Dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc Ngữ Văn 12

Bài dàn ý phân tích tác phẩm Việt Bắc dưới đây giúp các em dễ dàng triển khai bài viết tốt hơn. Với những mẫu dàn ý được lập cụ thể và chi tiết trong bài sẽ là tài liệu hữu ích để các em học tập hiệu quả. Cùng tham khảo nhé!

Dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc Ngữ Văn 12

1. Dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc mẫu 1

I. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.
  • Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ.

II. Thân bài

1. Ý nghĩa nhan đề

  • Việt Bắc là một địa danh – là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi nghĩa, là cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • Việt Bắc là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng bào nơi đây.

2. Lời của người ở lại (20 câu thơ đầu)

- Tám câu thơ đầu là tâm trạng lưu luyến bịn rịn trong buổi chia tay:

  • Bốn câu trên, sử dụng điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ” là lời ướm hỏi, khơi gợi lại những kỉ niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, về thiên nhiên Việt Bắc nghĩa tình.
  • Cách xưng hô “mình - ta” như lời tâm tình của đôi lứa yêu nhau khiến cuộc chia tay trở nên thân mật, giản dị. Cách xưng hô còn gợi nhớ đến những câu đối đáp trong điệu hát giao duyên khiến những câu thơ nói về cách mạng không khô khan mà trở nên đằm thắm, sâu lắng.
  • Bốn câu thơ tiếp là nỗi lòng lưu luyến của cả người ở lại và ra đi thể hiện qua những từ ngữ diễn tả tâm trạng trực tiếp: “da diết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn”; không khí buổi chia tay thân tình, gần gũi: “áo chàm”, “cầm tay nhau”.

- Mười hai câu tiếp theo, với việc sử dụng điệp từ “nhớ”, là lời nhắn nhủ dưới hình thức câu hỏi:

  • Nhớ đến thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong những ngày kháng chiến: mưa nguồn, suối lũ, mây mù, trám bùi, măng mai.
  • Nhớ đến những ân tình trong khó khăn gian khổ: “miếng cơm chấm muối” nhưng vẫn “đậm đà lòng son”.
  • Nhớ đến quang thời gian hoạt động cách mạng: kháng Nhật, Việt Minh, Tân Trào, Hồng Thái, ...
  • Đại từ xưng hô “mình” thể hiện sự gắn bó, thân thiết giữa kẻ ở, người đi. Nó giống như cách xưng hô tâm tình, thủ thỉ chân thành.

3. Lời của người ra đi

- Bốn câu thơ tiếp khẳng định nghĩa tình thủy chung, mặn mà, “ta với mình, mình với ta”: thể hiện sự gắn bó, thấu hiểu nhau giữ người đi, kẻ ở.

- Người đi bày tỏ nỗi nhớ đến thiên nhiên Việt Bắc: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, “bản khói cùng sương”, “rừng nứa bờ tre”, ... thiên nhiên Việt Bắc qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

- Nhớ đến con người Việt Bắc:

  • Những con người dù gian khó, vất vả những vẫn có tâm lòng thủy chung, cùng chia sẻ mọi “đắng cay ngọt bùi” trong kháng chiến: “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”.
  • Nhớ đến những kỉ niệm ấm áp giữa bộ đội và đồng bào Việt Bắc: “lớp họ i tờ”, “giờ liên hoan”, “ca vang núi đèo”.
  • Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.

- Nhớ hình ảnh quân dân Việt Bắc đoàn kết đánh giặc: “ta cùng đánh Tây”, “cả chiến khu một lòng”; khí thế hào hùng của quân dân ta trong các trận đánh: “rầm rập như là đất rung”, “quân đi điệp điệp trùng trùng”, “dân công đỏ đuốc từng đoàn”, ...

- Nhớ những chiến công, những niềm vui thắng trận: “tin vui thắng trận trăm miền ... núi Hồng”

- Nhận xét: nhịp thơ dồn dập như âm hưởng bước hành quân, hình ảnh kì vĩ... tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của nhân dân anh hùng.

4. Niềm tự hào, niềm tin gửi gắm Việt Bắc CM (16 câu thơ cuối)

  • Nhớ hình ảnh tươi sáng nơi nguồn cội của cuộc cách mạng: ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng, có trung ương Đảng, có chính phủ và có Bác Hồ.
  • Đoạn thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh, khả năng lãnh đạo của Đảng trong các cuộc cách mạng, niềm tự hào vào những chiến công Việt Bắc.

III. Kết bài

  • Khái quát giá trị nghệ thuật: sử dụng thể dân tộc: thể thơ lục bát để nói về tình cảm cách mạng, lối đối đáp, sử dụng đại từ xưng hô linh hoạt (mình – ta), ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi…
  • Khái quát giá trị nội dung: bài thơ là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, là bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

2. Dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc mẫu 2

I. Mở bài

  • Tố Hữu được biết đến là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng Việt Nam.
  • Các tác phẩm thơ Tố Hữu có người đã ví nó như một thước phim quay chậm những trang sử vẻ vang của dân tộc.
  •  “Việt Bắc” là một trong những bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu. 

II. Thân bài

- Khái quát chung

  • “Việt Bắc” được sáng tác vào năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc thắng lợi.
  • Bài thơ đã tái hiện lại cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa những người cán bộ với nhân dân Việt Bắc.
  • Trong bài thơ tác giả sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc kết hợp lối hát đối đáp như ca dao dân ca để tái hiện cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa những người chiến sĩ cách mạng và nhân dân Việt Bắc.

- Phân tích chi tiết
+ Mở đầu là lời của người ở:

  •  Câu mở lời đầu tiên giống lời chia tay của những cặp tình nhân đầy ý nhị mà sâu sắc => mượn sắc màu tình yêu để thể hiện tình cách mạng.
  • “mình” mở đầu câu thơ, “ta” kết thúc câu thơ → sự xa cách, nhớ nhung.
  • Chữ “nhớ” được nhắc lại ba lần → dòng cảm xúc lưu luyến, nhớ nhung, tình nghĩa của toàn bài thơ.

+ Tình cảm của người ra đi: được thể hiện qua những kỷ niệm về núi rừng Việt Bắc, con người Việt Bắc cùng những kỷ niệm kháng chiến.
=> Người đi muốn nhắn ngủ với người ở lại rằng dù cuộc sống mới có sung túc, đủ đầy thì tình cảm với những người dân nơi đây vẫn luôn còn mãi.

- Đánh giá chung

  • “Việt Bắc” là một điển hình của thơ ca cách mạng bởi nó là sự kết hợp của chất trữ tình và chính trị.
  • Tính dân tộc qua việc sử dụng thể thơ truyền thống cùng lối hát đối đáp quen thuộc, giản dị, gần gũi.
  •  Khơi gợi được những tình cảm cao đẹp nhất của truyền thống dân tộc là tấm lòng thủy chung son sắc. 

III. Kết bài 

Khẳng định giá trị của bài thơ

3. Dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc mẫu 3

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Tố Hữu (tiểu sử, con đường cách mạng, phong cách thơ..)
  • Giới thiệu về bài thơ Việt Bắc (hoàn cảnh ra đời, khái quát nội dung và nghệ thuật)

II. Thân bài

1. Lời nhắn nhủ của người ra đi và kẻ ở lại

a. Tám câu đầu: Cuộc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn

- Cách xưng hô mình – ta và giọng điệu ngọt ngào của những câu ca dao, những câu hát giao duyên gợi nên khung cảnh chia tay bịn rịn, lưu luyến

- Từ ngữ:

  • Điệp từ “mình về”, “mình có nhớ” gợi lên một khoảng không gian, thời gian đầy ắp kỉ niệm.
  • Từ láy: “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” gợi tả tâm trạng vấn vương, lưu luyến.
  • Điệp từ “nhớ”gợi tả nỗi nhớ triền miên.
  • 15 năm ấy: khoảng thời gian gắn bó với những tình cảm mặn nồng, thiết tha.

- Hình ảnh:

  • "núi", “sông”, "nguồn" những hình ảnh tiêu biểu của núi rừng Việt Bắc.
  • “cầm tay nhau” diễn tả sự bịn rịn.
  • áo chàm (hoán dụ): chỉ người dân VB Với hình ảnh chiếc áo chàm bình dị, chân thành cảm xúc của người ra đi - kẻ ở dâng trào không nói nên lời.

⇒ Tám câu đầu là khung cảnh chia tay đầy tâm trạng, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng của kẻ ở người đi

b. Lời người ở lại nhắn gửi tới người ra đi

- Lời nhắn gửi được thể hiện dưới hình thức những câu hỏi: nhớ về Việt bắc cội nguồn quê hương cách mạng, nhớ thiên nhiên Việt Bắc, nhớ những địa danh lịch sử, nhớ những kỉ niệm ân tình...

- Nghệ thuật:

  • Liệt kê hàng loạt các kỉ niệm
  • Ẩn dụ, nhân hóa: rừng núi nhớ ai
  • Điệp từ “mình”
  • Cách ngắt nhịp /4, 4/4 đều tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm.

⇒ Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao tình nghĩa, ân tình, thủy chung

2. Nỗi nhớ của người ra đi và niềm tin vào Đảng, Chính phủ và Bác Hồ

a. Nhớ cảnh và người Việt Bắc

- Nỗi nhớ đưuọc so sánh với nỗi nhớ người yêu

- Nhớ thiên nhiên Việt Bắc:

  • Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.
  • Buổi chiều khói bếp hòa quyện với sương núi.
  • Cảnh bản làng ẩn hiện trong sương.
  • Cảnh rừng nứa, bờ tre...
  • Thiên nhiên Việt Bắc qua 4 mùa với những hình ảnh độc đáo, đặc sắc

- Nhớ về con người Việt Bắc:

  • Nhớ người Việt Bắc trong nghèo khó, vất vả mà vẫn tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với cách mạng.
  • Nhớ những kỉ niệm đầy ắp vui tươi, ấm áp giữa bộ đội và người dân Việt Bắc: lớp học i tờ, những giờ liên hoan.
  • Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.

⇒ Với kết cấu đan xen, cứ một câu tả cảnh, một câu tả người đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà, sự đan cài quấn quýt giữa thiên nhiên và con người. Đây là vẻ đẹp đậm màu sắc phương đông

b. Nhớ Việt Bắc đánh giặc và Việt Bắc anh hùng

  • Nhớ hình ảnh cả núi rừng Việt Bắc đánh giặc: “Rừng....”
  • Nhớ hình ảnh đoàn quân kháng chiến: “Quân đi...”
  • Nhớ những chiến công ở Việt Bắc, những chiến thắng với niềm vui phơi phới

⇒ Nhịp thơ mạnh, dồn dập như âm hưởng bước hành quân. Hình ảnh kì vĩ... tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của nhân dân anh hùng

c. Nhớ Việt Bắc niềm tin

  • Nhớ cuộc họp cao cấp với nhiều chi tiết, hình ảnh tươi sáng.
  • Nhớ hình ảnh ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng, có trung ương Đảng, có chính phủ và có Bác Hồ

⇒ Việt Bắc là cội nguồn là quê hương cách mạng

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

  • Nội dung: bài thơ khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…
  • Nghệ thuật: đạm chất dân tộc, trong việc sử dụng hình thức đối đáp với cặp đại từ nhân xưng mình – ta, ngôn ngữu, hình ảnh thơ giản dị, nhịp thơ uyển chuyển, sử dụng thể thơ dân tộc – thể thơ lục bát...

- Cảm nhận của bản thân: bài thơ cho chúng ta thấy nghĩa tình của người dân Việt trong những năm tháng khó khăn, gian khổ của cuộc chiến tranh, giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Ngày:18/07/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM