Cơ sở văn hóa Việt Nam

Nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho quá trình học tập, cũng như hệ thống lại kiến thức và chuẩn bị cho kì thi sắp tới. eLib chia sẻ đến bạn các bài giảng, đề thi, câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam dưới đây. Chúc các bạn thành công!

1. Cơ sở văn hóa Việt Nam là gì?

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ cácgiá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội.

Văn hóa Việt Nam là những gì phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về đời sống tinh thần của người Việt Nam, kể cả đời sống tâm linh, là sự thể hiện tư duy sáng tạo, sáng tác, phát minh, là ý thức về ngôn ngữ, về lịch sử, về kinh tế chính trị xã hội, về đạo đức, về thẩm mỹ của người Việt Nam cùng với những phương thức tiếp nhận những giá trị về đời sống tinh thần trong quan hệ giao lưu với các dân tộc khác.

Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học thuộc khối kiến thức chung của khá nhiều trường, bộ phận đa số sinh viên ít quan tâm vì kiến thức khá trừu tượng và là môn đại cương nên sinh viên ít quan tâm chú ý. Nhìn chung, phương pháp giảng dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng chỉ mang tính chất hàn lâm, sử dụng phương pháp thuyết giảng là chủ yếu, ít kết hợp với các phương pháp khác, điều này gây nên sự nhầm chán cho sinh viên và dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không được hiệu quả. Do đó, khi học môn học này giảng viên nên kết hợp việc học tập qua thực tế sẽ tạo hứng thú và tư duy sáng tạo của người học thông qua các chủ đề lý thuyết được áp dụng thực tế cuộc sống. Như vậy, sinh viên sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức lý thuyết môn văn hóa thông qua các hoạt động thực tế

2. Tìm hiểu về môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

2.1 Mục tiêu của môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

Giúp người học hiểu được khái niệm văn hóa, văn hóa học, những điều kiện tự nhiên và xã hội hình thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; nắm được cấu trúc của văn hóa, những đặc tính truyền thống của văn hóa Việt Nam, những mặt tích cực và hạn chế của những tính chất văn hóa đó; phân biệt được đặc trưng các vùng văn hóa, những mặt tích cực và hạn chế của những đặc tính văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế.

2.2 Tóm tắt nội dung môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

Môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam giúp sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản về văn hóa, đặc trưng văn hóa. Nhận diện được các vùng văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam; tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam từ nguồn gốc cho đến nay.

Tìm hiểu các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức cộng đồng; văn hóa giao tiếp ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Tìm hiểu sự giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và văn hóa phương Tây.

2.3 Các đặc trưng và chức năng của văn hóa

Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Đặc trưng này cần để phân hiệt hệ thống với tập hợp nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.

Như có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ưng phó vơi môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội – có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hóa (nền văn hóa).

Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”, tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.

Các giá trị văn hóa, theo muc đích cố thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần), theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thấm mĩ theo thời gian có thể phân hiệt các giá trị vĩnh cừu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có đươc cái nhìn hiện chứng– và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.

Vì vậy mà, về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét. Muốn kết luận một hiện tượng có thuộc phạm trù văn hóa hay không phải xem xét mối tương quan giữa các mức độ “giá trị” và “phi giá trị” của nó. về mặt lịch đại, cùng một hiện tượng sẽ có thể có giá trị hay không tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa cùa từng giai đoạn lịch sử. Áp dụng vào Việt Nam, việc đánh giá chế độ phong kiến, vai trò của Nho giáo, các triều đại nhà Hồ, nhà Nguyễn… đều đòi hỏi một tư duy biện chứng như thế.

Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.

Đặc trưng thứ ha của văn hóa là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng, đẽo gỗ…) hoặc tinh thần (như truyền thuyết về các cảnh quan tự nhiên).

Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.

Văn hóa còn có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa tính bề dày một chiều sâu, nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thông văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiêm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…

Truyền thông văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người). Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nó là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.

3. Tư liệu ôn tập Cơ sở văn hóa Việt Nam

3.1 Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam

Câu 1. Địa văn hóa là công cụ nghiên cứu văn hóa bằng:

A. Không gian

B. Hoàn cảnh địa lý

C. Thời gian

D. Cả ba phương án đều đúng

Câu 2. Theo triết lý Âm dương, khí âm và khí dương chính là?

A. Vật chất và ý thức

B. Nam và nữ

C. Yếu tố vật chất

D. Yếu tố tinh thần

Câu 3. Thái độ “vừa cởi mở, vừa rụt rè” trong giao tiếp là của:

A. Người Mỹ

B. Người Pháp

C. Người Trung Quốc

D. Người Việt Nam

Câu 4. "Tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa” là đặc điểm tính cách của người Việt được hình thành từ :

A. Điều kiện lịch sử

B. Kinh tế tiểu nông

C. Kinh tế tiểu nông

D. Điều kiện xã hội

Câu 5. Ngôi nhà của người Việt Nam mang dấu ấn của:

A. Môi trường sông nước

B. Tôn giáo

C. Tính cộng đồng

D. Cả ba phương án đều đúng

Câu 6. “Tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ” trong tính cách của người Việt Nam là sản phẩm của:

A. Hoàn cảnh địa lý

B. Điều kiện lịch sử

C. Kinh tế nông nghiệp

D. Cả ba phương án đều đúng.

Câu 7. “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá” là định nghĩa của:

A. Hồ Chí Minh

B. Phan Ngọc

C. UNESCO

D. Đào Duy Anh

Câu 8. “Chúng tôi gọi tất cả những gì phân biệt giữa con người với động vật là văn hóa” thuộc cách định nghĩa:

A. Lịch sử

B. Tâm lý học

C. Nguồn gốc

D. Chuẩn mực

Câu 9. Luận điểm “Văn hóa Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng” được rút ra từ công cụ nghiên cứu:

A. Nhân học – văn hóa

B. Giao lưu – tiếp biến văn hóa

C. Tọa độ văn hóa

D. Địa – văn hóa.

Câu 10. “Càng gần trung tâm, ảnh hưởng của văn hóa gốc càng sâu đậm, càng xa trung tâm, ảnh hưởng của văn hóa gốc càng phai nhạt” là luận điểm được rút ra từ công cụ nghiên cứu:

A. Tọa độ văn hóa

B. Nhân học – văn hóa

C. Địa – văn hóa

D. Giao lưu – tiếp biến văn hóa

Câu 11. Văn miếu là nơi thờ:

A. Ông tổ của nghề y

B. Ông tổ của nghề buôn bán

C. Ông tổ của nghề dạy học

D. Ông tổ của nghệ thuật

Câu 12. Trong lịch sử Việt Nam, tôn giáo từng là cơ sở cho khối đại đoàn kết dân tộc là?

A. Đạo giáo

B. Phật giáo

C. Thiên Chúa giáo

D. Nho giáo

Câu 13. “Lối sống mà một công xã hay bộ lạc tuân thủ được gọi là văn hoá” thuộc cách định nghĩa:

A. Liệt kê

B. Cấu trúc

C. Nguồn gốc

D. Chuẩn mực

Câu 14. “Chủ nghĩa yêu nước” của người Việt Nam là sản phẩm của văn hóa:

A. Nhà nước – dân tộc

B. Đô thị

C. Tộc người

D. Làng xã

Câu 15. Để xác định đối tượng nghiên cứu của Đại cương văn hóa Việt Nam, các nhà văn hóa học sử dụng phương pháp:

A. Qui nạp và diễn dịch

B. Lịch sử

C. Logic

D. Logic kết hợp với lịch sử

Câu 16. Phẩm chất “Trọng tuổi tác, trọng người già” trong tính cách của người Việt Nam được tạo bởi:

A. Sự lễ phép

B. Ảnh hưởng của Nho giáo

C. Ảnh hưởng của Phật giáo

D. Kinh tế nông nghiệp

Câu 17. “Tính tự quản” của người Việt Nam là sản phẩm của văn hóa:

A. Đô thị

B. Làng xã

C. Nhà nước – dân tộc

D. Gia đình

Câu 18. "Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để vượt qua mọi khó khăn gian khổ” là đặc điểm tính cách của người Việt được hình thành từ:

A. Điều kiện địa lý

B. Điều kiện kinh tế

C. Điều kiện lịch sử

D. Cả 3 phương án đều đúng

Câu 19. Nho giáo được đưa lên làm quốc giáo ở Việt Nam trong thời kỳ:

A. Đinh – Lê

B. Lý – Trần

C. Hậu Lê

D. Nguyễn

Câu 20. Đô thị truyền thống của Việt Nam phụ thuộc vào nông thôn, bị nông thôn hóa là vì:

A. Chế độ phong kiến tập quyền

B. Sự bao trùm của thể chế làng xã lên mọi thiết chế

C. Tâm lý “trọng nông, ức thương”

D. Cả ba phương án đều đúng

3.2 Bài tập Cơ sở văn hóa Việt Nam

Câu 1. Nêu phạm vi ngữ nghĩa của từ "văn hóa"

Câu 2. Phân biệt khái niệm "văn hóa" với khái niệm "văn minh", "văn hiến", "văn vật".

Câu 3. Nêu định nghĩa về văn hóa được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Câu 4. Nêu một vài nguyên tắc trong nghiên cứu văn hóa.

Câu 5. Có mấy loại hình văn hóa nhân loại? Đó là những loại hình văn hóa nào?

Câu 6. Cho biết về sự khoanh vùng địa lý của văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp.

Câu 7. So sánh cơ sở, điều kiện hình thành hai loại hình văn hóa cùng những hệ quả của nó.

Câu 8. So sánh cách ứng xử với tự nhiên của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó.

Câu 9. So sánh cách ứng xử với môi trường xã hội của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó.

Câu 10. So sánh đặc trưng tư duy của cư dân nông nghiệp và du mục trong cùng hệ quả của nó.

Câu 11. Trong cụm từ "phát triển kinh tế và văn hóa", từ "văn hóa" đề cập đến khía cạnh nào của đời sống? Ngoài ra, từ "văn hóa" còn được sử dụng ở những phạm vi ngữ nghĩa nào?

Câu 12. Trong cụm từ "nền văn hóa dân tộc", từ "văn hóa" đề cập đến khía cạnh nào của đời sống? Ngoài ra, từ "văn hóa" còn được sử dụng ở những phạm vi ngữ nghĩa nào?

Câu 13. Tại sao ở Việt Nam lại mang nặng tâm lý trọng nam khinh nữ trong khi cách ứng xử của văn hóa nông nghiệp là trọng phụ nữ?

Câu 14. Văn hóa gốc nông nghiệp điển hình nhất phân bố ở đâu trên bản đồ thế giới cổ đại? Hiện nay, văn hóa du mục hiện hành tồn tại ở những khu vực nào?

Câu 15. Nêu ví dụ về cách ứng xử trọng lí của cư dân gốc du mục và trọng tình của cư dân gốc nông nghiệp trong đời sống xã hội hiện nay.

Câu 16. Hiện nay thuật ngữ "văn hóa Việt Nam" được trình bày theo những khuynh hướng nào? Trong đó, khuynh hướng nào được giới khoa học ủng hộ nhiều nhất? Từ đó hãy nêu định nghĩa văn hóa Việt Nam.

Câu 17. Người ta thường dực vào những tiêu chí nào đề định vị một nền văn hóa quốc gia/ dân tộc? Ở mỗi tiêu chí ấy, cần quan tâm đến những vấn đề gì để có thể định vị một nền văn hóa? Cho ví dụ về một trong số những tiêu chí đang đề cập.

Câu 19. Cần dựa vào những đặc điểm nào của đặc điểm dân cư để định vi văn hóa Việt Nam? Tại sao?

Câu 20. Cần dựa vào những đặc điểm nào về đặc trưng kinh tế đề định vị văn hóa Việt Nam? Tại sao?

.....

Để giúp các bạn luyện tập nhiều hơn với các câu hỏi và bài tập Cơ sở văn hóa Việt Nam, eLib đã tổng hợp những bài tập tự luận, trắc nghiệm kèm theo đáp án chi tiết giúp hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn.

Để giúp có thể nắm vững các kiến thức lý thuyết đối với môn học "Cơ sở văn hóa Việt Nam", eLib.VN xin mời bạn làm 500 câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án đầy đủ tại đây.

Trắc Nghiệm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM