Bệnh đột quỵ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh đột quỵ là căn bệnh rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao chỉ đứng sau ung thư và tim mạch. Bệnh đột quỵ lại diễn ra nhanh, khó cấp cứu và chữa trị, nên khả năng hồi phục sức khỏe như ban đầu là rất khó, đa số bệnh nhân đột quỵ đều gặp phải những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, tốn chi phí điều trị của gia đình và xã hôi… Do đó, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đột quỵ và có cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh đột quỵ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Bệnh đột quỵ là gì ?

Bệnh đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu đi nuôi não gây đột quỵ nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não gây đột quỵ xuất huyết não. Lúc này, não bộ không được cung cấp oxy đủ để có thể hoạt động được nên một vùng não nào đó sẽ ngưng hoạt động và kéo theo không điều khiển các cơ quan khác hoạt động, có thể gây liệt nửa người, tay, chân, rối loạn ngôn ngữa. mất ý thức và có thể đi vào hôn mê... và nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách thì vùng não sẽ chết và người bệnh có thể tử vong.

2. Triệu chứng bệnh đột quỵ

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột, với rất ít những triệu chứng báo trước. Những dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện như: đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, kèm theo cứng cổ, nôn; gặp khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác nói gì, yếu đột ngột ở một phần cơ thể; nhìn khó khăn: mắt mờ hoặc mù một bên hoặc nhìn thấy hình đôi; tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu; mất ý thức.

Các dấu hiệu này có thể chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút rồi người bệnh lại trở lại trạng thái bình thường. Hiện tượng này được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Thiếu máu não thoáng qua là những dấu hiệu báo trước đặc biệt quan trọng của đột quỵ và người bệnh cần được nhập viện ngay.

3. Nguyên nhân bệnh đột quỵ

Các yếu tố không thể thay đổi

Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới

Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

Các yếu tố bệnh lý

Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường

Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.

Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

Lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu...

4. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Biện pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ nghi ngờ đột quỵ dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Bạn sẽ được chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) não để đánh giá thêm về vùng não bị đột quỵ và xác định xem đột quỵ là do cục máu đông hay vỡ mạch máu não. Bạn sẽ được làm điện tâm đồ để loại trừ khả năng bị loạn nhịp (rung nhĩ), có thể là nguyên nhân của tai biến mạch máu não do thúc đẩy tạo cục máu đông trong tim, từ đó có thể di chuyển đến não và gây đột quỵ. Bạn cũng có thể được làm siêu âm động mạch cảnh ở cổ để tìm chỗ tắc nghẽn động mạch nuôi não này.

Biện pháp điều trị

Phương pháp điều trị đột quỵ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân nào gây ra bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ sống phụ thuộc vào thời điểm đến khoa cấp cứu của bệnh viện có sớm hay không.

Nếu đột quỵ do nhồi máu não gây ra, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc làm tan huyết khối Busting nhằm hòa tan các cục máu đông. Để có hiệu quả, điều trị này phải được bắt đầu trong vòng 3 đến 4 giờ khi các triệu chứng đầu tiên bắt đầu. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho bạn dùng một số thuốc khác để làm loãng máu như heparin, warfarin (Coumadin), aspirin hoặc lopidogrel (Plavix).

Đột quỵ có thể để lại các biến chứng từ nhẹ đến nặng. Mức độ khả năng hồi phục của một người có thể không rõ trong vài tháng đầu. Nhiều người cần các biện pháp phục hồi chức năng, chẳng hạn như trị liệu ngôn ngữ, vật lý trị liệu…

Việc điều trị cũng phải dựa vào tiền sử bệnh, chẳng hạn như tăng huyết áp, tiểu đường, sử dụng thuốc lá, lối sống và nồng độ cholesterol cao.

Ngoài ra, cần phải ngăn ngừa đột quỵ thêm bằng cách giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ đầu tiên. Nhiều người có thể đạt được điều này bằng cách dùng thuốc để ngăn ngừa tạo huyết khối. Thông thường uống lượng nhỏ aspirin mỗi ngày là đủ. Những người khác cần phải kiểm soát huyết áp và làm giảm các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác như tiểu đường, tăng cholesterol, hút thuốc lá và thừa cân.

5. Cách phòng tránh bệnh đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc

Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ

Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh

Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường

Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Giữ ấm cơ thể

Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Không hút thuốc lá

Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.

Hy vọng với những thông tin trên đây về bệnh đột quỵ sẽ giúp các bạn có cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả!

Ngày:04/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM