Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Bộ Xương

Nội dung hướng dẫn giải bài tập SBT Sinh học 8 bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Bộ Xương, giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập phân tích cấu tạo, tính chất của bộ xương. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Sinh học 8 Bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Bộ Xương

1. Giải bài 2 trang 19 SBT Sinh học 8

- Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương?

Phương pháp giải

- Dựa vào sự phân chia của lớp tế bào sinh xương và sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng.

Hướng dẫn giải

- Xương to ra về bề ngang là nhờ sự phân chia của lớp tế bào sinh xương nằm ở trong màng xương. Xương dài ra là nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương của xương dài. Ở tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hoá xương nên xương không còn dài thêm, người không cao thêm nữa.

2. Giải bài 4 trang 19 SBT Sinh học 8

- Trong xây dựng và kiến trúc, người ta đã ứng dụng khả năng chịu lực của xương như thế nào? 

Phương pháp giải

- Dựa vào thành phần và tính chất của bộ xương, tính mềm dẻo và bền chắc của xương.

Hướng dẫn giải

- Trong xây dựng, nhiều công trình như: Cột, trụ, cầu thường được kiến trúc hình ống, móng nhà, móng cầu hoặc mái của nhiều công trình kiến trúc được xây hình vòm giúp tăng khả năng chịu lực chính là ứng dụng đặc điểm cấu trúc của xương (xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương xếp vòng cung giúp cho xương nhẹ và tăng khả năng chịu lực...).

3. Giải bài 7 trang 20 SBT Sinh học 8

- Xương dài có đặc điểm:

A. đầu xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.

B. không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng.

C. xương hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương.

D. cả A và C.

Phương pháp giải

- Xem đặc điểm cấu tạo và tính chất của xương dài. Bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Bộ Xương. SGK Sinh học 8.

Hướng dẫn giải

- Cấu tạo một xương dài gồm có:

  • Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
  • Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: Màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương
  • Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).

⇒ Đáp án: D 

4. Giải bài 8 trang 20 SBT Sinh học 8

- Xương ngắn có đặc điểm:

A. xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.

B. không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng.

C. xương hình ống, mô xương xốp ở đầu xương gồm các nan xương.

D. cả A và B. 

Phương pháp giải

- Xem đặc điểm cấu tạo và tính chất của xương ngắn. Bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Bộ Xương. SGK Sinh học 8.

Hướng dẫn giải

- Xương ngắn không có cấu tạo hình ống.
- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.

⇒ Đáp án: B.

5. Giải bài 9 trang 21 SBT Sinh học 8

Xương to ra bề ngang là nhờ:

A. Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.

B. Các mô xương cứng phân chia tạo ra những tế bào xương.

C. Các mô xương xốp phân chia tạo ra những tế bào xương.

D. Cả A và B. 

Phương pháp giải

- Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.

Hướng dẫn giải

⇒ Đáp án: A.

6. Giải bài 10 trang 21 SBT Sinh học 8

Thành phần chính của xương gồm

A. Cốt giao (chất hữu cơ).

B. Muối khoáng.

C. Các chất vô cơ.

D. Cả A và B. 

Phương pháp giải

- Xem đặc điểm thành phần cấu tạo của xương.

Hướng dẫn giải

- Thành phần chính của xương là: Cốt giao và muối khoáng.

⇒ Đáp án: D.

7. Giải bài 11 trang 21 SBT Sinh học 8

- Xương dài ra là nhờ:

A. Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.

B. Các mô xương cứng phân chia tạo ra những tế bào.

C. Các mô xương xốp phân chia tạo ra những tế bào.

D. Sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng. 

Phương pháp giải

- Sự dài ra ở xương là nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.

Hướng dẫn giải

⇒ Đáp án: D.

8. Giải bài 12 trang 21 SBT Sinh học 8

- Chất khoáng có chức năng:

A. Làm cho xương bền chắc.

B. Làm cho xương có tính mềm dẻo.

C. Làm cho xương tăng trưởng.

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

- Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ gọi là cốt giao và chất khoáng chủ yếu làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo. Tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo tuổi.

Hướng dẫn giải

⇒ Chọn A.

9. Giải bài 13 trang 21 SBT Sinh học 8

- Cốt giao có chức năng:

A. Làm cho xương bền chắc.

B. Làm cho xương có tính mềm dẻo.

C. Làm cho xương tăng trưởng.

D. Cả A và B.

Phương pháp giải

- Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ gọi là cốt giao, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo.

Hướng dẫn giải

⇒ Chọn B.

10. Giải bài 22 trang 23 SBT Sinh học 8

- Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 cho phù hợp và điền kết quả vào cột 3

Phương pháp giải

- Ở trẻ em xương phát triển nhanh.

- Ở người trưởng thành xương phát triển chậm lại.

- Ở người già xương bị phân hủy nhanh hơn xương tạo thành.

Hướng dẫn giải

- Đáp án ghép nội dung

11. Giải bài 23 trang 23 SBT Sinh học 8

- Câu nào đúng (Đ) Và câu nào sai (S) trong các câu sau?

Phương pháp giải

- Xem lại cấu tạo và tính chất của xương.

Hướng dẫn giải

- Đáp án đúng sai.

12. Giải bài 24 trang 23 SBT Sinh học 8

- Điền dấu + vào ô phù hợp trong mỗi bảng sau

Phương pháp giải

- Xem lại đặc điểm cấu tạo của đầu xương và thân xương bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Bộ Xương. SGK Sinh học 8.

Hướng dẫn giải

- Đáp án đặc điểm cấu tạo đầu xương và thân xương.

13. Giải bài 25 trang 23 SBT Sinh học 8

- Điền dấu X vào ô phù hợp trong mỗi bảng sau

Phương pháp giải

- Xem lại chức năng của đầu xương, thân xương bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Bộ Xương. SGK Sinh học 8.

Hướng dẫn giải

- Đáp án chức năng đầu xương, thân xương.

 

Ngày:28/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM