Bệnh đau bắp chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau bắp chân là một tình trạng rất phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với đau bắp chân nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà, nhưng hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh đau bắp chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau bắp chân là một bệnh suy tĩnh mạch, làm bạn cảm thấy bắp chân đau nhức, mệt mỏi và nặng chân. Đau bắp chân thường xuất hiện vào cuối ngày hoặc khi bạn vận động nặng, lặp đi lặp lại.

1. Nguyên nhân nào gây đau bắp chân?

10 nguyên nhân phổ biến gây đau bắp chân bao gồm:

Chuột rút cơ bắp chân. Cơ bắp chân bị chuột rút có thể do mất nước và chất điện giải vì đổ mồ hôi nhiều, cơ co giãn kém hoặc cơ yếu. Mặc dù chuột rút thường tạm thời, nhưng chúng có thể gây ra khó chịu và đau đớn rất nhiều. Căng cơ bắp chân. Điều này xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ các sợi cơ của cơ bắp chân bị rách. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách nhưng cơn đau thường xuất hiện đột ngột cùng với nhạy cảm ở bắp chân. Đau cách hồi động mạch. Đây là một tình trạng xảy ra khi các động mạch mang máu đến chân bị thu hẹp hoặc bị chặn lại. Đau do tắc động mạch không xảy ra khi bạn nghỉ ngơi mà xảy ra khi đi bộ do chuyển động này cần đủ lượng máu đến bắp chân. Đau cách hồi thần kinh. Khi các dây thần kinh kiểm soát chân bị chèn ép, chúng không thể giao tiếp với phần dưới của chân một cách chính xác. Đau cách hồi thần kinh thường là do hẹp cột sống khi các xương cột sống bị hẹp và chèn ép vào các dây thần kinh. Cảm giác đau bắp chân do đau cách hồi thần kinh xảy ra ngay cả lúc nghỉ ngơi. Viêm gân Achilles. Dây chằng Achilles là một băng nối bắp chân với xương gót chân. Đau bắp chân có thể xảy ra khi bắp thịt quá chặt, gây áp lực lên gân Achilles. Đau bắp chân do viêm gân Achilles có thể xảy ra khi bạn mới bắt đầu một chương trình thể thao hoặc tập luyện các bài tập lặp đi lặp lại. Hội chứng chèn ép khoang. Vấn đề này xảy ra khi máu thừa hoặc dịch tích tụ bên dưới một dải mô cứng, gây áp lực lên dây thần kinh và mạch máu ở bắp chân. Các triệu chứng bao gồm đau, sưng, tê và ngứa ran. Ngoài ra, còn có hội chứng chèn ép khoang mãn tính gây đau khi tập thể dục. Các dấu hiệu bao gồm tê, các cơ sưng nhìn thấy bằng mắt thường hoặc khó di chuyển bàn chân. Bệnh thần kinh do đái tháo đường. Điều này xảy ra khi tổn thương dây thần kinh liên quan đến bệnh nhân bị tiểu đường. Lượng đường trong máu cao gây tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể. Điều này thường bắt đầu ở bàn tay và bàn chân. Các triệu chứng gồm đau đớn, ngứa ran và tê. Viêm cân gan chân. Đây là một tình trạng khi cơ bắp chân quá chặt không thể hỗ trợ cho bàn chân làm cho gân mặt bàn chân bị ảnh hưởng. Các triệu chứng thường gặp là đau khi đi bộ và gặp khó khăn khi gập bàn chân. Suy tĩnh mạch. Các tĩnh mạch giãn rộng có thể trông giống như dây chằng và phình to ở chân. Điều này xảy ra khi có dòng máu chảy ngược lại vì các van trong tĩnh mạch bị tổn thương. Các triệu chứng của suy tĩnh mạch bao gồm đau chân, nhói, chuột rút và nhức. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Tình trạng này là do cục máu đông hình thành ở một trong các tĩnh mạch chân. Huyết hối tĩnh mạch sâu có nhiều khả năng xảy ra khi bạn ngồi lâu như trên máy bay, có huyết áp cao hoặc rối loạn đông máu. Các triệu chứng của bệnh là đau bắp chân, đặc biệt là khi đứng hoặc đi bộ, các khu vực ở chân bị đỏ hoặc viêm vì các vấn đề về lưu lượng máu.

Có một số lựa chọn để điều trị đau bắp chân tại nhà hoặc nhờ giúp đỡ của bác sĩ. Cách điều trị thích hợp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

2. Các biện pháp khắc phục đau bắp chân tại nhà

Nếu trải qua cơn đau bắp chân nhẹ và các triệu chứng bình thường, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để hồi phục nhanh:

  • Phương pháp PRICE: Bảo vệ: dùng băng, nẹp hoặc dụng cụ cố định khu vực bị ảnh hưởng để bảo vệ khu vực bị thương.
  • Nghỉ ngơi: cố gắng không sử dụng bắp chân càng nhiều càng tốt.
  • Chườm lạnh: đặt một túi nước đá trong vòng 10–15 phút lên vùng bị thương để giảm tình trạng viêm.
  • Băng nén: quấn bắp chân thật chặt bằng băng hoặc đeo một miếng nén để giảm sưng.
  • Nâng cao: nâng bắp chân lên gối để tăng lưu thông máu và giảm sưng. Các thuốc không cần toa. Bạn cũng có thể làm dịu cơn đau ở bắp chân bằng cách dùng các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc naproxen.
  • Kéo giãn. Kéo giãn nhẹ có tác dụng giảm đau bắp chân. Một khi các triệu chứng giảm đi, bạn nên tập các bài tập làm giãn cơ bắp chân.

3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm đau, sưng và nóng ở chân.

Các dấu hiệu cảnh báo khác yêu cầu cần được cấp cứu:

  • Sốt hơn 37,7°C;
  • Chân tái nhợt hoặc lạnh và sưng;
  • Đột ngột sưng nặng ở chân.

Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu bất kỳ tình trạng nào xảy ra sau đây:

  • Đau khi đi bộ;
  • Sưng không rõ nguyên nhân ở bắp chân;
  • Suy tĩnh mạch;
  • Các triệu chứng không cải thiện sau vài ngày điều trị tại nhà.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh đau bắp chân sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Nếu có bất kì dấu hiệu và triệu chứng như trên, các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM