Dàn ý phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài dàn ý phân tích tác phẩm Sóng dưới đây giúp các em dễ dàng triển khai bài viết tốt hơn. Với những mẫu dàn ý được lập cụ thể và chi tiết trong bài sẽ là tài liệu hữu ích để các em học tập hiệu quả. Cùng tham khảo nhé!

Dàn ý phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

1. Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Sóng mẫu 1

2. Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Sóng mẫu 2

3. Dàn ý phân tích bài thơ Sóng mẫu 1

a. Mở bài

  • Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước, là thi sĩ của tình thương, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính.
  • Bài thơ Sóng sáng tác năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào, là bài thơ viết về tình yêu tiêu biểu cho hồn thơ giàu chất nữ tính của Xuân Quỳnh.

b. Thân bài

- Khái quát về bài thơ

+ Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào ngày 29 - 12 - 1967 trong chuyến đi thực tế của Xuân Quỳnh tại biển Diêm Điền (Thái Bình), giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào, xuất bản năm 1968.

+ Giá trị nội dung: Bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng” ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình.

- Luận điểm 1: Bản chất, quy luật của “sóng” và “em” (khổ 1,2)

  • Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn khao khát yêu đương đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn.
  • "dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ" : nghệ thuật tương phản.

=> Hai trạng thái tâm lí đối nghịch lại được diễn tả trong một ngữ cảnh cụ thể làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực, gợi liên tưởng đến tâm lí của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng). => Xuân Quỳnh đã diễn tả thật cụ thể trạng thái khác thường, vừa phong phú vừa phức tạp trong một trái tim đang cồn cào, khao khát tình yêu.

  • Ba hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” bổ sung cho nhau : Sông và bể làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang thăm thẳm.

=> Hành trình của sóng là hành trình khám phá chính bản thân mình, khát khao vươn tới giá trị tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ, bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một không gian lớn lao.

+  “Ôi con sóng... và ngày sau vẫn thế”

  • Thán từ “ôi” thể hiện nét nồng nàn trong giọng thơ Xuân Quỳnh, là tiếng lòng thốt lên từ nỗi thổn thức của trái tim yêu.
  • Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” - “ngày sau” càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng

=> Dù trong quá khứ hay hiện tại sóng luôn dạt dào, sôi nổi, luôn khát vọng. Đó cũng là khát vọng và bản tính của người phụ nữ muôn đời, mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian.

 +  “Nỗi khát vọng tình yêu... ngực trẻ”

  • “bồi hồi” là trạng thái tâm hồn bất định, khắc họa thật rõ ràng những nét cảm xúc: có cái nôn nao, xao xuyến; có nỗi khắc khoải, da diết của tình yêu muôn đời vĩnh hằng trong “ngực trẻ”.

=> Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương, khát vọng tình yêu là khát vọng đặc trưng muôn đời của tuổi trẻ.

- Luận điểm 2: Những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu (khổ 3,4)

  • Từ “Không hiểu nổi mình” nhà thơ liên tiếp đặt ra những băn khoăn, thắc mắc về biển cả, về tình yêu
  • Điệp ngữ “em nghĩ về”
  • Câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên”

=> Nhấn mạnh niềm khát khao, nhu cầu tự nhận thức bản thân, người mình yêu và nhu cầu nhận thức, lí giải nhưng lại không thể cắt nghĩa nổi của tình yêu.

+ “Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau” => Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch một cách hồn nhiên, chân thành, cách cắt nghĩa rất nữ tính, rất trực cảm của Xuân Quỳnh.

- Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu, gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu.

  • Lí giải được ngọn nguồn của sóng: “Sóng bắt đầu từ gió”
  • “Gió bắt đầu từ đâu?” : “Em cũng không biết nữa”

=>Tình yêu đến rất bất ngờ và tự nhiên không báo động trước. Câu thơ “Em cũng không biết nữa” như một cái lắc đầu nhè nhẹ, phân vân.

+ Câu hỏi tu từ “Khi nào ta yêu nhau” => nữ sĩ đang bâng khuâng và băn khoăn về câu hỏi muôn đời không ai lí giải nổi.

- Luận điểm 3: Nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu (khổ 5,6)

- Nghệ thuật tương phản:

  • “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước” => gợi những phạm vi không gian khác nhau
  • "ngày" - "đêm" -> phạm vi thời gian khác nhau

“ngày đêm không ngủ được” : nhân hóa

=> Diễn tả nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu.

- Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành:

  • “Lòng em nhớ đến anh”.
  • Cách nói thậm xưng: “Cả trong mơ còn thức”.

=> Nỗi nhớ mãnh liệt của một trái tim đang yêu, nỗi nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả không gian và thời gian.

  • Nghệ thuật tương phản “xuôi - ngược”, "bắc - nam".
  • Điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về”.

=> Hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời=> Tình cảm thủy chung của người con gái: dù đi đâu, dù xuôi ngược bốn phương, thì em cũng chỉ hướng về một phương của anh, có anh, cho anh.

- Luận điểm 4: Khát vọng tình yêu vĩnh cửu (khổ 7,8,9)

  • “Con nào chẳng tới bờ ... Dù muôn vời cách trở”
  • Quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên, cũng giống như “em” muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”.
  • Người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời ấp ủ biết bao hi vọng, niềm tin vào hạnh phúc tương lai, vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vời cách trở”.
  • “Cuộc đời tuy dài thế / Năm tháng vẫn đi qua”: cảm giác cô đơn nhỏ bé trước cuộc đời, nỗi lo âu về sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô tận.
  • “Như biển kia ... bay về xa”: cảm giác bất an trước cái dễ đổi thay của lòng người giữa “muôn vời cách trở”. Nhưng đây còn là vượt lên sự lo âu phấp phỏng đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng.
  • “Làm sao” gọi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.

=> Đó là khát khao của người phụ nữ được sống trong “biển lớn tình yêu” bằng tình yêu và cùng tình yêu, khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung rộng lớn.

- Đặc sắc nghệ thuật:

  • Thể thơ ngũ ngôn liền mạch.
  • Xây dựng thành công hình tượng “sóng”.
  • Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập - tương phản,...
  • Ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị.
  • Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng.
  • Cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng.
  • Giọng thơ phong phú, vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính.

c. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Sóng
  • Nêu cảm nhận của em về bài thơ.

4. Dàn ý phân tích bài thơ Sóng mẫu 2

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước, là thi sĩ của tình thương, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính.
  • Giới thiệu bài thơ Sóng: sáng tác năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào, là bài thơ viết về tình yêu tiêu biểu cho hồn thơ giàu chất nữ tính của Xuân Quỳnh.

Thân bài

1. Bản chất, quy luật của “sóng” và “em”

- Khổ 1:

  • Sử dụng nghệ thuật tương phản: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, từ đó khái quát trạng thái đối lập của sóng, gợi liên tưởng đến tâm lí của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng).
  • Nghệ thuật nhân hóa: “sông không hiểu” được bản tính của sóng, nên “sóng ” muốn tìm đến không gian rộng lớn, hành trình của sóng là hành trình khám phá chính bản thân mình, khát khao vươn tới giá trị tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.

- Khổ 2:

  • “Ôi con sóng ... và ngày sau vẫn thế”: dù trong quá khứ hay hiện tại sóng luôn dạt dào, sôi nổi, luôn khát vọng. Đó cũng là khát vọng và bản tính của người phụ nữ muôn đời.
  • “Nỗi khát vọng tình yêu ... ngực trẻ”: liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương, khát vọng tình yêu là khát vọng đặc trưng muôn đời của tuổi trẻ.

2. Những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu

  • Khổ 3: Điệp ngữ “em nghĩ về” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” nhấn mạnh niềm khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu và nhận thức về tình yêu muôn đời.
  • Khổ 4: Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu, gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu.

3. Nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu

- Khổ 5:

  • Nghệ thuật tương phản để gợi ra những phạm vi không gian khác nhau “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, phạm vi thời gian khác nhau: ‘”ngày” – “đêm”, nghệ thuật nhân hóa: “ngày đêm không ngủ được”, diễn tả nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu.
  • Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành “Lòng em nhớ đến anh”, cách nói thậm xưng “Cả trong mơ còn thức” thể hiện nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, thường trực trong suy nghĩ.

- Khổ 6:

  • Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.
  • Lời thề thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về người mình yêu bằng cả trái tim.

4. Khát vọng tình yêu vĩnh cửu

- Khổ 7: khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “con nào chẳng tới bờ ... Dù muôn vời cách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”.

- Khổ 8:

  • “Cuộc đời tuy dài thế / Năm tháng vẫn đi qua”: cảm giác cô đơn nhỏ bé trước cuộc đời, nỗi lo âu về sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô tận.
  • “Như biển kia ... bay về xa”: cảm giác bất an trước cái dễ đổi thay của lòng người giữa “muôn vời cách trở”. Nhưng đây còn là vượt lên sự lo âu phấp phỏng đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng.

- Khổ 9:

  • “Làm sao” gọi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.
  • Đó là khát khao của người phụ được sống “biển lớn trong tình yêu ” bằng tình yêu và cùng tình yêu, khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung rộng lớn.

Kết bài

  • Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng.
  • Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị, ...
Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM