Lịch Sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Kinh tế Nhật Bản phát triển nhưng không ổn định sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược toàn thế giới. Mời các em theo dõi bài học để hiểu rõ hơn.

Lịch Sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

a. Kinh tế

- Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật thu nhiều lợi nhuận (sản lượng công nghiệp tăng 5 lần).

- Sau chiến tranh, kinh tế Nhật ngày càng gặp khó khăn: nông nghiệp vẫn lạc hậu không có gì thay đổi so với công nghiệp.

- Giá gạo tăng lên, đời sống nhân dân khó khăn.

=> Phát triển mạnh nhưng tốc độ tăng trưởng không đều, không ổn định.

b. Xã hội

- 1918, cuộc “ bạo động lúa gạo” bùng nổ lôi cuốn hơn 10 triệu người tham gia.

- Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi => 7/1922, Đảng Cộng Sản Nhật ra đời, trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.

- Năm 1927, Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hổi của nền kinh tế.

1.2. Nhật Bản trong những năm 1929-1939

a. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

Nền kinh tế Nhật bản bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

- Công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80%, 3 triệu người thất nghiệp, nông đấu tranh quyết liệt

- Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.

b. Biện pháp

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược:

- Khởi đầu chiếm Trung Quốc, sau đó là Châu Á và toàn thế giới.

- Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

- Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ

c. Phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật

- Các phong trào diễn ra sôi nổi

- Hạt nhân là Đảng Cộng sản, diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa, lôi cuốn nhân dân, binh lính, sĩ quan

- Năm 1939 có tới 40 cuộc đấu tranh phản chiến.

- Kết quả: cuộc đấu tranh thất bại, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật

2. Luyện tập

Câu 1: Nêu những nét lớn về tình hình Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1929.

Gợi ý trả lời

 - Kinh tế:

+ 1918 – 1927: nền kinh tế Nhật Bản phát triển: sản lượng công nghiệp tăng nhanh, thị trường buôn bán được mở rộng....

+ Từ 1927, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

- Xã hội: Hàng loạt các cuộc đấu tranh chống chính phủ của quần chúng lao động đã diễn ra. Tiêu biểu là: cuộc “bạo động lúa gạo” (1918)....

Câu 2: Lập bảng so sánh tình hình Nhật Bản và nước Mĩ trong những năm 1918 – 1929.

Gợi ý trả lời

- Hoàn cảnh lịch sử

+ Nhật Bản: Được hưởng nhiều lợi ích từ chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Mĩ: Được hưởng nhiều lợi ích từ chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

+ Nhật Bản: Kinh tế phát triển trong một thời gian ngắn rồi nhanh chóng lâm vào khủng hoảng, suy thoái.

+ Mĩ: Kinh tế bước vào thời kì phát triển phồn vinh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

- Tình hình chính trị - xã hội - chính trị

+ Nhật Bản: Xã hội không ổn định: phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi.

+ Mĩ: Nền thống trị của giai cấp tư sản được củng cố, xã hội ổn định.

Câu 3: Trình bày những nét nổi bật của tình hình nước Nhật trong những năm 1929 – 1939.

a. Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Nhật.

b. Nhật Bản đi theo con đường phát xít hóa như thế nào?

Gợi ý trả lời

a. Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

- Kinh tế: Lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng: năm 1931, sản lượng công nghiệp giảm 32.5%, ngoại thương giảm 80% so với năm 1929.

- Xã hội: hàng triệu người thất nghiệp, các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra sôi nổi.

- chính trị: lực lượng quân phiệt ngày càng tăng cường ảnh hưởng trong đời sống chính trị Nhật Bản.

b. Nhật Bản chuyển sang chế độ độc tài phát xít thông qua việc:

+ Thứ nhất: Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

+ Thứ hai: tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa: Tháng 9/1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất này thành thuộc địa.

3. Kết luận

Bài học tóm tắt tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trong những năm 1918 đến 1939. Qua bài học các em cần nắm được những nét nổi bật của Nhật Bản trong hai giai đoạn: giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và giai đoạn từ năm 1929 - 1939.

Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM