Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc CTTG

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 11 được eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 11 nhanh chóng và chính xác. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc CTTG

1. Giải bài 1 trang 78 SGK Lịch sử 11

Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918 - 1939.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thứcđã học về tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới từ 1918 đến 1939 để rút ra những giai đoạn phát triển chính, cơ bản nhất

Gợi ý trả lời

Nhật Bản trong những năm 1918 - 1939, trải qua 2 giai đoạn phát triển chính:

* Giai đoạn thứ nhất: 1918 - 1929, thời kì phát triển xen lẫn suy thoái.

- 1918 - 1923: Nhật Bản những năm đầu sau chiến tranh. Đây là thời kì kinh tế Nhật đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, sau đó lại lâm vào khủng hoảng.

- 1924 - 1929: Nhật Bản trong những năm ổn định, kinh tế phục hồi và phát triển vượt mức so với trước chiến tranh.

* Giai đoạn thứ hai: 1929 - 1933:

- Thời kì khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản.

- Diễn ra quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống chủ nghĩa quân phiệt diễn ra quyết liệt.

*Giai đoạn thứ ba: 1933 – 1939:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật chống chủ nghĩa quân phiệt diễn ra quyết liệt.

- Nhật ra sức đi xâm lược đánh chiếm các nước khác.

2. Giải bài 2 trang 78 SGK Lịch sử 11

Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính ở mục IISGK Lịch sử 11 trang 76, 77 về cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản để trả lời câu hỏi này

Gợi ý trả lời

- Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

- Đặc điểm:

+ Quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

+ Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong suốt thập kỉ 30.

- Cùng với việc quân phiệt hóa nhà nước là việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM