Bài học Sinh 10

Xin giới thiệu đến bạn đọc tham khảo tài liệu chủ đề Bài giảng Sinh học lớp 10 năm 2020 được eLib.vn tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, và đăng tải ngay sau đây. Chủ đề Bài giảng Sinh học lớp 10 là tài liệu tổng hợp đầy đủ các kiến thức trọng tâm những kiến thức về Sinh Học Tế Bào và Sinh Học Vi Sinh Vật. Tài liệu gồm nội dung của 33 bài học tập trung củng cố các kiến thức trọng tâm, với hình vẽ sinh động giúp các bạn học sinh dễ dàng nhớ được kiến thức đồng thời bổ sung các kiến thức nâng cao sẽ giúp các bạn mở rộng kiến thức.

1. Giới thiệu bài học Sinh học 10

Năm học lớp 10 là năm học quan trọng đối với học sinh cấp THPT. Trong đó môn Sinh học 10 về nội dung kiến thức của bộ môn Sinh Học chia làm 3 phần. Phần 1: Giới Thiệu Chung Về Thế Giới sống, phần 2: Sinh Học Tế Bào, Phần 3: Sinh Học Vi Sinh Vật. Học sinh tiếp cận với Sinh Học Tế Bào mở rộng kiến thức cho phần sinh học lớp 7. Chính vì vậy, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống bài giảng chương trình SGK môn Sinh học 10 gồm 3 Phần, 7 chương với 33 bài bên dưới. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Sinh học 10

Để học giỏi môn Sinh học trong nhà trường, các em cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý. Kiến thức bộ môn Sinh học rất rộng và sâu, nên ngoài việc làm tất cả các bài tập trong Sách giáo khoa và Sách bài tập, bài viết dưới đây sẽ giúp các em hình dung và dễ dàng tóm tắt những ý chính.

2.1. Xây dựng tình yêu với môn Sinh học 10

Môn Sinh học là 1 bộ môn tìm hiểu về sự sống của mọi sinh vật trên trái đất. tìm hiểu về thực vật, động vật và đặc biệt tìm hiểu về cấu tạo cơ thể con người. để học sinhcác em có thể xây dựng tình yêu với bộ môn sinh học này, các em cần có tinh thần ham học hỏi tìm hiểu xung quanh. Thường xuyên tiếp xúc với môn học, tham gia các câu lạc bộ khoa học bổ ích để tăng kiến thức và tình yêu với bộ môn.

2.2. Bổ sung thêm nhiều kiến thức bên ngoài

- Chương trình học môn Sinh học trong Sách giáo khoa là chương trình căn bản, dùng cho mọi đối tượng học sinh lớp 10. Chính vì vậy mà kiến thức trong đó thuộc dạng rất cơ bản nhất, nhưng những kiến thức đó đôi khi không được giải thích rõ ràng bởi vì thời lượng học trên trường không cho phép.

- Do đó, để dễ dàng tiếp thu, các em nên bổ sung các kiến thức khác bên ngoài sách giáo khoa, chẳng hạn như những cuốn sách tham khảo, sách nâng cao, chương trình Youtube về giáo dục,… để trẻ có cơ hội hiểu rõ vấn đề hơn. Đồng thời hãy tìm kiếm nhưng bài tập hay, những dạng bài tập mới để tự làm. Điều đó giúp các em tư duy nhanh, tư duy giỏi ở nhiều dạng bài.

3. Những lưu ý để học tốt môn sinh học 10

3.1. Một số lưu ý khi học các kiến thức SGK

- Phân tích và mô tả được các ví dụ, hình ảnh và sơ đồ trong SGK đưa ra.

- So sánh được kiến thức: so sánh giữa các khái niệm, vấn đề nêu ra trong SGK 

- So sánh kiến thức giữa sách cơ bản và sách nâng cao trong cùng 1 vấn đề.

- Tham khảo các câu hỏi ở giữa bài học. Vì các câu hỏi này là những câu hỏi mở rộng và liên kết các kiến thức với nhau.

3.2. Nâng cao tinh thần tự học

Xây dựng tinh thần tự học tạo cho học sinh thói quen tự lập, tự tìm hiểu thông tin, không lệ thuộc nhiều vào người khác. Trên thực tế, thời gian của 1 tiết học là không đủ để giáo viên truyền đạt hết nội dung kiến thức tiết học. Do đó khi gặp vấn đề nào khó, học sinh tự học phải vận dụng khả năng, kiến thức cùng với thông tin tự tìm tòi được của mình để giải quyết. Điều đó sẽ giúp bản thân nhớ lâu hơn về kiến thức cũng như vấn đề mình tự tìm hiểu. Ngoài ra việc tự học còn giúp các em linh động trong thời gian học, phân chia thời gian học phù hợp với mình.

3.3. Xây dựng nhóm học tập

Học nhóm đang là hình thức học hiện đại được áp dụng rộng rãi, nó rèn luyện cho các em rất nhiều kỹ năng mềm hữu ích như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,... Còn về mặt kiến thức, khi học nhóm các em sẽ thu nhận được nhiều ý tưởng cũng như thông tin từ các bạn khác trong nhóm, đẩy nhanh được quá trình học tập, giải quyết vấn đề. Khi học nhóm các em có thể kiểm tra chéo cho nhau để tìm ra và khắc phục những lỗi sai, đồng thời việc học nhóm còn tăng cường tính cạnh tranh trong việc học tập.

3.4. Một số phương pháp làm bài Sinh học có hiệu quả

- Phân dạng các dạng bài tập lấy ví dụ cho từng bài.

- Thực hành nhiều lần, đi theo cấp độ từ dễ đến khó để tạo thành phản xạ cho các dạng bài.

- Làm các dạng bài tập tích hợp từ đơn giản đến phức tạp.

- Hiểu, nhớ và vận dụng được các công thức giải nhanh trong các bài tập.

- Sau khi luyện xong đề cần phải rút ra được các kỹ năng làm đề. Hiểu được bản chất của từng vấn đề.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM