15 câu hỏi tự luận thường gặp môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

eLib.VN xin chia sẻ đến các bạn 15 câu hỏi tự luận thường gặp môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam dưới đây. Hy vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

15 câu hỏi tự luận thường gặp môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

Câu 1:

"Đàn bầu ai gãy nấy nghe

Làm thân con gái chớ nghe đàn Bầu"

(Ca dao)

"Một giây nũng nịu đủ lời

Nửa bầu chứa cả đất trời âm thanh"

(Văn Tiến Lên)

Từ những trích dẫn trên, hãy chứng minh rằng nhạc cụ đàn Bầu một mình mang đủ cả ba đặc trưng của nghệ thuật thanh sắc: tổng hợp, biểu cảm, linh hoạt.

Nêu sơ bộ xuất xứ của chiếc đàn Bầu.

Cấu tạo của đàn Bầu: nhạc cụ đàn một dây, có hai loại: đàn thân tre và đàn thân gỗ. Đàn thân tre (đàn của những người hát xẩm) dài 120 cm, đường kính 12 cm. Đàn hộp gỗ (đàn dùng cho nghệ sĩ chuyên nghiệp) dài 115 cm, rộng 10 cm, cao 9 cm.

Các đặc trưng: cây đàn bầu Việt Nam từ lâu đã là "ông hoàng" trong "bộ tộc" nhạc cụ cổ truyền của dân tộc.

Tiếng đàn bầu Việt Nam từ xa xưa - bây giờ - mai sau vẫn có sức lay động sâu xa, quyến rũ lòng người.

Nhạc cụ đàn Bầu hội tụ 3 đặc trưng: tổng hợp, linh hoạt, biểu cảm:

Tổng hợp, bởi vì chỉ có 1 dây mà cho ra đủ mọi âm thanh, cung bậc.

Linh hoạt, bởi chơi đàn Bầu phải phối hợp 2 tay (tay phải gảy dây, tay trái rung, ghìm cây đàn); tay giương, tay tạo âm nên những âm thanh rung/phẳng, những cung bậc ngắn/dài hài hòa theo ý muốn.

Biểu cảm, bởi vì đàn Bầu rất thích hợp để thể hiện những cảm xúc âm tính, phù hợp với tâm hồn Việt Nam.

Câu 2: Trình bày những đặc trưng cơ bản của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?

Cách ứng xử với môi trường tự nhiên: nước ta ở góc tận cùng của phía đông nam nên khí hậu nóng bức, mưa nhiều, độ ẩm cao - thích hợp với trồng trọt - buộc người dân phải sống định cư - luôn có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Cho nên, về mặt nhận thức thiên về tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ), chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm.

Về mặt tổ chức cộng đồng:

Nguyên tắc: trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.

Cách thức: linh hoạt, dân chủ và trọng tập thể.

Ứng xử với môi trường xã hội:

Dung nạp trong tiếp nhận.

Mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó.

Câu 3: Em hãy Kể tên các thời kì văn hóa trong tiến trình văn hóa Việt Nam

Tiến trình văn hóa Việt Nam chia thành 6 giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang – Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, Văn hóa Đại Viêt, Văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại

– Sáu giai đoạn hình thành ba lớp văn hóa: bản địa, giao lưu TH và phương Tây.

+ Lớp văn hóa bản địa bao gồm lớp văn hóa Tiền sử và Văn Lang – Âu Lạc . Thành tựu lớn của giai đoạn này là sự hình thành nghể nông nghiệp lúa nước, tạo tiền đề phát triển cho một đất nước nông nghiệp điển hình.

+ Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực hình thành hai giai đọa phát triển: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và văn hóa Đại Việt. Thời kì hình thành hai xu hướng trái ngược nhau: Hán hóa và Việt Hóa các yếu tố Trung Hoa. Văn hóa Nho Giáo thời kì này phát triển lên đến đỉnh cao.

+ Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây bao gồm hai giai đoạn: Văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Thời kì này cũng có hai xu hướng: Âu hóa và Việt hóa các yếu tố phương Tây. Đây là thời kì hứa hẹn sẽ đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện, đạt đỉnh cao mới.

Câu 4. Hãy trình bày Khái niệm ngôn ngữ và đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam

Khái niệm ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là hệ thống để giao thiệp hay suy luận dùng một cách biểu diễn, phép ẩn dụ, và một loại ngữ pháp theo lôgic, mỗi cái đó bao hàm một tiêu chuẩn hay sự thật thuộc lịch sử và siêu việt. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu, hay chữ viết, và cố gắng truyền khái niệm, ý nghĩa, và ý nghĩ, nhưng mà nhiều khi những khía cạnh này nằm sát quá, cho nên khó phân biệt nó.

Ngôn ngữ không phải là một bộ “quy tắc và ngữ pháp”. Ngôn ngữ là công cụ người ta dùng để biểu đạt ý nghĩa và tình cảm của mình đối với người khác, qua đó để người ta hiểu nhau.

Những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam:

Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có TÍNH BIỂU TRƯNG cao. Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa, công thức hóa với những cấu trúc cân đối, hài hòa. Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích những cách diễn đạt bằng các con số biểu trưng. Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy mọi người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngôn từ – một biểu hiện khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của tiếng Việt.

Đặc điểm thứ hai của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là nó rất GIÀU CHẤT BIỂU CẢM – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình cảm. Về mặt từ ngữ, chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa trung hòa, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu cảm: Bên cạnh màu xanh trung tính, có đủ thứ xanh rì, xanh rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè, xanh lét… Bên cạnh màu đỏ trung tính thì có đỏ rực, đỏ au, đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe…Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến trong tiếng Việt

Về mặt ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng rất nhiều các hư từ có sắc thái biểu cảm: à, ư, nhỉ, nhé, chăng, chớ, hả, phỏng, sao, chứ… Cấu trúc “iếc hóa” mang sắc thái đánh giá (sách siếc, bàn biếc…) cũng góp phần quan trọng trong việc tăng cường hệ thống các phương tiện biểu cảm cho tiếng Việt.

Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam còn có đặc điểm thứ ba là TÍNH ĐỘNG và LINH HOẠT.Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi ngữ pháp biến hình của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ pháp chặt chẽ tới mức máy móc thì ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa. Ngữ pháp của các ngôn ngữ phương Tây là ngữ pháp hình thức, còn ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa. Nói bằng một ngôn ngữ châu Âu, ta bắt buộc phải chia động từ theo các thể, các ngôi…; phải đặt danh từ vào các giống, các số, các cách…; phải đặt tính từ vào những hình thái phù hợp với danh từ…; ¬ tóm lại là phải đáp ứng đầy đủ mọi đòi hỏi tai quái nhất mà hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ đó yêu cầu (ngay cả khi ý nghĩa ngữ pháp đó đã được thể hiện năm bảy lần trong câu bằng những hình thái khác rồi cũng vậy). Còn trong tiếng Việt thì tùy theo ý đồ của người nói mà anh ta có thể diễn đạt, không diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào đó. Chính vì linh hoạt như vậy mà tiếng Việt có khả năng diễn đạt khái quát rất cao:

Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam còn bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ: trong một câu có bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ. Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt ưa dùng cấu trúc chủ động mà ít dùng cấu trúc bị động. Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong câu bị động: Cấu trúc bị động thích hợp cho việc diễn đạt lối tư duy hướng ngoại, khách quan (tách rời khỏi người nói) của người Phương Tây, còn cấu trúc chủ động thì thích hợp cho việc diễn đạt lối tư duy hướng nội, chủ quan (gắn bó mật thiết với người nói) của văn hóa nông nghiệp phương Đông.

Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng hình thức động (cấu trúc động từ, ngữ phápngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi đó người phương Tây nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ

Câu 5: Trình bày cách ứng xử của người Việt với đặc điểm môi trường

Ăn

• Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn.

* Hiển nhiên để duy trì sự sống ăn luôn là việc quan trọng số 1 tuy nhiên quan niệm của con người về chuyện này thì ko phải ai cũng giống ai, có những dân tộc coi ăn là chuyện tầm thường ko đáng nói nhưng người Việt Nam nông nghiệp luôn quan niệm : “Có thực mới vực được đạo”. Nó còn quan trọng đến mức Trời cũng ko dám xâm phạm ” Trời đánh tránh miếng ăn” . Mọi hành động của người Việt đều lấy ăn làm hàng đầu như: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn tiêu, ăn cắp, ăn trộm…

Ăn uống là văn hóa chính xác hơn đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên cho nên ko có gì ngạc nhiên khi cư dân các nền văn hóa gốc du mục như phương tây , bắc trung hoa thiên về ăn thịt, còn bữa ăn của người Việt luôn mang đậm dấu ấn truyền thống nông nghiệp lúa nước.

+. Tục ngữ có câu:

”Người sống về gạo

Cá bạo về nước

Cơm tẻ mẹ ruột”

Hay:

“Đói thì thèm thịt thèm xôi

Hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường

Không phải ngẫu nhiên mà người Việt gọi ” bữa ăn là bữa cơm” coi cây lúa là tiêu chuẩn của cái đẹp (em xinh là xinh như cây lúa).

+ Trong bữa ăn của người Việt Nam sau lúa gạo thì đến ” Rau Quả ” nằm ở 1 trong những trung tâm trồng trọng, Việt Nam có 1 danh mục rau quả mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng . Đối với người Việt Nam thì ” đói ăn rau, đau uống thuốc ” là chuyện tất nhiên.

”Ăn cơm không rau như người già chết ko kèn trống”

Hay

”Ăn cơm không rau như đánh nhau ko có người đỡ “

Tuy nhiên nói đến rau trong bữa ăn không thể ko nhắc đến 2 món đặc thù là rau muống và dưa cà.

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Các loại gia vị đa dạng như: hành , gừng, tỏi , ớt, tiêu, húng, mùi, răm, thì là… cũng ko thể thiếu đc trong bữa ăn của người Việt

+ Đứng thứ 3 trong cơ cấu ăn và đứng hàng đầu thức ăn động vật của người Việt là các loại thủy sản, sản phẩm của vùng sông nước. Sau ” Cơm rau” thì ” Cơm cá” đó là món ăn thông dụng nhất ” Có cá đổ vạ cho cơm , con cá đánh ngã bát cơm là thế”. Từ các loại thủy sản người việt có thể chế ra nhiều loại nước chầm đc biệt như các loại nước mắm, thiếu nước mắm chưa thể thành bữa cơm, cơm nước mắm ko phải lúc nào cũng đồng nghĩa với bình dân, các bà phi tần nhà nguyễn từng lấy nc mắm để tiến vua. Từ tiếng việt danh từ ” Nước mắm ” đã đi vào ngôn ngữ loài người và có mặt trong từ điển bách khoa đông tây.

+ Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn người Việt là thịt, phổ biến như thịt gà, lợn, trâu, bò… Đặc sản bình dân như thịt chó và các sơn hào hải vị khác

* Đồ uống hút

Truyền thống của người Việt có trầu, cau , thuốc lào, nước vối. rượu gạo, chúng đều là những sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt đông nam á.

+ Ăn Trầu Cau

+ Rượu

+ Cây chè và tục uống chè

• Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt .

Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt trước hết là cách chế biến đồ ăn, hầu hết các món ăn người Việt đều là sản phẩm pha chế tổng hợp, nói về cách chế biến tổng hợp tục ngữ VN có 1 hình ảnh so sánh thật dí dỏm: ” Nấu canh xuông ở chuồng mà nấu “. Cách pha chế tổng hợp ko chỉ cầu kì ở mùi vị món ăn mà còn cầu kì ở các cách chế biền món ăn như: xào, nấu, luộc, sốt vang, rán, tạo nên nét đặc trưng riêng ko chỉ ngon mà còn đẹp.

• Tính cộng đồng và tính mực thước trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt.

Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng như ăn chung, hay còn gọi cách khác là bữa ăn gia đình tạo nên nét ấm cúng trong bữa ăn của người Viêt và thú uống rượu cần của người vùng cao là biểu hiện triết lý thâm thúy về tính cộng đồng sống chết có nhau.

Tính cộng đồng đòi hỏi ở con người 1 thứ văn hóa cao trong ăn uống ” Ăn trong nồi ngồi trong hướng”. Vì nét truyền thống của người Việt trong bữa ăn là mực thước, tính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình trong âm dương nó đòi hỏi ” ăn chậm nhai kĩ ”

Khi ăn cơm khách 1 mặt phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, mặt khác phải chừa ra 1 ít trong các đĩa đồ ăn để tỏ rằng mình không chết đói, không tham ăn. Tục ngữ có câu : Ăn hết bị đòn. ăn còn mất vợ ”

Tính cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện qua nồi cơm và chén nước mắm.

• Tính biện chứng , linh hoạt trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt.

* Tính linh hoạt của người Việt Nam thể hiện rất rõ trong cách ăn

* Tính linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn : truyền thống sử dụng dụng cụ là đôi đũa, đó là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt xuất phát từ những thứ ăn những thứ ko thể dùng tay bốc hoặc mó tay vào được ( cơm, cá, nước mắm..)

* Biểu hiện ko kém quan trọng hơn cả của tính biện chứng trong việc ăn là ở chỗ người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chúng Âm- Dương bao gồm 3 mặt liên quan mật thiết với nhau là: âm dương của thức ăn, sự quân bình âm dương trong cơ thể và sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên.

+ Để tạo nên những món ăn có sự cân bằng âm dương người Việt phân biệt thức ăn theo 5 mức âm dương ứng với ngũ hành: hàn ( lạnh ), nhiệt ( nóng ), ôn ( ẩm ), lương ( mát ), bình ( trung tính ).

+ Để tạo nên sự quân bình âm dương trong cơ thể ngoài việc ăn các món chế biến có tính đến sự quân bình âm dương người Việt Nam còn sử dụng thức ăn như những vị thuốc để điểu chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. Mọi bệnh tật đều do mất quân bình âm dương vì vậy mọi người bị ốm do quá ân cần ăn đồ dương và ngược lại ốm do quá dương cần ăn đồ âm để khôi phục lại sự thăng bằng đã mất.

+ Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường thì người Việt có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu , theo mùa. Ăn theo mùa tức là tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để phục vụ con người là hòa mình vào tự nhiên tạo nên sự cân bằng biện chứng giữa con người với môi trường. Thức ăn theo mùa hay mùa nào thức ấy ” Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể, chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè…”

+ Tình biện chứng trong việc ăn uống không chỉ thể hiện ở việc ăn phải hợp thời tiết , phải đúng mùa, và người Việt Nam sành ăn còn phải biết chọn đúng bộ phận có giá trị ( chuối sau, cau trước,đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm..). Thời điểm có giá trị còn là lúc thức ăn đang trong quá trình âm dương chuyển hóa, đang ở dạng âm dương cân bằng hơn cả và vì vậy mà rất giàu chất dinh dưỡng ( trứng lộn, nhộng, lợn sữa, ong non..)

Mặc

* Người việt chon trang phục do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố

+ Khí hậu

+ Nghề nghiệp

* Đặc điểm trang phục của người Việt:

– Ăn chắc mặc bền

– Ăn no mặc ấm

– Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân

– Chân tốt vì hài , tai tốt vì hoa

* Trang phục vủa người Việt:

Nam giới: Khố , áo bà ba , áo the , quần , khăn đóng,…

Nữ giới: yếm , áo cánh , áo dài, váy , quần , khăn , nón ,…

Ở và đi lại

Ứng phó với khoảng cách giao thông.

+ Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người ít có nhu cầu di chuyển.Đặc biệt nhiều cụ già ở nông thôn thậm chí còn ít khi đi xa.Vì vậy ,dễ dàng hiểu được giao thông trước đây chủ yếu bằng đường bộ,thuộc loại lĩnh vực kém phát triển.

Từ thế kỉ XX còn phát triển các phương tiện đi lại bằng gia súc: trâu, ngựa, voi. Nhưng phổ biến vẫn là đôi chân.

+ Hoạt động chủ yếu của người nông nghiệp Việt Nam là di chuyển gần từ nhà ra đồng,từ nhà lên nương.Ruộng nước và nương rẫy là nơi không thể đưa các phương tiện xe nên họ dùng sức là chủ yếu là dùng sức.Chính vì vậy trên thế giới này không một ngôn ngữ có số lượng chỉ hoạt động vận chuyển bằng sức người đa dạng và phong phú như tiếng việt.

Ứng phó với thời tiết, khí hậu : nhà cửa, kiến trúc

Đối với nông nghiệp thì ngôi nhà chính là tổ ấm để đối phó với thời tiết nóng lạnh, nắng mưa, gió bão- 1 trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho họ 1 cuộc sống định cư ổn định: ” Có an cư thì mới có lạc nghiệp ” hay ” thứ nhất dương cơ, thứ nhì âm phần “. Do ngôi nhà chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong cuộc sống nên Nhà ( chố ở ) được đồng nhất với gia đình.

Ngôi nhà ở Việt Nam có những đặc điểm sau:

+ Do khu vực cư trú nên ngôi nhà của người Việt thường gắn liền với môi trường sông nước.

Những người sống bằng nghề sông nước ( chài lưới, chở đò..) thường lấy thuyền, bè là nhà ở gọi là nhà thuyền, nhà bè, nhiều gia đình gọi là xóm chài và làng chài. Tuy vậy nhưng họ vẫn có nhà trên sàn trên mặt nước để ứng phó với việc ngập lụt và khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao thêm vào đó là hình mái cong. Mái cong ngoài ý nghĩa là con thuyền thì ko có tác dụng thực tế gì, tạo dáng vẻ thanh thoát đặc biệt và gợi cảm giác bay bổng cho ngôi nhà vốn được trải rộng trên mặt bằng để hòa mình vào thiên nhiên.

+ Để đối phó với môi trường tự nhiên tiêu chuẩn ngôi nhà ở Việt Nam về mặt cấu trúc là nhà cao cửa rộng.

Kiên trúc mở tạo không gian thoáng mát, giao hòa với tự nhiên, cái cao của ngôi nhà VN bao gồm 2 yêu cầu : sàn và nền cao so với mặt đất và mái cao so với sàn/ nền. Nhà cao mà cửa ko cao mà phải rộng, của ko cao để tránh ảnh nắng chiếu xiên vào còn cửa rộng để đón gió mát và tránh nóng.

+ Biện pháp quan trong ko kém là chọn hướng nhà, chọn đất, tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên.

Hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam ” Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam “. Nhưng tùy thuộc vào địa hình địa vật xung quanh vào sự có mặt của núi rừng, của sông, của con đường… ” Phong” và ” Thủy” là 2 yếu tô quan trọng nhất, thuật phong thủy được xây dựng trên âm dương ngũ hành do vậy mà nhà phong thủy cần nắm vững hướng gió và hướng nước để âm dương được điều hòa là tốt nhất. Tuy nhiên trong việc ” chọn nơi mà ở ” thì người Việt còn có tính cộng đồng mà ko thể quên làng ” Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền ”

+ Về cách thức kiến trúc thì đặc điểm của ngôi nhà VN truyền thống là rất động và linh hoạt.

Chất động linh hoạt đó trước hết được thể hiện ở lối kết cấu khung, cốt lõi của ngôi nhà là bộ phận khung chịu lực tạo nên bởi các bộ phận liên kết với nhau trong ko gian 3 chiều: theo chiều đứng, theo chiều ngang và theo chiều dọc. Tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng mộng, mộng là cách ghép theo nguyên lý âm dương phần lồi ra của 1 bộ phận này với chỗ lõm vào có hình dáng và kích thước tương ứng của 1 bộ phận khác.

+ Về hình thức kiến trúc thì ngôi nhà là tấm gương phản ánh đặc điểm của truyền thống văn hóa dân tộc.

Trước hết là môi trường sông nước phản ánh qua cách làm nhà sán với vách riêng và mái cong hình thuyền. Rồi tính cộng đồng thể hiện ở việc trong nhà ko chia thành nhiều phòng nhỏ biệt lập như phương tây.

Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách cho nên việc ưu tiên cho bộ bàn ghế tiếp khách là ko ngoại lệ. Hình thức kiến trúc ngôi nhà còn tuân thủ nguyên tắc coi trọng số lẻ của truyền thống văn hóa nông nghiệp : Ngọ môn 5 cửa 9 lầu, cột cờ 3 cấp, số gian của ngôi nhà bao giờ cũng là số lẻ.

Cách liên kết theo lối ghép mộng âm dương giúp cho các bộ phận vừa gắn bó chặt chẽ lại vừa cơ động và linh hoạt. Nhìn chung chỉ trong 1 việc ở, ta cũng thấy nguyên lý âm dương và ý muốn hướng tới 1 cuộc sống hài hòa chi phối con người Việt Nam 1 cách trọn vẹn.

 Môi trường xã hội là những nhóm người, những tập đoàn, những lĩnh vực hoạt động, những yếu tố hợp thành một tổ chức, những thể chế (pháp luật, kinh tế, xã hội, nghề nghiệp,…) xung quanh con người

Cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền:

Gia đình và dòng họ

Làng

Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội đó chính là cách chọn lọc, dung hòa và tích hợp nhiều nguồn gốc tạo ra văn hóa Việt Nam. Đó là quá trình:Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội đó chính là cách chọn lọc, dung hòa và tích hợp nhiều nguồn gốc bộc lộ tính chủ động và khả năng chi phối, tác dộng trở lại của văn hóa bản địa trong quá trình tiếp nhận. Dung hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai

Sự dung hợp của các hiện tượng văn hóa ngoại lai với nhau tổng hợp các tôn giáo – xuất hiện đạo Cao Đài+ Sự tồn tại của Tam giáo (Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo) cao hơn là sự tích hợp văn hóa Đông – Tây với học thuyết Mác. Sự dung hợp VH Đông – Tây

Chính sự dung hòa, hiếu hòa, linh hoạt đã làm các yếu tố VH ngoại lai sau khi được tiếp nhận không hề xung đột.

Ứng xử là một biểu hiện của sự giao tiếp, giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng xã hội. Đồng thời nó cũng là sự phản ứng của người này trước sự tác động của người khác trong một tình huống nhất định, một hoàn cảnh nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau.

Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân đó trong một môi trường gia đình và xã hội nhất định. Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè và thậm chí ngay cả với chính bản thân mình. Chúng ta bàn nhiều về đạo đức, nhân cách của một con người, nhưng ít ai bàn đến phép lịch sự, cách đối nhân, xử thế trong các mối quan hệ giao tiếp diễn ra hàng ngày trong gia đình, và ngoài xã hội. Con người chúng ta sống giữa các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Các mối quan hệ này có ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân cách và xu hướng hành động của họ.

Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có cách xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình giao tiếp với các đối tác khác nhau. Cách xử thế của mỗi cá nhân trong sự giao tiếp xã hội, được gắn với nền văn minh của từng thời đại và đặc điểm văn hoá của từng dân tộc, khu vực dân cư. Các biểu hiện của cách ứng xử mang tính dân tộc, tính giai cấp, giới tính, tuổi tác… Nó chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp, địa vị xã hội và cũng mang đặc điểm cá tính của mỗi con người. Phép lịch sự trong việc ứng xử chính là một sự tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp, nhưng không phải là những ứng xử một cách máy móc mà là những việc làm, lời ăn tiếng nói linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với từng hoàn cảnh, từng môi trường cụ thể và tuỳ theo đối tác gặp gỡ.

Ví dụ: Khi gặp gỡ người quen, ta chào, chứng tỏ ta đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là bắt tay, mỉm cười…Lời chào hỏi, liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hoá dân tộc, vùng miền. Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là ta tự đặt mình trong mối quan hệ của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp nhận. Khi muốn thiết lập mối quan hệ giữa những người mới gặp, thì lời giới thiệu của người thứ ba là rất cần thiết. Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị. Tôn trọng người tiếp xúc với mình chính là ta đang tôn trọng chính bản thân mình.

Trong thời buổi cơ chế thị trường hiện nay, cuộc sống ngoài xã hội diễn ra vô cùng phức tạp, đa dạng, những lời khuyên về những hành động ứng xử có văn hóa quả thật là khó đối với một số bạn trẻ hiện nay, nói thế nhưng không có nghĩa là thế hệ trẻ hiện nay không quan tâm tới việc ứng xử có văn hóa, mà do áp lực của học tập, công việc nên đôi khi họ chưa chú trọng tới việc ứng xử với nhau có tế nhị và có văn hóa. Để có thể tiếp xúc trò chuyện với người khác một cách thoải mái thì bản thân chúng ta phải biết thích ứng với những gì đang diễn ra xung quanh mình.

Sự cân bằng tình cảm đó sẽ đem lại cho ta một cảm giác thoải mái, tin tưởng trong sự giao tiếp. Khéo ứng xử, và ứng xử có tế nhị là không nên làm phiền người khác, không đi sâu vào đời tư của họ, biết giữ một khoảng cách tình cảm giữa mình với người tiếp xúc, đặc biệt khi mới gặp, không nên kể chuyện đời tư của mình một cách dễ đãi, không mời đến nhà những người ít quen biết.

Nếu có cách đối nhân xử thế đúng đắn, có phép lịch sự trong giao tiếp thì người ta sẽ có nhận thức đúng đắn về đạo đức tư cách lối sống của mình. Điều này giúp chúng ta ngày càng trưởng thành lên và có kinh nghiệm sống ngày càng phong phú. Cách đối nhân xử thế là thể hiện vốn sống của mỗi cá nhân, sự hiểu biết của mỗi người về các mối quan hệ xã hội người với người.

Câu 6 : Tìm hiểu Phong tục lễ tết Việt Nam

Nói đến phong tục là nói đến cả một hệ thống các tập tục sinh hoạt cộng đòng của mỗi dân tộc. Phong tục là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo(phong: gió, tục: thói quen lan rộng).

Phong tục chi phối sâu sắc đời sống tinh thần của cộng đồng, sức mạnh của nó nhiều khi còn hơn cả luật pháp, nhất là ở những xã hội trình độ văn minh còn thấp. Có những loại phong tục chủ yếu như: Phong tục cưới gả, phong tục sinh đẻ, phong tục làm nhà, phong tục tang ma, phong tục lễ tết lễ hội,… Trong phần này chúng tôi đề căp đến phong tục lễ tết và lễ hội – nơi thể hiện khá đậm đặc điểm cũng như bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Lễ tết có hai phần: Phần lễ và phần tết. Tết là do đọc chệch từ chữ tiết mà thành. Theo lịch truyền thống, một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 2 tiết khí hậu, tổng cộng 24 tiết trong năm, gọi là nhị thập tứ tiết khí. Trong số đó có những tiết quan trọng, đặc biệt là tiết Nguyên đán. Nguyên đán (buổi sáng đầu tiên) – tiết khí hậu chứng kiến sự chuyển giao giữa năm cú và năm mới đánh dấu bằng buổi sáng khởi đầu của một năm, dân gian gọi là tết Cả, Tết Nguyên đán.

Phần lễ nghiêng về thờ cúng tổ tiên, thổ công, cầu nguyện mọi sự tốt lanh may mắn trong năm mới. Phần Tết nghiêng về chyện ăn uống, bồi dưỡng sức khỏe, mời mọc khách khứa, người thân.

Mỗi dân tộc có những ngày tết khác nhau. Tuy nhiên cũng có sự tiếp nhận từ phong tục của nước khác. Nhìn vào một số ngày tết Việt Nam, có thể bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa. Nhưng phải khẳng định rằng chúng đã được Việt hóa về cơ bản, thậm chí “thay máu” hoàn toàn, phù hợp với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Ngày mùng 3 tháng ba, ùng 5 tháng năm (âm lịch) đúng là như vậy. Mỗi một ngày tết ẩn chứa trong nó rất nhiều những tập tục và những lớp nghĩa văn hóa riêng.

Tết Việt Nam gắn bó mật thiết với không gian gia đình, với tâm linh hướng vọng tổ tiên. Cho nên tết bao giờ cũng trở thành kỷ niệm thân thương và bền bỉ của mỗi đời người.

Vào dịp tết, những người phụ nữ Việt Nam trong mỗi gia đình lại được dịp trổ tài nấu nướng các món ăn, bánh trái. Có thể nói rằng về cơ bản nền ẩm thực Việt Nam được thể hiện tập trung nhất trong dịp tết và được hình thành từ những ngày tết. Công lao này trước hết thuộc về những người vợ, người mẹ, người em. Miếng ăn vừa là tài khéo, vừa là tấm lòng thảo thơm tình nghĩa.

Tết là một mỹ tục của văn hóa, chứa đựng rất nhiều những nét riêng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, rất cần được kế thừa và phát huy theo hướng vừa lành mạnh, tiết kiệm, vừa thiêng liêng trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc và chất nhân văn cao quý.

Câu 7: Kể tên một vài tín ngưỡng của người Việt cổ?

Tín ngưỡng phồn thực:

+ Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ còn được gọi là thờ sinh thực khí (sinh= đẻ, thực= nảy nở, khí= công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp.

+ Bên cạnh thờ sinh thực khí (= yếu tố), cư dân trồng lúa nước còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên tính ngưỡng phồn thực độc đáo, phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.

+ Tín ngưỡng phồn thực có vai trò lớn trong sự hình thành đời sống tín ngưỡng thời cô của người Viêt, tiêu biều qua biểu tượng trống Đồng.

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:

+ Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của người Việt cổ. Tín ngưỡng của người Việt là tín ngưởng đa thần. Hình tượng nữ thần là các bà, các mẹ là hình tượng tiêu biểu.

+ Tục thờ Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước, những nữ thần cai quản hiện tượn tự nhiên, thiết thân nhất với cuộc sống của người trồng lúc nước

+ Trong mảng tính ngưỡng sùng bái tự nhiên còn có tục thờ Động Vật (chim, rắn, cá sấu) và Thực Vật (cây lúa, cây cau, cây đa, quả bầu).

Tín ngưỡng sùng bái con người:

+ Trong con người có cái vật chất và cái tinh thân, cái tình thần trừ tượng, khó nắm bắt nên được thần thánh hóa thành khái niệm linh hồn (hồn và vía).

+ Niềm tin về người chế đã hình thành tục thờ cúng tổ tiên.

+ Người Việt còn có tục thờ Thổ Công

+ Thờ thần hoàng làng, thờ quốc tổ và thờ thánh, thờ tứ bất tử vv…

Câu 8: Hãy trình bày khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh và lấy ví dụ

Trong mục Đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942-1943), Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sư dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Có một định nghĩa của E.B.Tylor(ở dưới) cũng rất gần với định nghiac trên của HCM.Theo đó,HCM đề cập đến những khía cạnh:văn hóa do con người tạo ra,văn hóa đa dạng,văn hóa mang tính xã hội.

-Theo định nghĩa trên, văn hóa vừa là nền tảng vật chất, tinh thần, vừa là động lực phát triển của xã hội

Câu 9. So sánh đặc trưng tư duy của cư dân nông nghiệp và du mục trong cùng hệ quả của nó

Văn hóa gốc du mục vs Văn hóa gốc nông nghiệp

– Trong lĩnh vực nhận thức thiên về lối tư duy phân tích ( theo lối khách quan, lí tính và thực nghiệm, dẫn đến kết quả là khoa học phương Tây phát triển)

– Chú trọng các yếu tố (sống thực dụng, thiên về vật chất)

– Chấp hành nghiêm những quy định, trật tự, luật lệ xã hội mà tư duy đề ra.

– Về mặt nhận thức hình thành lối tư duy tổng hợp.

– Tổng hợp kéo theo biện chứng – cái mà nông nghiệp quan tâm không phải là yếu tô riêng lẻ mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng.

– Tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống phong phú.

Câu 10: Các thành tựu văn hóa tinh thần của việt nam thời kì lý- trần- hồ

Đây là thời kì dung hòa tôn giáo giữa Nho – Phật – Đạo.

– Đại đa số ở các quốc gia phát triển tôn giáo có chiến tranh tôn giáo xảy ra nhưng ở Viêt Nam thì không có. Các tôn giáo phát huy rất tích cực vai trò của mình.

– Thời Trần, Nho giáo giữ vị trí độc tôn, đặc điểm tích cự của Nho giáo là phân chia tôn ti theo thứ bậc.

– Giáo dục ở thời Lý – Trần – Hồ đều được chăm lo và phát triển. 1070 nhà Lý dựng văn miếu và mở Quốc Tử Giám. 1075 mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.

--> đánh dấu một bước phát triền trong lịch sử pháp quyền của nước ta, đến nhà Trần thì việc học hành, thi cử được chính quy hóa, cho phép lập Quốc học, Viện và các trường ở xóm làng.

– Văn hóa Bác học hình thành và phát triền khá phong phú.

– Từ thế kỉ XI chữ Nôm đã hình thành, phat triển lên đỉnh cao là thế kỉ XIII.

– Ca múa nhạc, chèo, tuồng ra đời và phát triển trong thời kì này.

– Văn hóa dân gian phát triển, đồng thời tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ.

– Nhà Hổ mặc dù trị vì trong một khoảng thời gian ngắn nhưng Hồ Quý Ly đã tiến hành những chính sách rất tiến bộ, đặc biệt là phat triền chữ Nôm, chấn chỉnh chê độ học hành, thi cử

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ 15 câu hỏi tự luận thường gặp môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam !

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:27/11/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM