- Quy mô : Khắp miền Trung Kì và Bắc Kì, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

- Hình thức và phương pháp đấu tranh : Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với trueyefn thống đấu tranh của dân tộc)

- Tính chất : là cuộc đấy tranh giải phóng dân tộc

- Ý nghĩa : chứng tỏ ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta mãnh liệt, không gì tiêu diệt được

1.2.4. Những chuyển biến về tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?

- Nguyên nhân sự chuyển biến : tác dụng của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật Bản

- Những biểu hiện cụ thể :

+ Về chủ trương, đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản)

+ Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách

+ Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

1.2.5. Nhận xét chung về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

- Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

- Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

- Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .

- Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .

- Những biểu hiện cụ thể :

+ Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

+ Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

+ Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

1.2.6. Bước đầu hoạt động của Nguyễn Tất Thành

- 5/6/1911, ra đi tìm đường cứu nước.

- Đi qua nhiều nước ở châu ắ, Châu Mĩ, châu Phi đến 1917 về Pháp hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước.

- Tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga.

- Ý nghĩa: Những hoạt động tuy chỉ là bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

2. Luyện tập

Câu 1: Nêu tình hình nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX-trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp

Gợi ý trả lời

- Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn khủng hoảng. Những mâu thuẫn xã hội nảy sinh, biểu hiện bằng những cuộc bạo loạn và khởi nghĩa nông dân bùng phát trên phạm vi cả nước. Nền kinh tế tiểu nông cần được phát triển đã gặp phải trở lực lớn là chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời.

- Yêu cầu lịch sử lúc này là thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, giải phóng sức sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.

- Giữa lúc đó, các nước phương Tây trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông.

- Sau một thời gian dài điều tra, tìm hiểu, tư bản Pháp đã tìm cách thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam, thông qua hoạt động của một số giáo sĩ trong Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp. Bằng nhiều thủ đoạn, chúng đã thiết lập những cơ sở chính trị, xã hội đầu tiên trên đất nước ta, dọn đường cho cuộc chiến tranh xâm lược sắp tới.

Câu 2:  Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858

Gợi ý trả lời

- Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

- Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

- Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

- Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.

- Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

- Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng (từ 1-9-1858 đến 23-3-1860), Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.
 
=> Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

Câu 3: Tại sao triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất?

Gợi ý trả lời

- Hòa ước Nhâm Tuất hay Hiệp ước Nhâm Tuất, được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp (hay Thiếp) với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos Palanca Guttiere. Đây chính là hòa ước bất bình đẳng "đầu tiên" của Việt Nam ký với Pháp, mở đầu cho "cuốn vong quốc sử Việt Nam" từ nửa đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.

- Nguyên nhân chính khiến triều đình Tự Đức phải ký kết hiệp ước là vì lúc đó ở Bắc Kì có các cuộc nổi dậy đang đánh phá dữ dội (đáng kể nhất là của: Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc)...mà trong Nam Kỳ thì thực dân Pháp đã đánh chiếm được bốn tỉnh là: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.

- Sau khi so sánh hai mối nguy, triều đình Tự Đức bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hòa với thực dân, để có thể đưa đại quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang huy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn.

3. Kết luận

Bài học tóm tắt phong trào yêu nước trước và trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Các em cần ghi nhớ các sự kiện lịch sử của nước ta trong những năm 1858 - 1918 với nguyên nhân, diễn biến và kết quả, ý nghĩa mà các sự kiện này để lại.

Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM