Trắc nghiệm môn Pháp luật Đại cương - ĐH Kinh Tế

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi kết thúc học phần, eLib.VN xin chia sẻ đến các bạn Trắc nghiệm môn Pháp luật Đại cương của trường ĐH Kinh Tế dưới đây. Hy vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

Trắc nghiệm môn Pháp luật Đại cương - ĐH Kinh Tế

Câu 1. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:

A. Do nhân dân bầu

B. Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước

C. Do Chủ tịch nước giới thiệu

D. Do Chính phủ bầu

Câu 2. Quy định pháp luật về bầu cử của Việt Nam, ngoài các điều kiện khác, muốn tham gia ứng cử, phải:

A. Từ đủ 15 tuổi                                          

B. Từ đủ 18 tuổi

C. Từ đủ 21 Tuổi                                         

D. Từ đủ 25 tuổi

Câu 3. Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong HTPL Việt Nam:

A. Pháp lệnh                                    

B. Luật

C. Hiến pháp                                                

D. Nghị quyết

Câu 4. Trong Tuyên ngôn ĐCS của C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”.

Đại từ nhân xưng “các ông” trong câu nói trên muốn chỉ ai?:

A. Các nhà làm luật                        

B. Quốc hội, nghị viện

C. Nhà nước, giai cấp thống trị                

D. Chính phủ

Câu 5. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, thì:

A. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai; Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

B. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai; Đất đai thuộc sở hữu tư nhân

C. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác vừa có quyền sử dụng, vừa có quyền sở hữu đối với đất đai; Đất đai thuộc sở hữu tư nhân

D. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác vừa có quyền sử dụng, vừa có quyền sở hữu đối với đất đai; Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Câu 6. Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy kiểu pháp luật:

A. 2 kiểu pháp luật                                      

B. 3 kiểu pháp luật

C. 4 kiểu pháp luật                                      

D. 5 kiểu pháp luật

Câu 7. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992, có mấy cấp xét xử:

A. 2 cấp                                                                     

B. 3 cấp

C. 4 cấp                                                                     

D. 5 cấp

Câu 8. Đạo luật nào dưới đây quy định một cách cơ bản về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội và tổ chức bộ máy nhà nước.

A. Luật tổ chức Quốc hội                           

B. Luật tổ chức Chính phủ

C. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND

D. Hiến pháp

Câu 9. QPPL là cách xử sự do nhà nước quy định để:

A. Áp dụng trong một hoàn cảnh cụ thể.

B. Áp dụng trong nhiều hoàn cảnh.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 10. Đặc điểm của các quy phạm xã hội (tập quán, tín điều tôn giáo) thời kỳ CXNT:

A. Thể hiện ý chí chung, phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, thị tộc, bộ lạc; Mang tính manh mún, tản mạn và chỉ có hiệu lực trong phạm vi thị tộc - bộ lạc.

B. Mang nội dung, tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tính cộng đồng, bình đẳng, nhưng nhiều quy phạm xã hội có nội dung lạc hậu, thể hiện lối sống hoang dã.

C. Được thực hiện tự nguyện trên cơ sở thói quen, niềm tin tự nhiên, nhiều khi cũng cần sự cưỡng chế, nhưng không do một bộ máy chuyên nghiệp thực hiện mà do toàn thị tộc tự tổ chức thực hiện.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 11. Mỗi một điều luật:

A. Có thể có đầy đủ cả ba yếu tố cấu thành QPPL.

B. Có thể chỉ có hai yếu tố cấu thành QPPL

C. Có thể chỉ có một yếu tố cấu thành QPPL

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 12. Khẳng định nào là đúng:

A. Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL là nguồn của pháp luật Việt Nam.

B. Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL và tập quán pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam.

C. Trong các loại nguồn của pháp luật, chỉ có VBPL và tiền lệ pháp là nguồn của pháp luật Việt Nam.

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 13. Cơ quan nào có thẩm quyền hạn chế NLHV của công dân:

A. Viện kiểm sát nhân dân                        

B. Tòa án nhân dân

C. Hội đồng nhân dân; UBND                   

D. Quốc hội

Câu 14. Trong một nhà nước:

A. NLPL của các chủ thể là giống nhau.

B. NLPL của các chủ thể là khác nhau.

C. NLPL của các chủ thể có thể giống nhau, có thể khác nhau, tùy theo từng trường hợp cụ thể.

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 15. Chức năng nào không phải là chức năng của pháp luật:

A. Chức năng điều chỉnh các QHXH        

B. Chức năng xây dựng và bảo vệ tổ quốc

C. Chức năng bảo vệ các QHXH               

D. Chức năng giáo dục

Câu 16. Các thuộc tính của pháp luật là:

A. Tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến)

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 17. Các thuộc tính của pháp luật là:

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

B. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 18. Việc tòa án thường đưa các vụ án đi xét xử lưu động thể hiện chủ yếu chức năng nào của pháp luật:

A. Chức năng điều chỉnh các QHXH        

B. Chức năng bảo vệ các QHXH

C. Chức năng giao dục pháp luật             

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 19. Xét về độ tuổi, người có NLHV dân sự chưa đầy đủ, khi:

A. Dưới 18 tuổi                                           

B. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi

C. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

D. Dưới 21 tuổi

Câu 20. Khẳng định nào là đúng:

A. Muốn trở thành chủ thể QHPL thì trước hết phải là chủ thể pháp luật

B. Đã là chủ thể QHPL thì là chủ thể pháp luật

C. Đã là chủ thể QHPL thì có thể là chủ thể pháp luật, có thể không phải là chủ thể pháp luật

D. Cả A và B

Câu 21. Cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp:

A. Quốc hội                                                  

B. Chính phủ

C. Tòa án nhân dân                        

D. Viện kiểm sát nhân dân

Câu 22. Nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là:

A. Cơ quan, công chức nhà nước được làm mọi điều mà pháp luật không cấm; Công dân và các tổ chức khác được làm mọi điều mà pháp luật không cấm

B. Cơ quan, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép; Công dân và các tổ chức khác được làm mọi điều mà pháp luật không cấm

C. Cơ quan, công chức nhà nước được làm mọi điều mà pháp luật không cấm; Công dân và các tổ chức khác được làm những gì mà pháp luật cho phép.

D. Cơ quan, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép; Công dân và các tổ chức khác được làm những gì mà pháp luật cho phép.

Câu 23. Cơ quan nào có quyền xét xử tội phạm và tuyên bản án hình sự:

A. Tòa kinh tế                                              

B. Tòa hành chính

C. Tòa dân sự                                               

D. Tòa hình sự

Câu 24. Hình thức ADPL nào cần phải có sự tham gia của nhà nước:

A. Tuân thủ pháp luật                                

B. Thi hành pháp luật

C. Sử dụng pháp luật                                  

D. ADPL

Câu 25. Hoạt động áp dụng tương tự quy phạm là:

A. Khi không có QPPL áp dụng cho trường hợp đó.

B. Khi có cả QPPL áp dụng cho trường hợp đó và cả QPPL áp dụng cho trường hợp tương tự.

C. Khi không có QPPL áp dụng cho trường hợp đó và không có QPPL áp dụng cho trường hợp tương tự.

D. Khi không có QPPL áp dụng cho trường hợp đó nhưng có QPPL áp dụng cho trường hợp tương tự.

Câu 26. Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xuất hiện từ khi nào:

A. Từ khi xuất hiện nhà nước chủ nô     

B. Từ khi xuất hiện nhà nước phong kiến

C. Từ khi xuất hiện nhà nước tư sản      

D. Từ khi xuất hiện nhà nước XHCN

Câu 27. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 271, Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, nếu tội phạm có khung hình phạt từ 15 năm trở xuống thì thuộc thẩm quyền xét xử của:

A. Tòa án nhân dân huyện                        

B. Tòa án nhân dân tỉnh

C. Tòa án nhân dân tối cao                       

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 28. Điều kiện để làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một QHPL:

A. Khi có QPPL điều chỉnh QHXH tương ứng

B. Khi xuất hiện chủ thể pháp luật trong trường hợp cụ thể

C. Khi xảy ra SKPL

D. Cả A, B và C

Câu 29. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành những loại VBPL nào:

A. Luật, nghị quyết             

B. Luật, pháp lệnh

C. Pháp lệnh, nghị quyết               

D. Pháp lệnh, nghị quyết, nghị định

Câu 30. Trong HTPL Việt Nam, để được coi là một ngành luật độc lập khi:

A. Ngành luật đó phải có đối tượng điều chỉnh

B. Ngành luật đó phải có phương pháp điều chỉnh

C. Ngành luật đó phải có đầy đủ các VBQPPL

D. Cả A và B

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Trắc nghiệm môn Pháp luật Đại cương - ĐH Kinh Tế!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn pháp luât đại cương có đáp án dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:16/01/2021 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM