Pháp luật đại cương
Nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập và ôn thi của các bạn, eLib chia sẻ đến bạn chuyên mục Pháp luật đại cương với nội dung bám sát chương trình học. Đồng thời, eLib còn chia sẻ đến bạn các câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Pháp luật đại cương giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra, mời các bạn cùng tham khảo.Mục lục nội dung
1. Pháp luật đại cương là gì?
Pháp luật đại cương là một môn học có nội dung rất phong phú, môn học nghiên cứu các khái niệm cơ bản, các phạm trù cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luật với góc độ khoa học pháp lý. Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng Nhà nước và pháp luật được tổ chức, thiết lập theo ý chí của con người để phục vụ chính ý muốn của con người.Vì vậy trong đời sống xã hội, Nhà nước và pháp luật có vai trò rất quan trọng. Pháp luật được áp dụng giải quyết hầu hết các quan hệ trong xã hội. Biết và hiểu được Nhà nước và pháp luật giúp mọi người ứng xử, chấp hành tốt các chính sách của Nhà nước cũng như các quy định pháp luật, đảm bảo kỷ cương xã hội.
Trên cơ sở đó môn học cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật, những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như Hiến pháp, Hành chính, Dân sự, Hình sự,… trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và sự quan trọng của Nhà nước và pháp luật trong đời sống, để luôn có thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, có ý thức đầy đủ về bổn phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia, biết áp dụng pháp luật trong cuộc sống làm việc của mình, nhất là đối với người học trong các ngành học thuộc khoa học xã hội, vừa cần những lý luận cơ bản về pháp luật, vừa cần những kiến thức pháp luật chuyên ngành. Môn học được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là môn học cơ bản, quan trọng và cần thiết trang bị cho người học ở bậc đại học.
2. Đối tượng nghiên cứu môn Pháp luật đại cương
Nhà nước và pháp luật được rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau. Không như những ngành khoa học khác, Pháp luật đại cương chỉ nghiên cứu hiện tượng
Nhà nước và pháp luật với góc độ tổng thể, nên đối tượng nghiên cứu của môn học là những vấn đề chung và cơ bản nhất như nguồn gốc, bản chất, vai trò, chức năng của Nhà nước và pháp luật, hình thức Nhà nước, hình thức pháp luật, các khái niệm cơ bản trong luật,những quy luật cơ bản của sự phát triển Nhà nước và pháp luật, đồng thời nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện nay theo quan niệm chính trị pháp lý nhất định để người học nhận thức và hiểu biết cụ thể về Nhà nước và pháp luật Việt Nam.
3. Mục tiêu môn Pháp luật đại cương
Hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật: nguồn gốc hình thành, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luật;
Hiểu được những kiến thức pháp lý cơ bản về : quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa;
Nắm được cấu trúc và hình thức biểu hiện của hệ thống pháp luật Việt Nam;
Hiểu được khái niệm và các chế định cơ bản của một số bộ luật, một số luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
Phát hiện và hiểu biết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn
Vận dụng các kiến thức pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý
Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn.
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
Hình thành kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý cho quần chúng nhân dân.
Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo tìm tòi; năng lực đánh giá và tự đánh giá.
Phát triển kỹ năng sử dụng và khai thác, xử lý tài liệu của môn học một cách hiệu quả;
Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chấp hành kỷ luật và phê phán các hành vi vi phạm kỷ luật.
Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chấp hành pháp luật và phê phán các hành vi làm trái quy định của pháp luật
4. Nội dung môn Pháp luật đại cương
Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
Quy phạm pháp luật, Văn bản quy phạm pháp luật, Quan hệ pháp luật
Thực hiện pháp luật, Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Hệ thống pháp luật - Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Luật Nhà nước
Luật Hành chính
Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Luật Lao động
Luật Hôn nhân và gia đình
Một số chuyên đề về pháp luật
5. Tư liệu ôn tập môn Pháp luật đại cương
5.1 Trắc nghiệm Pháp luật đại cương
Câu 1. Nhà nước do giai cấp thống trị lập nên để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình là quan điểm của học thuyết:
a. Mác-Lênin
b. Thần học
c. Gia trưởng
d. Khế ước xã hội
Câu 2. Tổ chức có quyền phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính:
a. Hội phụ nữ
b. Mặt trận tổ quốc
c. Công đoàn
d. Nhà nước
Câu 3. Kiểu Nhà nước mà trong đó giai cấp thống trị chiếm đa số trong xã hội:
a. Chủ nô
b. Phong kiến
c. Tư sản
d. Xã hội chủ nghĩa
Câu 4. Cách thức và trình tự thành lập ra các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, đó là:
a. Hình thức chính thể
b. Hình thức cấu trúc nhà nước
c. Chế độ chính trị
d. Hình thức nhà nước
Câu 5. Hình thức cấu trúc Nhà nước đơn nhất có đặc điểm:
a. Một hệ thống pháp luật
b. Hai hệ thống cơ quan Nhà nước
c. Lãnh thổ có chủ quyền riêng
d. Tất cả đều đúng.
Câu 6. Hình thức chính thể nào sau đây không tồn tại chức danh Thủ tướng:
a. Cộng hòa đại nghị
b. Quân chủ lập hiến
c. Cộng hòa Tổng thống
d. Cộng hòa lưỡng tính (hỗn hợp)
Câu 7. Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân là hình thức chính thể của quốc gia:
a. Việt Nam
b. Pháp
c. Đức
d. Nhật
Câu 8. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Việt nam là:
a. Nhà nước đơn nhất
b. Nhà nước liên bang
c. Nhà nước liên minh
d. Tất cả đều đúng
Câu 9. Cơ quan quyền lực Nhà nước là:
a. Quốc hội
b. Hội đồng nhân dân
c. Chính phủ
d. Câu a và b đúng
Câu 10. Cơ quan thường trực của quốc hội là:
a. Chính phủ
b. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
c. Hội đồng nhân dân các cấp
d. Uỷ ban nhân dân các cấp
5.2 Bài tập tự luận Pháp luật đại cương
Câu 1: Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật. (lấy ví dụ minh họa)
Câu 2: Phân tích nguồn gốc, bản chất, vai trò của pháp luật.
Câu 3: Quan hệ pháp luật là gì? Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật (Lấy ví dụ minh họa).
Câu 4: Phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước.
Câu 5: Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Trình bày hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.
Câu 6: Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật (Lấy ví dụ minh họa).
Câu 7: Trình bày khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm pháp lý.
Câu 8: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì? Trình bày những yêu cầu cơ bản và vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 9: Tội phạm là gì? Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm (Lấy ví dụ minh họa).
Câu 10: Hình phạt là gì? Trình bày hệ thống các loại hình phạt được quy định trong tại Bộ luật hình sự.
Câu 11: Trình bày khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự ? phân tích các giai đoạn tố tụng hình sự.
Câu 12: Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Phân tích cơ cấu của quan hệ pháp luật dân sự (lấy ví dụ minh họa).
Câu 13: Quyền sở hữu là gì? Trình bày nội dung quyền sở hữu và các hình thức sở hữu được quy định tại Bộ luật hình sự ( lấy ví dụ minh họa).
Câu 14: Thừa kế là gì? Phân tích những nội dung chính của thừa kế theo di chúc được quy định tại Bộ luật dân sự (lấy ví dụ minh họa).
Câu 15: Hợp đồng dân sự là gì? Phân tích chủ đề, hình thức, nội dung ký kết hợp đồng dân sự.
Câu 16: Trình bày khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự và trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
Câu 17: Thừa kế là gì? Phân tích những nội dung chính của thừa kế theo pháp luật được quy định tại Bộ luật dân sự (lấy ví dụ minh họa).
Câu 18: Doanh nghiệp và kinh doanh là gì ? Trình bày khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Câu 19: Doanh nghiệp và kinh doanh là gì ? Trình bày khái niệm, đặc điểm của hợp tác xã và công ty.
Câu 20: Trình bày khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình. Phân tích những điều kiện kết hôn được quy định tại luật hôn nhân và gia đình.
Trên đây là một số nội dung tổng quan về môn học Pháp luật đại cương mà eLib chia sẻ đến các bạn. Ngoài ra, eLib còn đưa ra các dạng bài tập khác nhau như bài tập tự luận, trắc nghiệm nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập và ôn thi của bạn trở nên dễ dàng hơn, mời các bạn cùng tham khảo.
Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luât đại cương có đáp án dưới đây.
Tham khảo thêm
- Bài 1: Khái niệm và đặc trưng của nhà nước
- Bài 2: Chức năng nhà nước
- Bài 3: Hình thức và bộ máy nhà nước
- Bài 4: Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bài 1: Khái niệm, thuộc tính, hình thức pháp luật
- Bài 2: Quy định pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật
- Bài 3: Quan hệ pháp luật
- Bài 4: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- Bài 1: Pháp luật dân sự
- Bài 2: Pháp luật dân sự