Bệnh bầm tím mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bầm tím mắt là tình trạng bầm các mô dưới da xung quanh mắt. Hầu hết các tình trạng bầm tím thường nhẹ và sẽ hết trong 1-2 tuần. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh bầm tím mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bầm tím mắt là tình trạng bầm các mô dưới da xung quanh mắt. Hầu hết các tình trạng bầm tím thường nhẹ và sẽ hết trong 1-2 tuần.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mắt bầm tím có thể là dấu hiệu cảnh báo của một chấn thương nghiêm trọng ở mắt hoặc não.

2. Triệu chứng bầm tím mắt

Nếu bạn bị chấn thương ở khu vực xung quanh mắt, vùng này sẽ sưng lên. Khi tình trạng sưng lan rộng, màu da sẽ thay đổi. Đầu tiên là màu đỏ, sau đó chuyển dần thành xanh đậm, tím và có thể là đen.

Bạn cũng có thể cảm thấy đau liên tục tại nơi chấn thương hoặc chỉ cảm giác đau khi chạm vào vết thương.

Mắt cũng có thể xuất hiện các vệt đỏ (xuất huyết dưới kết mạc) và thường sẽ khỏi sau 2-3 tuần.

Trong vài ngày, tình trạng sưng sẽ thuyên giảm và màu vết bầm sẽ nhạt dần.

Các vấn đề về thị lực, thường là mờ mắt, cũng có thể xảy ra.

Bầm tím mắt thường biến mất sau 1-2 tuần mà không cần phải điều trị.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Trong một vài trường hợp, mắt bầm tím có thể liên quan đến các chấn thương nghiêm trọng, cần phải được điều trị y tế.

Đối với các chấn thương đầu, bác sĩ cần chắc chắn không có bất kỳ vấn đề gãy xương sọ hay cục máu đông ảnh hưởng đến các cấu trúc quan trọng khác, như mắt. Ngoài ra, họ cũng cần đảm bảo không có tình trạng sưng và chảy máu trong não.

Đi cấp cứu ngay nếu bạn có các triệu chứng sau:

Chảy máu mũi hoặc tai Chảy máu ở mắt hoặc không thể di chuyển mắt Bầm tím ở hai mắt. Điều này thường liên quan đến gãy xương sọ Mất ý thức tại thời điểm xảy ra hoặc sau tai nạn Co giật hoặc nôn

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có:

Vấn đề về tầm nhìn trong thời gian dài Song thị Cảm giác có dị vật trong mắt Khó di chuyển mắt Đau đầu kéo dài hơn 2 ngày

3. Nguyên nhân

Mắt có thể bị bầm tím khi có một lực đập mạnh vào mặt, có thể là một quả bóng, nắm tay, cánh cửa hoặc một vật cứng khác.

Bạn cũng có thể bầm mắt sau một số loại phẫu thuật nha khoa hoặc thẩm mỹ. Vết bầm tím có thể kéo dài trong vài ngày.

Bầm tím quanh cả hai mắt có thể liên quan đến một vết nứt sọ hoặc loại chấn thương đầu khác. Lúc này, người bệnh phải được cấp cứu kịp thời.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bầm tím mắt?

Khi đến gặp bác sĩ, họ sẽ kiểm tra vết bầm và hỏi bạn về các vấn đề liên quan, cũng như các chấn thương khác. Bác sĩ cũng dùng đèn pin chiếu vào mắt bạn để kiểm tra thị lực.

Nếu bác sĩ nghi ngờ gãy xương sọ, họ sẽ yêu cầu chụp CT và X-quang đầu. Nếu nghi ngờ nguyên nhân bầm tím do chấn thương mắt, họ sẽ nhỏ một loại thuốc đặc biệt vào mắt để kiểm tra mắt có trầy xước không.

Những phương pháp nào giúp điều trị bầm mắt?

Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu chườm lạnh hoặc dùng paracetamol để điều trị bầm mắt.

Nếu họ nghi ngờ một vết thương nghiêm trọng hơn, ví dụ, gãy xương ở mặt, họ sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia như:

Bác sĩ phẫu thuật thần kinh nếu nghi ngờ chấn thương sọ não Bác sĩ nhãn khoa nếu bạn có một vết thương ở mắt Bác sĩ tai, mũi và họng, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ hoặc chuyên gia khác nếu có vết thương ở mặt hoặc vết cắt nghiêm trọng

Một số biện pháp chữa bầm tím mắt tại nhà như:

Chườm lạnh. Chườm lạnh thường xuyên trong 24 giờ đầu tiên sẽ giúp giảm nhiệt độ của khu vực xung quanh mắt càng sớm càng tốt. Chườm nóng. Sau một hoặc hai ngày chườm lạnh, bạn hãy thử nhẹ nhàng chườm ấm lên khu vực bầm để tăng lưu lượng máu ở vùng này, nhằm giúp vết bầm nhanh lành hơn. Massage mắt. Massage nhẹ nhàng mắt để giúp kích hoạt hệ bạch huyết gần vết bầm tím và tăng tốc quá trình chữa lành. Bổ sung dứa vào thực đơn. Loại trái cây nhiệt đới này có chứa hỗn hợp các enzyme làm giảm viêm và tăng tốc độ chữa lành, có thể giúp vết bầm tím biến mất nhanh hơn. Bổ sung vitamin C. Vitamin C có thể làm tăng tốc độ chữa lành của vết bầm tím.

5. Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ bị bầm mắt, bạn hãy luôn nhớ đeo kính bảo hộ cùng với các thiết bị bảo vệ khác khi tham gia vào các hoạt động nguy hiểm, bao gồm chơi thể thao.

Khi tham gia giao thông, thắt dây an toàn cũng rất cần thiết để giảm nguy cơ bầm tím mắt từ những vụ tai nạn nhẹ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh bầm tím mắt, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:04/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM