Bài học Lịch sử 12

eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh lớp 12 bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 27 môn Lịch Sử. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em kiến thức lý thuyết từng bài học, các bài tập có hướng dẫn giải chi tiết để các em ôn lại kiến thức.

1. Giới thiệu Bài giảng Lịch Sử 12

Hệ thống bài học Lịch Sử lớp 12 được eLib hệ thống hóa kiến thức cơ bản theo chương trình SGK môn Sử lớp 12. Bao gồm tổng hợp kiến thức môn Lịch Sử rất hay về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, sự hình thành một trật tự thế giới hai cực Ianta với chiến tranh lạnh; sự xác lập và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới; một sự chuyển hướng chiến lược phát triển của các nước lấy kinh tế làm trọng tâm; sức mạnh tổng hợp quốc gia được thay thế cho chạy đua vũ trang và từ thế giới hai cực trở thành thế giới đa cực kéo theo đó là sự thăng trầm của Lịch Sử Việt Nam như sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (1945) đã khẳng định việc lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản là hoàn toàn đúng đắn. Nội dung các bài giảng trải dài theo 11 chương và 27 bài theo chương trình học sẽ giúp các bạn đang ôn thi THPT Quốc gia môn Sử một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Hướng dẫn học hiệu quả Lịch Sử 12

Lịch sử là môn học quan trọng đối với học sinh, đặc biệt đối với học sinh có định hướng theo khối C, là môn học không chỉ phục vụ các bạn trong điểm số trên lớp còn là môn học áp dụng vào thực tế rất nhiều. Học tập là quá trình dài đầy khó khăn thử thách, và học tốt môn Lịch sử là điều không hề dễ dàng vì đơn giản là môn học thuộc, theo tâm lý của học sinh, việc học các môn học thuộc dễ khiến các bạn cảm thấy chán nản, không có sự thích thú trong việc học tập. Cần có phương pháp học tập đúng đắn cùng với thái độ tích cực thì việc tiếp thu kiến thức mới có hiệu quả, để giúp các em sở hữu cách học giỏi Lịch sử, phụ huynh cũng cần quan tâm tới các em trong quá trình học tập, cũng như đưa ra những mục tiêu, phương pháp cụ thể để các em không ngừng phấn đấu và tu dưỡng trong việc học.

2.1. Lên một kế hoạch học rõ ràng và cụ thể cho bản thân

Bất kỳ công việc gì hay học môn học gì trong chương trình học tập, để hoàn thành tốt và đạt được kết quả cao trong môn học đó thì xác định được mục tiêu là rất cần thiết. Đối với môn Lịch sử là môn học thuộc, việc lĩnh hội hết kiến thức trong một thời gian ngắn là không thể nhớ hết được, cần có sự ôn tập và rèn luyện trong một quá trình dài với sự kiên trì cao. Để có thể nắm được kiến thức môn lịch sử được tốt, hãy biết chia nhỏ các mốc lịch sử và viết cho nó những chú thích quan trọng để việc tìm kiếm thông tin dễ dàng và không tốn thời gian. Thật khó khăn khi kiến thức môn học nhiều, mà việc sắp xếp nó không theo trình tự, logic nào cả.

Khi lịch sử nói lên sự hình thành và phát triển của một dân tộc, đánh dấu nhiều mốc son hào hùng, mỗi mốc son là những sự kiện nổi bật. Vì thế, cách học giỏi Lịch sử là cần dành thời gian để nghiên cứu chúng kỹ hơn về dòng chảy của chúng như thế nào, cũng như biết được sự bắt đầu của chúng và kết quả đem lại như thế nào. Xác định mục tiêu khi học một giai đoạn lịch sử, phải lên kế hoạch phân tích rõ ràng để có thể  bắt tay vào học môn lịch sử sớm nhất, phải hiểu được những khó khăn trong việc học chúng, để khi thực hành không phải thấy áp lực lớn khi học môn lịch sử. Chuẩn bị một tâm lý học tốt, với mục tiêu cụ thể và kế hoạch rõ ràng trong việc học tập, sẽ cho các em có ý thức cao hơn trong học tập, việc học tốt môn Lịch sử là điều đơn giản nếu các em tạo cho mình được đam mê cũng như tìm được trong đó động lực để học tập tốt thì chất lượng đem lại cao.

2.2. Phải viết và đối chiếu lại kiến thức đã học

Học thuộc lòng đối với các môn học kiến thức dài và khó thì phương pháp viết là cách học hiệu quả để nhớ bài được lâu nhất và kiến thức tiếp thu được trọn vẹn nhất. Khi kết thúc buổi học môn Lịch sử, các em hãy tổng kết lại mình đã học những kiến thức gì, và dành chút thời gian để đối chiếu lại những gì đã ghi chép được với những kiến thức ở trong trong sách vở, hay mượn vở của những bạn ghi chép đầy đủ để biết được sự chọn lọc trong quá trình ghi chép đã hiệu quả chưa.

Làm đi làm lại công việc sẽ dần hình thành thói quen cẩn thận cho các em và tỷ lệ sai sót cũng như thiếu kiến thức học tập là hạn chế, phục vụ cho việc ôn tập khi có bài kiểm tra hay các kỳ thi là rất lớn, các em sẽ không mất thời gian trong việc tìm lại kiến thức trong quyền sách dày cộp nữa mà vở ghi đã giúp các em thu gọn kiến thức một cách dễ dàng học hơn. Cách học giỏi Lịch sử đó là hãy biết đặt ra những câu hỏi khó hiểu trong khi học tập môn lịch sử, giúp các em có sự tìm tòi câu trả lời và cũng là một dịp ôn lại kiến thức đó, để học Lịch sử được rành mạch và nhớ lâu nên có sự so sánh và đối chiếu những nội dung đã được học với nhau, để biết chúng có mạch lạc trong diễn biến hay trong suy luận không. Viết lại kiến thức đã học hình thành sự cẩn thận và chịu khó trong việc tập trung tiếp thu kiến thức của các em học sinh.

2.3. Tổ chức học nhóm

Việc học tập trao đổi kiến thức, đặc biệt môn Lịch sử giúp các em thấy chán nản, hay buồn ngủ vì lý thuyết dài, kiến thức môn Lịch sử là bao la và rộng, nếu  không có sự nhìn nhận sâu rộng về tư duy và cảm xúc thì khó có thể học được. Tìm những người bạn cùng sở thích, năng khiếu, đam mê yêu thích môn Lịch sử, thì việc tìm tòi cũng như phân tích lập luận về các giai đoạn lịch sử sẽ dễ dàng hơn, tạo niềm vui, sự hứng thú trong việc học tập. Đối với môn Lịch sử, các em học một mình, mặc dù có sự tập trung cao, nhưng chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn, và về sau sự chán nản, không tập trung là không tránh khỏi, học nhóm cùng nhau đưa ra những tình huống cụ thể để phân tích, như thế kiến thức mới nhớ lâu.

2.4. Sử dụng sơ đồ tư duy

Sẽ rất khó nếu các em học thuộc lòng từ đầu đến cuối mọi kiến thức của quyển sách giáo khoa Lịch sử hay thuộc những kiến thức ở những tài liệu mình tìm kiếm được. Các em có chắc rằng với cách học đó, kiến thức môn lịch sử được mình tiếp thu đầy đủ và trọn vẹn không? Hãy tập cho mình cách tóm tắt cũng như thâu tóm nội dung bài học một cách chính xác và đầy đủ ý, sau đó việc quan trọng với các em là sử dụng sơ đồ tư duy trong việc ghi nhớ kiến thức đó.

Cách học tốt Lịch sử đó là hãy sử dụng sơ đồ tư duy là cách học sử dụng các từ khóa, hình ảnh là chủ yếu để lưu trữ, sắp xếp thông tin và thông tin được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, mỗi hình ảnh hay từ khóa sẽ thể hiện những nội dung nhất định và chính những từ khóa sẽ giúp các em nảy sinh những ý tưởng, và những lập luận đáng nhớ liên quan đến nội dung học. Học bằng sơ đồ tư duy giúp các em có cái nhìn tổng quát hơn và giúp các em học sinh phát huy được tư duy, sự thông minh của mình, và thiết lập một sơ đồ tư duy khoa học cho một môn học cần có sự tìm tòi, sáng tạo nghiên cứu thật kỹ, vì đó là công cụ cho việc học tập, ôn tập cho các em khi sử dụng kiến thức vào các kỳ thi quan trọng một cách nhớ lâu nhất.

Sơ đồ tư duy cũng giống như việc khi các em có quá nhiều kế hoạch cho tương lai, kế hoạch ngắn hạn theo từng tháng, từng năm, việc các em chỉ nhớ nó trong đầu, có chắc rằng các em sẽ thực hiện nó đầy đủ, hãy tóm tắt mục đích và thời gian thực hiện cụ thể lên một cuốn sổ nhỏ như là mốc ghi nhớ cần thiết đối với các em và các em sẽ không quên được trách nhiệm của bản thân khi nhìn thấy chúng. Cách học giỏi Lịch sử là hãy tập thói quen viết sơ đồ tư duy từ những kế hoạch đơn giản nhất như kế hoạch theo ngày, viết mục tiêu, dự định.. theo ý tưởng mà các em thích, các em sẽ thấy rất thích thú trong việc sáng tạo chúng theo ý của bản thân và hiệu quả đem lại kết quả cao. Môn Lịch sử cũng thế, để nhớ lâu kiến thức không hề đơn giản, sơ đồ tư duy sẽ giúp các em trong việc tim kiếm kiến thức môn học một cách nhanh nhất và thường xuyên để ý đến sơ đồ tư duy, để kiến thức được ôn tập hằng ngày, phục vụ việc nhớ kiến thức lịch sử hiệu quả nhất.

2.5. Học theo từng phần và các ý chính

Bằng những cách học giỏi Lịch sử các học sinh sẽ học nhanh chóng không tốn quá nhiều thời gian công sức. Môn Lịch sử là môn bao hàm những kiến thức thực tế từ ngàn xa xưa, kiến thức nhiều và khó nhớ, vì những kiến thức đó là những mốc lịch sử có thật từ rất lâu, từ lúc các em còn chưa chào đời, nên việc hiểu kiến thức đó là cả quá trình rèn luyện học tập của các em học sinh. Hãy phân chia kiến thức theo từng phần, từng ý chính để có thể nhớ lâu hơn, tránh mất thời gian khi học hết nội dung cả bài xong quay lại học lại vì không nhớ hết, học phần nào, chắc chắn và hiểu kỹ phần đó, giúp các em trong việc tiếp thu kiến thức mới dễ dàng hơn. Chia nội dung bài học thành các ý, sau đó phân chia các mốc thời gian cụ thể và học chúng, các em sẽ không còn cảm giác dài hay khó học nữa, nhìn quyển sách dày và nội dung học thuộc mỗi ngày mấy trang sách, dễ khiến các bạn sợ và bỏ cuộc, nhưng nếu xác định cho bản thân phương pháp học tốt thì việc nhớ lâu kiến thức lịch sử rất đơn giản.

Trên đây là bài viết chia sẻ cách học tốt môn Lịch sử lớp 12 giúp các em đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra và các kỳ thi nếu các em đang gặp khó khăn trong quá trình học Lịch sử hãy lưu lại bài này nhé!

3. Tổng quan về cấu trúc đề thi

3.1. Phân tích cấu trúc đề thi

Theo đề thi tham khảo môn Lịch Sử kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng ta thấy rằng cấu trúc đề thi môn Lịch Sử gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút với bốn mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, nội dung phần lớn kiến thức liên quan đến kì thi THPT Quốc gia năm 2020 nằm trong chương trình lớp 11 và 12, trong đó kiến thức của bài thi sẽ tập trung chủ yếu ở học kì I lớp 12 (do học sinh không được trở lại trường học tập trung, nên những kiến thức ở học kì II đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh, giảm tải). Cụ thể như sau:

- Ở lớp 11, câu hỏi trắc nghiệm khách quan vẫn tập trung vào một số chủ đề (bài) như: Cách mạng tháng Mười Nga, chiến tranh thế giới thứ Hai (1939-1945), Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX,…

- Câu hỏi trắc nghiệm ở nội dung kiến thức lớp 12 mức độ nhẹ nhàng hơn các năm trước. Tuy nhiên, câu hỏi về thời gian sự kiện tăng lên. Câu hỏi vận dụng cao ít hơn các năm trước, mức độ nhiễu của các phương án cũng nhẹ nhàng hơn mọi năm.

- Một số bài không cho trong đề minh họa là bài 7, 10, 11. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 cho nhiều câu hỏi nhất. Giai đoạn lịch sử 1954 - 2000 trong học kì II số lượng câu hỏi ít (chiếm 7/40 câu hỏi, gồm các câu: 14, 15, 16, 25, 26, 27, 28).

- Phần Lịch sử thế giới riêng biệt đều nằm trong học kì I, chiếm 30% (3.0 điểm): 12 câu hỏi (01 câu lớp 11 và 11 câu lớp 12), chủ yếu nhận biết (06 câu = 1.5 điểm); 04 câu thông hiểu (1.0 điểm) và 02 câu vận dụng (0.5 điểm);

- Lịch sử Việt Nam riêng biệt chiếm khoảng 65 % (6.5 điểm): 26 câu, gồm 01 câu lớp 11 và 25 câu lớp 12. Trong đó có 19 câu thuộc kiến thức đã học ở học kì I = 4.75 điểm và 07 câu trong học kì II (05 câu thời kì 1954 – 1975 và 02 câu thời kì 1975 – 2000). Không có câu hỏi vận dụng cao thuộc kiến thức học kì II (điều này có lẽ xuất phát từ việc học sinh không được đến trường học tập trung).

- Phần lịch sử thế giới kết nối với lịch sử Việt Nam chiếm khoảng 5% (0.5 điểm): 02 câu (vận dụng cao)

- Về cơ bản, số câu hỏi nhận biết và thông hiểu từ 24 - 26 câu (khoảng 60 - 65%); Số câu hỏi vận dụng từ 14 đến 16 câu (khoảng 35 - 40%). Tuy nhiên, việc phân biệt câu hỏi thông hiểu và vận dụng chỉ mang tính tương đối, với bạn này là thông hiểu, nhưng với bạn khác lại là vận dụng cao – nếu không học (phụ thuộc vào quan niệm của từng người và năng lực nhận thức của người học).

- Trong đề thi môn Lịch sử có một số câu hỏi khó như: Câu 31, câu 34, câu 39. Những câu hỏi này thuộc dạng câu hỏi so sánh hoặc phân tích, học sinh phải hiểu bản chất của sự kiện và có cái nhìn khái quát các sự kiện mới có thể trả lời được. Điểm chung của những câu hỏi này là các câu hỏi đều tập trung vào đặc trưng của các sự kiện lịch sử, không đi sâu vào chi tiết. Nội dung các câu hỏi cũng là những vấn đề rất quen thuộc với học sinh, đã xuất hiện nhiều trong các đề thi trước đó.

3.2. Một số lưu ý trong quá trình ôn thi môn Lịch Sử

Thầy/Cô giáo nhớ hướng dẫn học sinh ôn luyện tập trung những kiến thức của học kì I (năm học 2019 – 2020). Các em học sinh cũng lưu ý điều này nhé (80% điểm số bài thi nằm trong học kì I):

- Đề tham khảo là chỉ là một kênh thông tin tham khảo cho việc ôn luyện. Thầy/Cô và các em tuyệt đối không dạy và học tủ, hoặc khoanh vùng kiến thức theo giai đoạn (suy luận từ câu hỏi trong đề tham khảo). Kinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy, đề thi tham khảo bao giờ cũng “dễ thở” hơn so với đề thi thật, nhiều học sinh vì chủ quan nên đã phải “ôm hận” khi cầm đề thi thật trên tay.

- Nếu học sinh chỉ ôn luyện kiến thức theo cấu trúc-ma trận suy luận từ đề tham khảo thì không bao giờ chinh phục được điểm cao để đỗ vào các trường danh tiếng. Để đạt được điểm cao (8 +) thì ngoài kiến thức cơ bản phải có kiến thức chuyên sâu, nâng cao, biết hệ thống khái quát giữa các giai đoạn...

- Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung chương trình học kì II năm học 2019 – 2020, nhưng kiến thức lịch sử luôn có sự logic, kết nối liền mạch giữa các giai đoạn, các bài học với nhau (không phải cắt bỏ cơ học). Bạn nào muốn chinh phục được điểm cao thì cần dành thêm thời gian để học chuyên sâu, mở rộng (câu hỏi vận dụng luôn đòi hỏi thí sinh phải hiểu bản chất vấn đề, kết nối kiến thức giữa các giai đoạn, thời kì lịch sử, liên hệ thực tiễn, so sánh...).

- Việc điều chỉnh nội dung chương trình (giảm tải) này chỉ áp dụng cho học kì II năm học 2019 – 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19, không áp dụng cho năm học 2021 – 2022. Vì vậy, những em học sinh ôn luyện thi THPT Quốc gia năm 2021 nhớ chủ động việc ôn luyện thi của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM