Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Trong cao trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XI X, bên cạnh các cuộc khởi nghĩa do văn thân sĩ phu lãnh đạo còn có các cuộc khởi nghĩa tự phát của nông dân. Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của nông dân Yên Thế, tỉnh Bắc Giang do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Mời các em cùng đến với bài “Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX”.

Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khởi nghĩa Yên Thế

a. Căn cứ

- Phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.

- Địa hình hiểm trở, cây cối rậm rạp...

b. Đặc điểm dân cư

Đa phần là dân ngụ cư, có cuộc sống phóng túng.

c. Nguyên nhân

- Thực dân Pháp 2 lần chiếm đất, bình định Yên Thế.

- Để bảo vệ cuộc sống, nhân dân Yên Thế đứng lên đấu tranh.

d. Diễn biến

Chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: (1884-1892):

+ Nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.

+ Lãnh đạo: Đề Nắm, sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám chỉ huy.

- Giai đoạn 2:(1893-1908):

+ Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.

+ Đề Thám 2 lần giảng hòa với Pháp (Lần 1 vào tháng 10-1894 và lần 2 vào tháng 12-1897)

- Giai đoạn 3: (1909-1913)

+ Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế.

+ Lực lượng nghĩa quân hao mòn dần.

Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế

e. Kết quả:

10-2-1913, Đề Thám bị sát hại => Khởi nghĩa tan rã.

1.2. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi

- Ở Nam Kì, nhân dân các dân tộc thiểu số đã sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp từ giữa thế kỉ XIX.

- Ở miền Trung, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước cầm đầu.

- Ở Tây Nguyên, tù trưởng N’Tgang Guh, Ama Kol, Ama Jhao… đã kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu từ 1889 đến 1905.

- Ở Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Mường, Thái… tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp lập căn cứ kháng chiến ở Lai Châu, Sơn La hoạt động mạnh ở sông Đà.

- Trong các năm từ 1884 đến 1890, xuất hiện các toán quân người Thái dưới sự chỉ huy của Đèo Văn Trì, Nông Văn Quang, Cầm Văn Thanh, Cầm Văn Hoan.

- Đồng bào Thái ở Sơn La, Yên Bái do Đèo Chính Lục, Đặng Phúc Thành cầm đầu đã phục kích quân Pháp ở nhiều nơi.

- Đồng bào Mông ở Hà Giang do Hà Quốc Thượng lãnh đạo đã nổi dậy chống Pháp từ năm 1894 đến năm 1896.

- Tại vùng Đông Bắc Kì, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu nhất là đội quân của Lưu Kỳ.

2. Luyện tập

Câu 1: Nguyên nhân khiến cho cuộc khởi nghĩa Yên Thế có thời gian tồn tại lâu dài?

Gợi ý trả lời

Khởi nghĩa Yên Thế lại kéo dài 30 năm:

- Liên kết tốt với cả nước.

- Lãnh đạo giỏi và tài ba.

- Thành phần tham gia khá đông.

- Quy mô khá rộng.

- Trình độ tổ chức tương đối cao.

- Sức chiến đấu bền bỉ.

Câu 2: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại?

Gợi ý trả lời

Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế bao gồm:

- Thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến với đường lối lãnh đạo đúng đắn.

- Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến).
Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền không công cũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân.

- Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy được lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng.

- Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp vói nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.

- Thiếu cộng tác vói các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó.

- Trong đó, nguyên nhân đầu tiên là cơ bản nhất phản ảnh tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX

3. Kết luận

Trước tình hình Pháp xâm lược và áp đặt ách thống trị ở nước ta, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Kết thúc bài học này, các em cần ghi nhớ nguyên nhân, diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến Yên Thế và các cuộc đấu tranh của dân tộc miền núi.

Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM