Bài 1: Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa

Bài giảng Kinh tế chính trị Bài 1: Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa cung cấp các nội dung chính như: sản xuất hàng hóa, hàng hóa, tiền tệ, dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông thường ở điều kiện ngày nay. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 1: Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa

1. Sản xuất hàng hóa

1.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa

Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đồi, mua bán.

1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa không xuất hiện dồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người. Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:

Một là, phân công lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo ncn sự chuycn môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sán phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.

Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đồi dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triền.

Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thề sản xuất hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.

Khi còn sự tổn tại của hai diều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sc làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng định, nền sán xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc.

2. Hàng hóa

2.1 Khái niệm và thuộc tính của hàng hỏa

* Khái niệm hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, cỏ thể thỏa mãn nhu cầu nào đỏ của con người thông qua trao đôi, mua hán.

Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thề hoặc phi vật thê.

* Thuộc tính của hàng hóa

Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thế thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.

Giá trị sử dụng chỉ được thực hhiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng giúp cho con người phát hiện ra nhiều và phong phú hơn các giá trị sử dụng của sản phẩm.

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua. Cho nên, nếu là người sản xuất, phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng dáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua.

- Giá trị của hàng hóa

Đẻ nhận biết được thuộc tính giá trị, xét trong quan hệ trao đổi.

Thí dụ, có một quan hệ trao đổi như sau: xA = yB

Ở đây, số lượng X đơn vị hàng hóa A, được trao đổi lấy số lượng y đơn vị hàng hóa B. Tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau này được gọi là giá trị trao đổi.

Vấn đề đặt ra là: tại sao giữa các hàng hóa có giá trị sừ dụng khác nhau lại trao đổi được với nhau, với những tỷ lệ nhất định?.

Sở dĩ các hàng hóa trao đồi được với nhau là vì giữa chúng có một điểm chung. Điểm chung đó không phải là giá trị sử dụng mặc dù giá trị sử dụng là yếu tố cần thiết đề quan hộ trao đồi được diễn ra. Điểm chung đó phải nằm ở trong cả hai hàng hóa.

Nếu gạt giá trị sừ dụng hay tính có ích của các sản phẩm sang một bên thì giữa chúng có điểm chung duy nhất: đều là sản phẩm của lao động; một lượng lao động bằng nhau đẵ hao phí để tạo ra số lượng các giá trị sử dụng trong quan hệ trao đồi đó.

Trong trường hợp quan hệ trao đổi đang xét, lượng lao động đã hao phí đê tạo ra X đơn vị hàng hóa A dúng bằng lượng lao động đã hao phí để tạo ra y đơn vị hàng hóa B. Đó là cơ sở để để các hàng hóa có giá trị sừ dụng khác nhau trao đôi được với nhau theo tỷ lệ nhất định; một thực thể chung giống nhau là lao động xã hội đã hao phí để sản xuất ra các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau. Lao dộng xã hội đã hao phí đề tạo ra hàng hóa là giá trị hàng hóa.

- Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tỉnh trong hàng hóa.

Giá trị hàng hóa biêu hiện mối quan hệ kinh tế giữa nhũng người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Kill nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi trao đối người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn dấu trong hàng hóa với nhau.

Trong thực hiộn sản xuất hàng hóa, đề thu được hao phí lao động đã kêt tinh người sản xuât phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng đê được thị trường châp nhận. Hàng hóa phải được bán đi.

Hộp 2.1 Một số quan niệin về hàng hóa trong kinh tế học

Hàng cá nhân là một loại hàng hóa mà nếu được một người tiêu dùng rồi thì người khác không the dùng dược nữa. Kem là một loại hàng cá nhân. Khi bạn ăn cái kem của mình thì người bạn của bạn sẽ không lấy que kem đó mà ăn nữa. Khi ta mặc áo quần, thì bất kể ai khác đều không được cùng lúc mặc những quần áo đỏ nữa.

Hàng công cộng là một loại hàng hóa mà thậm chí nếu có một người dùng rồi, thì những người khác vẫn còn dùng được. Bầu không khí trong sạch là một loại hàng hóa công cộng. Quốc phòng hoặc an toàn công cộng công vậy. Neu như các lực lượng vũ trang bảo vệ đất nước khỏi hiểm nguy, thì việc bạn hưởng an toàn không vì lý do nào lại càn trở những người khác cũng hưởng an toàn.

Hàng khuyến dụng là những hàng hóa mà xã hội nghĩ rằng người dân ncn tiêu dùng hoặc tiêp nhận, cho dù thu nhập của họ ở mức nào đi chăng nữa. Hàng khuyên dụng thường bao gồm y tế, giáo dục, nhà ờ và thực phẩm.Mọi người nên có đầy đủ nơi ăn chốn ờ và tiến hàng các bước để đảm bảo điểu đó.

Nguồn: David Bcgg, Stanley Fisher, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 1992, trang 71, 72, 74.

2.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản xuất hàng hóa, C.Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hỏa có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động.

- Lao động cụ thể

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.

Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sừ dụng khác nhau. Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành nghề khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.

- Lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng là lao dộng xã hội của người sản xuất hàng hoá không kề đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc.

Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá.

Đến đây, có thể nêu, giá trị hàng hỏa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đồi các giá trị sử dụng khác nhau.

Trước C.Mác, D.Ricardo cũng đã thấy dược các thuộc tính của hàng hóa. Nhưng D.Ricardo lại không thể lý giải thích dược vì sao lại có hai thuộc tính đó. Vượt lên so với lý luận của D.Ricardo, C.Mác phát hiện, cùng một hoạt động lao động nhưng hoạt động lao động đó có tính hai mặt. C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Phát hiện này là cơ sở đề C.Mác phân tích một cách khoa học sự sản xuất giá trị thặng dư sẽ được nghiên cứu tại chương 3.

Lao động cụ thề phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thề sản xuất.

Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thong phân công lao động xã hội. Do ycu cầu của mối quan hệ này, việc sản xuất và trao đồi phải được xem là một thể thống nhất trong nên kinh tê hàng hóa. Lợi ích của người sản xuất thông nhất với lợi ích của người tiêu dùng. Người sản xuất phải thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng đến lượt mình lại thúc đầy sự phát triển sản xuất. Mâu thuân giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm do những người sản xuât hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu câu xã hội, hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được. Khi đó, sẽ có một số hàng hóa không bán được. Nghĩa là có một số hao phí lao động cá biệt không được xã hội thừa nhận. Mâu thuẫn này tạo ra nguy cơ khủng hoàng tiềm ẩn.

2.3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Lượng giá trị của hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao dộng đã hao phí để tạo ra hàng hóa.

Lượng lao động dã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao động này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị sản xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thòi gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đỏ trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.

Trong thực hành sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đồi mới, sáng tạo nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết. Khi đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh.

Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yêu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng dồ sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm.

Các nhân to ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cân thiết đê sản xuât ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết đề sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưỏrng tói lượng giá trị của đơn vị hàng hóa. Có những nhân tố chủ yếu sau:

Một là, năng suất lao động.

Năng suất lao động là là năng lực sản xuất của người lao động, được tính hằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiêt trong một đơn vị hàng hóa. Do vậy, năng suât lao động tăng lên, sẽ làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuông. “Như vậy là đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đồi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động”.

Vì vậy, trong thực hành sản xuất, kinh doanh cần chú ý, để có thồ giảm hao phí lao động cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp để góp phần tăng năng suất lao động.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm: i) trình độ khéo léo trung bình của người lao động; ii) mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ; iii) sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuât; iv) quy mô và hiệu xuât của tư liệu sản xuât; v) các điều kiện tự nhiên.

Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa, cằn chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất.

Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khấn trương, tích cực của hoạt động lao động. Trong chừng mực xót riêng vai trò của cường độ lao động, việc tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phâm tăng lên. Tổng lượng giá trị của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên. Song, lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sán xuất một đơn vị hàng hóa không thay đổi. Do chỗ, tăng cường độ lao động chỉ nhấn mạnh tăng mức độ khấn trương, tích cực của hoạt động lao động thay vì lười biêng mà sản xuất ra số lượng hàng hóa ít hơn.

Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, việc tăng cường độ lao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng tronạ việc tạo ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghe thành thạo của người lao động, công tác tô chức, ký luật lao động... Neu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều hàng hóa hơn.

Hai là, tính chất phức tạp của lao động.

Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động gian đơn và lao động phức tạp.

Lao động giàn đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.

Lao động phức tạp là những hoạt dộng lao dộng yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao dộng trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.

3. Tiền tệ

3.1 Nguồn gốc và bản chất của tiền

Giá trị của hàng hóa là trừu tượng, chúng ta không nhìn thấy giá trị như nhìn thấy hình dáng hiện vật của hàng hóa; giá trị của hàng hóa chỉ được bộc lộ ra trong quá trình trao đổi thông qua các hình thái biểu hiện của nó. Theo tiến trình lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, những hình thái của giá trị cũng trải qua quá trình phát triển từ thấp tới cao. Quá trình này cũng chính là lịch sử hình thành tiền tệ. Nghiên cứu lịch sử hình thành tiền tệ sẽ giúp lý giải một cách khoa học nguyên nhân vì sao tiền có thể mua được hàng hóa. Cụ thể:

- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên

 Đây là hình thái ban đầu của giá trị xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của trao đổi hàng hóa. Khi đó, việc trao đối giữa các hàng hóa với nhau mang tính ngẫu nhiên. Người ta trao đồi trực tiếp hàng hóa này này lấy hàng hóa khác.

Thí dụ, có phương trình trao đổi như sau: 1A = 2B.

Ở đây, giá trị ẩn chứa trong hàng hóa A được biểu hiện ra ở hàng hóa B; với thuộc tính tự nhiên của mình, hàng hóa B trở thành hiện thân của giá trị của hàng hóa A. Sở dĩ như vậy là vì bản thân hàng hóa B cũng có giá trị. Hàng hóa A mà giá trị sừ dụng của nó được dùng đố biểu hiện giá trị của hàng hóa B được gọi là hình thái vật ngang giá.

- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

Khi trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa được nâng lên, trao đồi trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa có thổ được đặt trong mối quan hệ với nhiều hàng hóa khác. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng xuất hiện.

Thí dụ: 1A = 2B; hoặc = 3C; hoặc = 5D; hoặc = ...

Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn. Trong dó, giá trị của 1 đơn vị hàng hóa A được biểu hiện ở 2 đơn vị hàng hóa B hoặc 3 đơn vị hàng hóa C; hoặc 5D hoặc...

Hình thái vật ngang giá đã dược mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau. Hạn chế của hình thái này ở chỗ vẫn chỉ là trao đồi trực tiếp với những tỷ lệ chưa cố định.

- Hình thái chung của giá trị

Việc trao đổi trực tiếp sẽ trở nên không còn thích hợp khi trình độ sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn, chủng loại hàng hóa càng phong phú hơn. Trình độ sán xuất này thúc đẩy sự hình thành hình thái chung của giá trị.

Thí dụ: 2B; hoặc 3C; hoặc 5D; hoặc ... = 1A.

Ở đây, giá trị của các hàng hóa B; hàng hóa C; hàng hóa D hoặc nhiều hàng hóa khác đều biểu thị giá trị của chúng ở một loại hàng hóa làm vật ngang giá chung là hàng hóa A. Tuy vậy, giữa các vùng lãnh thổ khác nhau trong cùng một quốc gia có thể có những quy ước khác nhau về loại hàng hóa làm vật ngang giá chung. Khắc phục hạn chế này, hình thái giá trị phát triển hơn xuất hiện.

- Hình thái tiền

Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình hình có nhiêu vật làm ngang giá chung sẽ gây trở ngại cho trao đôi giữa các địa phương trong một quôc gia. Do đó, đòi hỏi khách quan là càn có một loại hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất.

Thí dụ: 2B; 3C; 5D;... = 0,1 gr vàng.

Vàng trong trường hợp này trở thành vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa. Vàng trở thành hình thái tiền của giá trị. Tiền vàng trong trường hợp này trở thành vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa vì tiền có giá trị. Lượng lao động xã hội đã hao phí trong đơn vị tiền được ngầm hiểu đúng bằng lượng lao dộng dã hao phí để sản xuất ra các đơn vị hàng hóa tương úng khi dem đặt trong quan hệ với tiền.

Như vậy, tiền, về bản chất, là một loại hàng hóa đặc biệt, là kốt quà của quá trình phát triển của sản xuât và trao đôi hàng hóa, tiền xuất hiện là yêu tô ngang giá chung cho thế giới hàng hóa. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa. Tiền phán ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa nhũng người sán xuất và trao đổi hàng hóa. Hình thái giản đơn là mầm mống sơ khai của tiền.

Hộp 2.2. Quan niệm về tiền trong kinh tế vi mô

Tiền là bất cứ một phương tiộn nào được thừa nhận chung đề thanh toán cho việc giao hàng hoặc đổ thanh toán nợ nằn. Nó là phương tiện trao đồi. Những chiếc răng chó ở quân đảo Admiralty, các vỏ sứ ở một sô vùng châu Phi, vàng thế kỷ 19 đều là các ví dụ về tiền. Điều cằn nói không phái hàng hóa vật chất phải sử dụng mà là qui ước xã hội cho răng nó sẽ được thừa nhận không bàn cãi với tư cách là một phương tiện thanh toán.

Nguồn: David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dombusch, Kinh tế học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1992, trang 70.

3.2 Chức năng của tiền

Tiền có năm chức năng như sau:

- Thước đo giá trị

Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác.

Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền phải có giá trị. Để thực hiện chức năng đo lường giá trị, không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với một lượng vàng nhất định một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể thực hiện được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ này là thời gian lao động xã hội cần thiết đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó.

Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giả cả hàng hóa.

Giá cả hàng hóa như vậy, là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả. Trong các điều kiện khác không thay đồi, nếu giá trị của hàng hóa càng lớn thì giá cả của hàng hóa càng cao và ngược lại. Giá cả của hàng hóa có thể lên xuống do tác động bởi nhiều yếu tố như: Giá trị của hàng hóa; Giá trị của tiền; Ảnh hường của quan hệ cung - cầu.

- Phương tiện lưu thông

Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đồi hàng hóa.

Để thực hiện chức năng làm phương tiện lưu thông, yêu cầu phải có tiền mặt (tiền đúc bằng kim loại, tiền giấy). Trong thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Đây là cơ sở cho việc các quốc gia công nhận và phát hành các loại tiền giấy khác nhau. Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình trao đồi, mua bán trở nên thuận lợi, mặt khác, đồng thời làm cho hành vi mua, hành vi bán tách rời về không gian và thời gian. Do đó, có thế tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.

- Phương tiện cất trữ

Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông đổ đi vào cất trữ. Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị như tiền vàng, tiền bạc. Tiền cất trữ có tác dụng là dự trữ tiền cho lưu thông, sẵn sảng tham gia lưu thông. Khi sản xuất hàng hóa phát triển, lượng hàng hóa nhiều hơn, tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nền sản xuất giảm, lượng hàng hóa giảm, một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông, đi vào cất trữ.

- Phương tiện thanh toán

Tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa...Trong tình hình đó, tiền làm phương tiện thanh toán. Thực hiện chức năng thanh toán, có nhiều hình thức tiền khác nhau được chấp nhận. Chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tín dụng thương mại, tức mua bán thông qua chế độ tín dụng.

Ngày nay việc thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ người ta có thể sử dụng tiền ghi sổ, hoặc tiền trong tài khoản ngân hàng, tiền điện tử, bitcoin...

- Tiền tệ thế giới

Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia, tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Lúc này tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc te giữa các nước với nhau. Đe thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.

4. Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông thường ở điều kiện ngày nay

Nội dung trình bày ở mục này thể hiện sự nghiên cứu có tính chất làm rõ thêm một số khía cạnh mà sinh thời, C.Mác chưa có điều kiện nêu ra một cách đầy đủ.

4.1 Dịch vụ

Dịch vụ là một loại hàng hóa, nhưng đó là loại hàng hóa vô hình.

Để có được các loại dịch vụ, người ta cũng phải hao phí sức lao động và mục đích của việc cung ứng dịch vụ cũng là nhằm thỏa mãn nhu cầu của người có nhu cầu về loại hình dịch vụ đó. Giá trị của dịch vụ cũng là lao động xã hội tạo ra dịch vụ. Giá trị sử dụng của dịch vụ không phải là phục vụ trực tiếp người cung ứng dịch vụ.

Thời kỳ C.Mác nghiên cứu, dịch vụ chưa phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Khi đó, khu vực chiếm ưu thế của nền kinh tế vẫn là sản xuất hàng hóa vật thề hữu hình. Khu vực dịch vụ chưa trở thành phố biến. Cho nên trong lý luận của mình, C.Mác chưa có điều kiện đề trình bày về dịch vụ một cách thật sâu sắc. Điều này làm cho nhiều người ngộ nhận cho rằng, C.Mác chỉ biết tới hàng hóa vật thể. Trái lại, theo C.Mác, dịch vụ, nếu đó là dịch vụ cho sản xuất thì nó thuộc khu vực hàng hóa cho sản xuất, còn dịch vụ cho tiêu dùng thì nó thuộc phạm trù hàng hóa cho tiêu dùng, về tổng quát, dịch vụ, về thực chất cũng là một kiểu hàng hóa mà thôi.

Khác với hàng hóa thông thường, dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ. Việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ được diễn ra đồng thời. Trong điều kiện ngày nay, do sự phát triền của phân công lao động xã hội dưới tác động của sự phát triển khoa học công nghệ, dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu văn minh của con người.

4.2 Quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông thường ở điều kiện ngày nay

Nên sản xuất hàng hóa ngày nay hình thành quan hệ mua bán nhiều yếu tố có đặc diêm nhận dạng khác với hàng hóa thông thường như đã nghiên cứu. Sự khác biệt này xét theo nghĩa chúng có các đặc trưng như: có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán nhưng lại không do hao phí lao động trực tiếp như cách tạo ra các hàng hóa thông thường khác.

Khi xuất hiện hiện tượng trao đổi, mua bán các hàng hóa đặc biệt như vậy, làm cho nhiều người ngộ nhận cho rằng lý luận về hàng hóa của C.Mác không còn phù hợp. Thực chất do họ chưa phân biệt được hàng hóa và những yếu tố khác hàng hóa thông thường. Sau đây sẽ xem xét quan hệ trao đồi trong trường hợp một số yếu tố điển hình đang có nhiều tranh luận hiện nay:

- Quan hệ trong trường hợp trao đổi quyền sử dụng đất

Khi thực hiện mua, bán quyền sử dụng đất, nhiều người lầm tưởng dó là mua bán đất đai. Trên thực tế, họ trao đổi với nhau quyền sử dụng đất.

Quyền sử dụng đất, có giá trị sử dụng, có giá cả nhưng không do hao phí lao động tạo ra theo cách như các hàng hóa thông thường. Giá cả của quyền sử dụng đất chịu tác động của nhiều yếu tố: giá trị của tiền, quan hệ cung cầu, đầu cơ, sự khan hiếm, do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, gia tăng dân số...

Trong xã hội hiện dại, xuất hiện hiện tượng một bộ phận xã hội trở nên có số lượng tiền nhiều (theo quan niệm thông thường là giàu có) do mua bán quyền sử dụng đất. Bản chất của hiện tượng này là gì?

Xét về bản chất, số lượng tiền đó chính là hệ quả của việc tiền từ túi chủ thể này, chuyển qua túi chủ thể khác. Tiền trong trường hợp như vậy là phương tiện thanh toán, không phải là thước đo giá trị. Nhưng do thực tế, có nhiều tiền là có thề mua được các hàng hóa khác, nên gây ra sự ngộ nhận rằng có nhiều giá trị. Do vậy, nhiều người cho rằng đất đai cũng tạo ra giá trị. Thực tế họ chưa phân biệt được giá trị và của cải. Từng cá nhân có thể trở nên giàu có nhờ trao đổi, mua bán quyền sử dụng đất, do so sánh số tiền mà họ bỏ ra với số tiền mà họ thu được là có chênh lệch dương. Xét trên phạm vi toàn xã hội, không thề có một xã hội giàu có nếu chỉ mua, bán quyền sử dụng đất.

- Quan hệ trong trao đổi thương hiệu (danh tiếng)

Ngày nay, thương hiệu của một doanh nghiệp cũng có thể được trao đổi, mua bán, được định giá, tức chúng có giá cả, thậm chí có giá cả cao. Thương hiệu hay danh tiếng, là kết quả của sự nỗ lực của sự hao phí sức lao động của người nắm giữ thương hiệu, thậm chí là của nhiều người. Do đó, giá cả của thương hiệu, nhất là những thương hiệu nổi tiếng thường rất cao. Điểm cần chú ý là, thương hiệu chỉ có thể được hình thành dựa trên một kiểu sản xuất hàng hóa, dịch vụ thực mới có giá cả cao.

Bên cạnh đó, ngày nay có hiện tượng, một số ít cầu thủ bóng đá nổi tiếng cũng dược trả giá rất cao khi các câu lạc bộ chuyển nhượng. Sự thực, các câu lạc bộ mua, bán sức lao động để thực hiện hoạt động đá bóng trên sân cỏ. Nhưng do hoạt dộng đá bóng đó gắn với cơ thề sinh học của cầu thủ, nên người ta nhầm tưởng đó là mua bán danh tiếng của anh ta. Sở dĩ giá cả của các vụ chuyển nhượng các cầu thủ tài năng thường rất cao là vì sự khan hiếm của tài năng và những lợi ích kỷ vọng thu dược trong các trận thi đấu có sự tham gia của cầu thủ đó. Giá cả trong các vụ chuyển nhượng như vậy vừa phản ánh giá trị hoạt động lao động đá bóng, vừa phán ánh yếu tố tài năng, vừa phản ánh quan hệ khan hiếm, vừa phản ánh lợi ích kỷ vọng của câu lạc bộ nhận chuyển nhượng.

- Quan hệ trong trao đổi, mua bản chửng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá

Ngày nay, chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) do các công ty, doanh nghiệp cổ phàn phát hành, chứng quyền do các công ty kinh doanh chứng khoán chứng nhận và một số loại giấy tờ có giá (ngân phiếu, thương phiếu) cũng có thề mua bán, trao đổi và đem lại lượng tiền lớn hơn cho người mua, bán.

Chứng khoán, chứng quyền, các loại giấy tờ có giá khác cũng có một số đặc trưng như hàng hóa, mang lại thu nhập cho người mua, bán. Sự phát triển của các giao dịch mua, bán chứng khoán, chứng quyền dần thúc đẩy hình thành một loại thị trường yếu tố có tính hàng hóa phái sinh, phân biệt với thị trường hàng hóa (dịch vụ thực) - thị trường chứng khoán, chứng quyền. C.Mác gọi những hàng hóa này là tir bản già, để phân biệt với tư bản tham gia quá trình sản xuất trao đổi hàng hóa thực trong nền kinh tế.

Để có thể được mua, bán, các loại chứng khoán, chứng quyền hoặc giấy tờ có giá đó phải dựa trên cơ sở sự tồn tại của một tổ chức sản xuất kinh doanh có thực. Người ta không mua các loại chứng khoán, chứng quyền, giấy tờ có giá không gắn với một chủ thể sản xuất kinh doanh thực trong nền kinh tế. Do đó, chứng khoán, chứng quyền là loại yếu tố phái sinh, nó có tính hàng hóa, bản thân chúng không phải là hàng hóa như hàng hóa thông thường.

Sự giàu có của các cá nhân có được do số lượng tiền tăng lên sau mỗi giao dịch cũng thực chất là sự chuyển tiền từ người khác vào trong túi của anh ta. Tiền trong trường hợp này cũng thực hiện chức năng thanh toán, không phản ánh giá trị của chứng khoán. Giá cả của chứng khoán phán ánh lợi ích kỷ vọng mà người mua có thê có dược. Xã hội cần phải dựa trên một nền sản xuất có thực mới có thề giàu có được. Toàn thể xã hội không thể giàu có được bằng con đường duy nhất là buôn, bán chứng khoán, chứng quyền.

Mặc dù thị trường chứng khoán, chứng quyền là một kênh rất quan trọng để một số chủ thề làm giàu và thúc đẩy các giao dịch vốn cho nền kinh tế, song thực tế cũng cho thấy, có nhiều người giàu lên, cũng có nhiều người rơi vào tình trạng khánh kiệt khi chứng khoán không mua, bán được.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp do eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.

Ngày:25/01/2021 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM