Công nghệ 11 Bài 39: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong

Nội dung của Bài 39: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong dưới dây sẽ giúp các em củng cố lại nội dung chính của các chương: Chương III - Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi, Chương IV - Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí, Chương V- Đại cương về động cơ đốt trong, Chương VI- Cấu tạo của động cơ đốt trong, Chương VII- Ứng dụng động cơ đốt trong đã học, nhằm rèn luyện và vận dụng kiến thức để giải một số bài tập liên quan.....từ đó, có thể ôn tập tốt cho bài kiểm tra sắp tới. Để chuẩn bị tốt cho phần này, mời các em cùng theo dõi nội dung bài ôn tập.

Công nghệ 11 Bài 39: Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ thống hóa kiến thức phần chế tạo cơ khí

- Vật liệu cơ khí: Một số tính chất của vật liệu cơ khí. Một số loại vật liệu cơ khí.

+ Công nghệ chế tạo phôi:

  • Đúc.
  • Gia công áp lực: Rèn tự do, dập thể tích.
  • Hàn

+ Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí.

  • Công nghệ cắt gọt kim loại: Nguyên lí cắt và dao cắt. Gia công trên máy tiện, các chuyển động khi tiện, khả năng gia công của tiện.
  • Tự động hóa trong chế tạo cơ khí: Máy tự động, máy tự động và dây chuyền tự động, rô bốt công nghiệp, dây chuyền tự động. Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí.

1.2. Hệ thống hóa kiến thức phần động cơ đốt trong

- Đại cương về động cơ đốt trong:

  • Khái niệm phân loại động cơ đốt trong.
  • Cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
  • Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.

- Cấu tạo của động cơ đốt trong:

  • Thân máy và nắp máy.
  • Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
  • Cơ cấu phân phối khí.
  • Hệ thống bôi trơn.
  • Hệ thống làm mát.
  • Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.
  • Hệ thống đánh lửa.
  • Hệ thống khởi động.

- Ứng dụng của động cơ đốt trong:

  • Động cơ đốt trong dùng cho ô tố.
  • Động cơ đốt trong dùng cho xe máy.
  • Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp.
  • Động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy.
  • Động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Muốn đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí cần thực hiện những giải pháp gì?

Hướng dẫn giải:

- Muốn đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí cần thực hiện những giải pháp sau:

+ Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất để giảm chi phí năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu.

+ Có các biện pháp xử lí dầu mỡ và nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất trước khi thải ra môi trường.

+ Giáo dục ý thức bảo về môi trường cho người dân, tích cực trồng cây, giữ gìn vệ sinh môi trường

Bài 2: Hãy nêu các ví dụ về ô nhiễm môi trường do sản xuất cơ khí gây ra.

Hướng dẫn giải:

  • Các chất thải như dầu mỡ, chất bôi trơn chưa qua xử lí sẽ gây ô nhiễm môi trường.
  • Sử dụng nước sông, hồ để làm nguội các sản phẩm cơ khí sẽ làm chết các sinh vật sống trong nước.
  • Khí thải do sản xuất cơ khí gây ô nhiễm không khí.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Dây chuyền tự động là gì?

Câu 2: Trình bày các chuyển động khi tiện.

Câu 3: Trình bày quá trình hình thành phoi

Câu 4: Rôbốt là gì? Hãy nêu ví dụ vể việc sử dụng rôbốt trong sản xuất cơ khí.

Câu 5: Hãy nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Khi Pittong ở Điểm chết trên ( ĐCT) kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích:

A. Toàn phần 
B. Công tác 
C. Buồng cháy 
D. không gian làm việc động cơ

Câu 2: Khởi động bằng tay thường sử dụng cho những công suất : 

A. Công suất lớn 
B. Công suất nhỏ
C. Công suất trung bình 
D. Công suất rất lớn

Câu 3: Chu trình làm việc của động cơ đốt trong lần lượt xảy ra các quá trình nào?

A. Nạp – nén – nổ – xả.
B. Nạp – nổ – xả - nén
C. Nạp – nổ – nén – xả
D. Nổ – nạp – nén – xả

Câu 4: Vùng nào trong động cơ  cần làm mát nhất?

A. Vùng bao quanh cácte       
B. Vùng bao quanh đường xả khí thải 
C. Vùng bao quanh buồng cháy 
D. Vùng bao quanh đường nạp

Câu 5: Xe Honda (Dream) sử dụng hệ thống làm mát bằng 

A. Nước
B. Dầu
C. Không khí
D. Kết hợp giữa làm mát bằng dầu và không khí

4. Kết luận

- Qua bài giảng Ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Hệ thống kiến thức của phần Chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong.
  • Trả lời các câu hỏi phần ôn tập.
  • Làm tốt các bài tập trong phần vận dụng. 
Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM