Cây vị thuốc hạ huyết áp

Tăng huyết áp đã trở thành mối quan tâm hàng đầu bởi đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hôn mê sâu và cuối cùng là tử vong. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tây y gây những tác dụng phụ khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh khi dùng lâu dài. Chính vì vậy, những cây và vị thuốc Đông y hạ huyết áp là một giải pháp hỗ trợ điều trị toàn diện, vừa hiệu quả, lại an toàn, đặc biệt. Cùng eLib.VN tìm hiểu về những thông tin liên quan đến các vị thuốc này nhé.

1. Cao huyết áp theo quan điểm Đông y

Theo Đông y, bệnh cao huyết áp còn có tên gọi là chứng huyễn vững. Khi các tạng can, thận, tỳ bị mất điều hoà sẽ dẫn đến sự thay đổi áp lực của máu lên thành động mạch. Chứng bệnh này có nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hoạt động của não. 

Đông y chia bệnh cao huyết áp thành 4 thể, tương ứng với các triệu chứng chính gồm:

  • Can dương vương
  • Can thận âm hư
  • Thể đàm thấp 
  • Tâm tỳ hư 

Tùy vào thể bệnh các thầy thuốc sẽ đưa ra liệu trình, thời gian dùng bài thuốc đông y phù hợp. Phương pháp này có những ưu nhược điểm nhất định, mọi người cần tìm hiểu để đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.

2. Ưu, nhược điểm khi dùng thuốc Đông y

2.1 Ưu điểm

An toàn

Điều trị Đông y có phương pháp châm cứu, các thuốc uống hoặc dùng ngoài da và cả xoa bóp. Trong đó thành phần của thuốc hoàn toàn là thảo dược thiên nhiên được ông cha ta sử dụng chữa bệnh từ ngàn đời nay. Thêm vào đó, do thành phần đều là thảo dược thiên nhiên nên phương pháp này sẽ không gây tác dụng phụ, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. 

Hiệu quả lâu dài

Sử dụng sản phẩm đông y luôn cần sự kiên trì của bệnh nhân, vì đông y cần rất nhiều thời gian cho quá trình công thuốc, để thuốc đông y ngấm sâu vào cơ thể hồi phục tạng phủ, cơ quan bị suy yếu, sau đó mới công bệnh ra khỏi cơ thể nên khi dùng đạt được mục đích chữa bệnh thì gần như bệnh không còn tái đi tái lại như sử dụng thuốc tân dược.

Chi phí hợp lý

Người bệnh bị tăng huyết áp thường dùng từ 2-3 loại thuốc kết hợp, số thuốc sử dụng sẽ tăng lên 5-7 loại nếu như bệnh nhân có tổn thương cơ quan đích do biến chứng của tăng huyết áp. Với những bệnh nhân có tổn thương cơ quan đích là mạch vành (nhồi máu cơ tim có đặt stent, phẫu thuật…) có kèm theo suy tim thì số lượng thuốc còn tăng hơn nhiều. Thuốc sử dụng nhiều, kèm theo là các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng cũng phải làm nhiều hơn khiến cho chi phí điều trị của một bệnh nhân tăng huyết áp ngày một cao.

Khi sử dụng sản phẩm có nguồn gốc đông y chỉ cần bạn có giấy khám, giấy kết luận của tây y thì chi phí điều trị cực kì hợp lý, mang lại hiệu quả lâu dài. Và cái được nhất khi sử dụng Đông y đó là bệnh sẽ không tái đi tái lại, không phải phụ thuộc vào thuốc như tây y.

2.2 Nhược điểm

  • Thời gian sử dụng lâu, với những người bận rộn thì việc sắc thuốc sẽ tốn công hơn.
  • Tuỳ thuộc vào cơ địa từng người thì hiệu quả không đồng đều.
  • Hiện còn xảy ra tình trạng sử dụng dược liệu bẩn, không rõ nguồn gốc chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Do đó yêu cầu bệnh nhân nên tìm kiểu kỹ về các cơ sở y học cổ truyền, bài thuốc chữa cao huyết áp đông y qua đó điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.

3. Những lưu ý khi sử dụng

Tác dụng của thuốc Đông y tới việc điều trị chứng cao huyết áp đã được công nhận bởi nhiều chuyên gia trong ngành. Tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc mọi người cần lưu ý tới những yếu tố sau nhằm đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Không tự ý thay đổi liều lượng tránh xảy ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Không sử dụng khi cơ thể mẫn cảm với bất kỳ loại dược liệu nào trong bài thuốc trên.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp bằng máy đo tại nhà.
  • Trong thời gian điều trị hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích mạnh như cà phê, trà xanh, thuốc lá…
  • Chế độ dinh dưỡng cần được cải thiện, tăng các chất xơ như rau củ, hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, gan, nội tạng động vật….
  • Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng nhằm lưu thông khí huyết, thư giãn gân cốt.
  • Làm việc và nghỉ ngơi khoa học tránh tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài gây hại cho cơ thể.

4. Một số cây thuốc thường dùng

Cây hoa hòe: chứa một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, đề phòng đứt mạch máu não gây xuất huyết. 

Mạch ba góc (Tam giác mạch): được dùng như một loại thực phẩm tại các vùng núi phía Bắc, với công dụng chính là bền thành mạch.

Cây ba gạc: nước sắc ba gạc giúp làm giảm huyết áp do nguồn gốc trung ương, làm tim đập chậm, có tác dụng an thần và gây ngủ.

Cây câu đằng: chứa các hoạt chất có tác dụng làm hưng phấn trung khu hô hấp, đồng thời giãn mạch máu ngoại biên, từ đó làm hạ huyết áp.

Cây nhàu: có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh và giảm huyết áp.

....

Trên đây là một số thông tin về Cây vị thuốc hạ huyết áp giúp chữa bệnh tăng huyết áp mà eLib.VN muốn chia sẻ đến bạn. Để hiểu được chi tiết về đặc điểm, công dụng, cách dùng các vị thuốc, mời bạn đọc tham khảo bộ tài liệu Cây vị thuốc hạ huyết áp nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM