Bài 2: Lý luận của V.I. Lênin về các đặc điểm kinh tế của độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Lý luận của V.I. Lênin về các đặc điểm kinh tế của độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sau đây để tìm hiểu về Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền và lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản. eLib.VN hy vọng bài học sau đây là tài liệu hữu ích dành cho mọi người. 

Bài 2: Lý luận của V.I. Lênin về các đặc điểm kinh tế của độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

1. Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền

Tồng kết thực tiễn vai trò của độc quyền trong nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhất giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế ký XX, V.I.Lênin khái quát năm đặc điềm của độc quyền tư bản chủ nghĩa như sau:

1.1 Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn

Dưới chủ nghĩa tư bản tích tụ và tập trung sản xuất cao, biểu hiện số lượng các xí nghiệp tư bản lớn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế, nhưng nắm giữ và chi phối thị trường.

Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Vì một mặt, do số lượng các doanh nghiệp lớn ít nên có thề dễ dàng thoả thuận với nhau; mặt khác, các doanh nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thoả hiệp với nhau để nắm lấy địa vị độc quyền.

KJii mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các tổ chức độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên két dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau.

Về mặt lịch sử, các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm: Cartel (Các-ten), Syndicate (Xanh-đi-ca), Trust (Tờ-rớt), Consortium (Công-xoóc-xi-om).

Cartel là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các xí nghiệp tư bản lớn ký các hiộp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, kỷ hạn thanh toán,...

Các xí nghiệp tư bản tham gia Cartel vẫn độc lập cả về sản xuất và lưu thông hàng hóa. IIọ chỉ cam kết thực hiện đúng hiệp nghị đã ký, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy dịnh của hiệp nghị. Vì vậy, Cartel là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều trường hợp những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi Cartel, làm cho Cartel thường tan vỡ trước kỷ hạn.

Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn Cartel. Các xí nghiệp tư bản tham gia Syndicate vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông hàng hóa (mọi việc mua, bán do một ban quán trị chung của Syndicate đảm nhận). Mục đích của Syndicate là thống nhất đâu mối mua và bán đế mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

Trust là hình thức độc quyền cao hơn Cartel và Syndicate. Trong Trust thì cả việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất quản lý. Các xí nghiệp tư bản tham gia Trust trở thành những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.

Consortium là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia Consortium không chi có các xí nghiệp tư bản lớn mà còn có cả các Syndicate, các Trust, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một Consortium có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm các nhà tư bản kếch xù.

1.2  Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bán tài chinh và hệ thống tài phiệt chi phối

Song song với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, trong ngân hàng cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng.

Quy luật tích tụ, tập trung trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị phá sán hoặc bị thôn tính và hình thành những ngân hàng lớn.

Khi sán xuất trong ngành công nghiệp tích tụ, tập trung ở mức độ cao, thì các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Trong điều kiện đó, các ngân hàng vừa và nhỏ phải tự sáp nhập vào các ngân hàng lớn hoặc phải phá sản trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.

Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa các doanh nghiệp ngân hàng và công nghiệp, làm cho ngân hàng có vai trò mới: từ chỗ ngân hàng chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, thì nay đã nắm được hàu hết lượng tiền tệ của xã hội nên có quyền lực “vạn năng”, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội.

Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng “cử” đại diện của mình vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp đê theo dõi việc sừ dụng tiền vay hoặc các tổ chức độc quyền ngân hàng còn trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Trước sự khống chế và chi phối ngày càng mạnh mẽ của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng băng cách mua cô phần của các ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng. Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau làm nảy sinh một loại hình tư bản mới, gọi là tư bản tài chính.

V.I.Lênin viết: "Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp".

Sự phát triền của tư bản tài chính dần dần dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ những nhà tư bán kếch XÌI chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội, gọi là tài phiệt (hay đầu sỏ tài chính, trùm tài chính).

Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham dự”. Thực chất của “chế độ tham dự” là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính mua số cổ phiếu khống chế, chi phối một cônẹ ty lớn nhất - công ty gốc gọi là "công ty mẹ"; công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị các "công ty con"; "công ty con" đến lượt nó lại chi phối các "công ty cháu",...

Nhờ có “chế độ tham dự” và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, mà tài phiệt có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.

Ngoài "chế độ tham dự", tài phiệt còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu lợi nhuận độc quyền cao. về mặt chính trị, hệ thống các nhà tài phiệt chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là chi phối các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng, do chúng thống trị được về kinh tế.

1.3 Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến

Đối với các tập đoàn độc quyền, việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất trở thành phổ biến, gắn liền với sự tồn tại của các tổ chức độc quyền.

Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục dich giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.

Xuất khẩu tư bản có thể được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư đổ trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao, biến nó thành một chi nhánh của “công ty mẹ” ở chính quốc. Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn họp song phương hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn là của công ty nước ngoài.

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ phần, cố phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

1.4 Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền

Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.

Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tò thị trường trong nước luôn gắn với thị trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bán độc quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước tư bản. V.I.Lônin nhận xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức dộ buộc chúng phải di vào con đường ấy để kiếm lời.

Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình" và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng Cartel, Syndicate, Trust quốc tế.

1.5 Lôi kéo, thúc đầy các chỉnh phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền

V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tư bản phát triến càng cao, nguyên liệu càng thiếu thổn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh dể chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn".

Do sự phân chia lãnh thồ và phát triển không đều của các cường quốc tư bản, tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đén các cuộc chiến tranh , thậm chí chiến tranh thế giới. V.I.Lênin viết: "Khi nói đến chính sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc tư bản, thì cần chú ý rằng tư bản tài chính và chính sách quốc tế thích ứng với nó... đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc, cỏ tính chất quá độ của các nước. Ticu biểu cho thời đại đó, không những chỉ có hai loại nước chủ yếu: Những nước chiếm thuộc địa và nhũng thuộc địa, mà còn có nhiều nước phụ thuộc với những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì được độc lập về chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao. Từ những năm 50 của the ký XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiều cũ, nhưng điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trải lại, các cường quốc tư bản chuyền sang thi hành chính sách thực dân mới, mà nội dung chủ yéu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triến. Đứng đằng sau, hậu thuẫn cho các hoạt động của các quốc gia tư bản luôn có vai trò của các tập đoàn tư bản độc quyền.

Năm đặc điềm kinh tế cơ bản của độc quyền dưới chủ nghĩa tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất sự thống trị của tư bản độc quyền. Đó cũng là biểu hiện của phương thức thực hiện lợi ích của các tập đoàn độc quyền trong giai đoạn phát triển độc quyền của chủ nghĩa tư bán.

2. Lý luận của V.I. Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

Sự thống trị và bành trướng sức mạnh của độc quyền tư nhân trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, một mặt thúc đẩy nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển, mặc khác, kìm hãm và đe doạ tới sự ồn định của chế độ chính trị. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, trong tình hình đó, thúc đẩy trình độ độc quyền lên trạng thái cao hơn - độc quyền nhà nước. Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản có các đặc trưng kinh té chủ yếu sau:

2.1 Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

V.Í.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng và công nghiệp với chính phủ: "Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng". Sự kết hợp về nhân sự được thực hiộn thông qua các đảng phái. Chính các đảng phái này đã tạo cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây đựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.

Đứng đẳng sau các đảng phái này là một lực lượng có quyền lực rất hùng hậu, đó chính là các Hội chủ xí nghiệp độc quyền, như: Hội Công nghiệp toàn quốc Mỹ, Tổng Liên đoàn công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản, Liên minh Liên bang công nghiệp Đức, Hội đồng quốc gia giới chủ Pháp, Tồng Liên đoàn công thương Anh, ... Chính các Hội chủ xí nghiệp này trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho nhà nước tư sản. Các Hội chủ này hoạt động thông qua các đảng phái của giai cấp tư sản, cung cấp kinh phí cho các đảng, quyết định về mặt nhân sự và đường lối chính trị, kinh tế của các đảng, tham gia vào việc thành lập bộ máy nhà nước ở các cấp. Vai trò của các hội lớn đến mức mà dư luận thế giới đã gọi chúng là “những chính phủ dằng sau chính phủ”, “một quyền lực thực tế đằng sau quyền lực” của chính quyền. Thông qua các Hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với nhũng cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ dược “cài cắm” vào ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự hoặc trở thành những người đỡ đầu cho các tố chức độc quyền. Sự thâm nhập lẫn nhau này (còn gọi là sự kết hợp) đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến dịa phương.

2.2 Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước

Sở hữu trong độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản, của tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bán. Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nước tăng lên mà còn ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sờ hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân. Hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tồng tư bản xã hội. Sờ hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cần cho hoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tê - xã hội, như: giao thông vận tải, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội,... Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau: xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư nhân bằng cách mua lại; nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân; mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân...

Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triên của độc quyền. Thử hai, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ chức độc quyền đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, chuyển từ những ngành ít lãi sang những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn một cách dễ dàng, thuận lợi. Thứ ba, làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước theo những chương trình nhất định.

Cùng với sự phát triển của sở hữu nhà nước thì thị trường độc quyền cũng hình thành và phát triển. Sự hình thành thị trường nhà nước thồ hiện ở việc nhà nước chủ động mở rộng thị trường trong nước bằng việc bao mua sản phẩm của các doanh nghiệp độc quyên thông qua những hợp dồng được ký kết. Việc ký kết các họp đồng giữa nhà nước và các tổ chức độc quyền tư nhân đã giúp các tổ chức độc quyên tư nhân khắc phục được một phân khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng thừa, góp phần bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được diễn ra bình thường. Các họp đồng ký kết với nhà nước giúp cho các tổ chức độc quyền tư nhân vừa tiêu thụ được hàng hoá vừa đảm bảo lợi nhuận ổn định, vừa khắc phục được tình trạng thiếu nhiên liệu, nguyên liệu chiến lược. Sự tiêu thụ của nhà nước dược thực hiện qua những đơn đặt hàng của nhà nước với độc quyền tư nhân, quan trọng hơn cả là các đơn đặt hàng quân sự do ngân sách chi mỗi ngày một tăng. Các hợp đồng này đảm bảo cho các độc quyền tư nhân kiếm được một khối lượng lợi nhuận lớn và ổn định, vì tỷ suất lợi nhuận của việc sản xuất các loại hàng hoá đó cao hơn hẳn tỳ suất lợi nhuận thông thường.

2.3 Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước diều tiết nền kinh tế

Để điều tiết nền kinh tế, nhà nước tư sản sử dụng nhiều công cụ, trong đó có công cụ độc quyền nhà nước. Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tồng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điêu tiêt sự vận động của toàn bộ nên kinh tê quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức như: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công cụ kinh tế và các công cụ hành chính - pháp lý, bằng cả ưu đãi và trừng phạt; bằng những giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch tồng thể phát triển kinh tế, khoa học, công nghộ, bảo vệ môi trường, bảo hiềm xã hội,... và bằng cả các giải pháp ngắn hạn.

Các công cụ chủ yếu của nhà nước để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ, tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hoá hay chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính, pháp lý.

Bộ máy điều tiết kinh tế gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự có sự tham gia của những đại biểu của tập đoàn tư bản độc quyền lớn và các quan chức nhà nước. Bên cạnh bộ máy này còn có hàng loạt các tiểu ban được tổ chức dưới những hình thức khác nhau, thực hiện "tư vấn" nhằm "lái" đường lối phát triển kinh tế theo mục tiêu riêng của các tổ chức độc quyền.

Cơ chế điều tiết kinh tế độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Hay nói cách khác, đó là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 2: Lý luận của V.I. Lênin về các đặc điểm kinh tế của độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa do eLib tổng hợp, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập.

Ngày:26/01/2021 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM