Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn là tài liệu học tốt được eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập nhanh chóng và chính xác. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập.

Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn

1. Giải bài 15.1 trang 34 SBT Vật lý 7

Hãy tiến hành điều tra trong tổ theo bảng dưới đây và cho biết âm nào được mọi người trong lớp em thích nghe nhất, âm nào không thích nghe nhất.

Phương pháp giải

Tiến hành khảo sát ý kiến các bạn trong lớp về các âm phát ra, điền vào bảng để xác định âm nào thích nghe và không thích nghe nhất

Hướng dẫn giải

Học sinh khảo sát các bạn trong lớp để có được kết quả rồi điền vào bảng mẫu và đưa ra kết luận.

2. Giải bài 15.2 trang 34 SBT Vật lý 7

Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng sấm rền.

B. Tiếng xinh xịch của bánh tàu hỏa đang chạy

C. Tiếng sóng biển ầm ầm.

D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài

Phương pháp giải

Cần nhận biết được âm gây ô nhiễm tiếng ồn để chọn đáp án đúng:

Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài

Hướng dẫn giải

Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

Vậy tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài gây ô nhiễm tiếng ồn.

Chọn D

3. Giải bài 15.3 trang 34 SBT Vật lý 7

Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?

A. Tường bêtông

B. Cửa kính hai lớp

C. Rèm treo tường

D. Cửa gỗ

Phương pháp giải

Cần nắm được các vật liệu hấp thụ âm tốt để xác định vật liệu ng được dùng để làm vật ngăn cách âm: 

Rèm treo tường làm từ vải và mỏng, có lỗ hở để không khí đi qua nên âm thanh có thể được truyền qua đó

Hướng dẫn giải

Rèm treo tường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng. Vì rèm treo tường được làm từ vải và mỏng, có lỗ hở để không khí đi qua nên âm thanh có thể được truyền qua đó.

Chọn C

4. Giải bài 15.4 trang 34 SBT Vật lý 7

Hãy nêu tên và thí dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm: tiếng ồn thường dùng.

Phương pháp giải

Cần nắm được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn để nêu ví dụ:

- Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra.

- Ngăn chặn đường truyền âm

- Làm cho âm truyền theo hướng khác

Hướng dẫn giải

Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

1. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra.

VD: Treo biển báo “cấm bóp còi” tại những nơi gần bệnh viện, trường học.

2. Ngăn chặn đường truyền âm

VD: Xây dựng tường bê tông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc

3. Làm cho âm truyền theo hướng khác

VD: Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây, thân cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.

5. Giải bài 15.5 trang 35 SBT Vật lý 7

Một người than phiền: “Bên trái nhà tôi là một xưởng rèn, bên phải nhà tôi là nhà hàng KARAÔKÊ. Một hôm cả hai người hàng xóm đến báo tin cùng chuyển nhà, thật mừng quá! Nhưng vài hôm sau lại nghe thấy tiếng lạch cạch, phì phò từ phía bên phải, tiếng KARAÔKÊ từ phía bên trái! Liệu tôi phải làm thế nào?

Em hãy khuyên người đó nên làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn.

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm của tình huống trên và kiến thức về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn để xử lí:

- Đóng cửa, che rèm

- Trồng thêm các cây xanh 

- Yêu cầu giảm bớt tiếng ồn

Hướng dẫn giải

Những lời khuyên người đó nên làm để chống ô nhiễm tiếng ồn:

- Đóng cửa, che rèm nhà mình.

- Trồng thêm các cây xanh quanh nhà.

- Yêu cầu nhà hàng xóm giảm bớt tiếng ồn.

6. Giải bài 15.6 trang 35 SBT Vật lý 7

Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được? 

Phương pháp giải

Để giải thích cần ghi nhớ: tường không làm cách âm hoàn toàn nên âm phát ra trong phòng gặp tường, một phần tường bị phản xạ, một phần bị tường hấp thụ

Hướng dẫn giải

Vì tường không làm cách âm hoàn toàn nên âm phát ra trong phòng gặp tường, một phần tường bị phản xạ, một phần bị tường hấp thụ. Phần bị hấp thụ này sẽ truyền tới tai ta khi áp vào tường nhưng phần này không thể truyền tiếp ra ngoài không khí ở phòng bên cạnh được.

Khi để tai tự do trong không khí thì tường đóng vai trò ngăn chặn đường truyền âm nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh nữa. 

7. Giải bài 15.7 trang 35 SBT Vật lý 7

Hãy kể một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.

Phương pháp giải

Liên hệ thực tế cuộc sống và kiến thức về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:

- Trồng nhiều cây xanh 

- Treo rèm nhung 

- Khi đi xe không nên bóp còi to liên tục 

Hướng dẫn giải

Một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống là:

- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà ở, trường học để khi âm truyền tới gặp lá cây sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.

- Treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt.

- Khi đi xe không nên bóp còi to liên tục ở gần trường học, bệnh viện.

8. Giải bài 15.8 trang 35 SBT Vật lý 7

Đánh dấu vào ô đúng, sai cho những câu dưới đây:

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về nhận biết ô nhiễm tiếng ồn và các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn để xác định các câu trên đúng hay sai.

Hướng dẫn giải

- Câu đúng: 1, 3, 4, 6, 8, 9.

- Câu sai: 2, 5,10, 7.

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM