Thay van tim

Phẫu thuật thay van thường được thực hiện khi có tổn thương van nghiêm trọng hoặc bất kỳ bệnh van nào đe dọa đến tính mạng. Mời các bạn cùng tìm hiểu thêm cùng eLib

Thay van tim

1. Tìm hiểu về phẫu thuật thay van tim

Phẫu thuật thay van tim là gì?

Trong bệnh van tim, ít nhất một trong bốn van tim (có chức năng giữ máu chảy đúng hướng thông qua tim) không hoạt động đúng. Các van này bao gồm van hai lá, van ba lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Van hai lá và ba lá có các nắp hay lá van, van động mạch chủ và phổi có hình bán nguyệt. Những lá van mở và đóng theo mỗi nhịp đập của tim. Đôi khi, các lá van không mở hoặc đóng đúng cách, làm gián đoạn dòng máu chảy qua tim đến cơ thể.

Tổn thương van nặng có thể cần thay van. Tình trạng này thường liên quan đến van động mạch chủ hoặc van hai lá.

Phẫu thuật cũng được sử dụng để điều trị bất kỳ bệnh van nào đe dọa tính mạng. Một số bệnh nhân có thể cần sửa chữa hoặc thay thế nhiều hơn một van.

Bác sĩ có thể sử dụng hai loại van để thay thế:

Van cơ học thường được làm từ các vật liệu như nhựa, cacbon hoặc kim loại. Các van cơ học rất khỏe và chúng sử dụng được trong thời gian dài. Do máu có xu hướng dính vào van cơ học và tạo cục máu đông, bệnh nhân có van này cần dùng thuốc làm loãng máu (gọi là thuốc chống đông máu) suốt quãng đời còn lại. Van sinh học được làm từ mô động vật (gọi là ghép khác loài) hoặc lấy từ mô tim của người hiến tặng (ghép cùng loài hoặc ghép mô người). Đôi khi mô của bệnh nhân có thể được sử dụng để thay thế van (ghép tự thân). Bệnh nhân có van sinh học thường không cần dùng thuốc làm loãng máu. Tuy nhiên, các van này không mạnh bằng van cơ học và có thể cần thay thế mỗi 10 năm. Van sinh học bị hỏng nhanh hơn ở trẻ em và thanh niên, vì vậy bác sĩ sẽ khuyến cáo dùng các van này ở bệnh nhân cao tuổi.

Bạn và bác sĩ sẽ quyết định loại van nào là tốt nhất cho bạn.

Trong quá trình phẫu thuật thay van, xương ức bị cắt đôi, tim ngừng lại và máu được truyền qua máy tim phổi. Phẫu thuật van tim là phẫu thuật tim mở.

Khi nào bạn cần thực hiện thay van tim?

Phẫu thuật thay van tim có thể cần thiết nếu tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc bạn đang gặp các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn chức năng van.

Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về việc sửa chữa hoặc thay van tim có phù hợp với tình trạng của bạn hay không.

2. Cẩn trọng khi thực hiện thay van tim

Những điều bạn nên biết trước khi thực hiện thay van tim

Không phải ai cũng có thể trải qua thủ thuật này an toàn. Bạn chỉ có thể thay van tim nếu đạt đủ tiêu chuẩn của phẫu thuật. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Các biến chứng và tác dụng phụ

Các biến chứng phẫu thuật van tim có thể bao gồm:

Chảy máu Nhồi máu cơ tim Nhiễm trùng Rối loạn chức năng van khi thay van tim Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) Đột quỵ Tử vong

Hãy cho nhân viên y tế biết ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu sau:

Sốt 38°C hoặc cao hơn, ớn lạnh (có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng) Đỏ, sưng, chảy máu hoặc thoát dịch từ vết mổ hay bất kỳ vị trí ống thông nào Cơn đau tăng quanh chỗ rạch Khó thở Sưng nề nhiều hơn ở chân hoặc bụng Dễ bầm tím Buồn nôn dai dẳng hoặc ói mửa Mạch nhanh hoặc không đều Yếu ở cánh tay và chân

Nhân viên y tế có thể cung cấp cho bạn các hướng dẫn khác sau thủ thuật, tùy thuộc vào tình trạng của bạn.

Điều quan trọng là bạn cần hiểu các biện pháp phòng ngừa, các biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi thực hiện phẫu thuật thay van tim. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.

3. Quy trình thay van tim

Chuẩn bị trước khi thay van tim

Bác sĩ và nhóm y tế sẽ thảo luận với bạn những lo ngại bạn có thể có về phẫu thuật van tim. Hãy thảo luận với bác sĩ và nhóm điều trị bất kỳ câu hỏi nào về thủ thuật này.

Bạn cần cạo lông tại vị trí thủ thuật được thực hiện.

Trước khi vào bệnh viện để phẫu thuật, bạn hãy nói chuyện với gia đình về việc nằm viện và nhờ sự giúp đỡ từ người thân. Bác sĩ và nhóm điều trị có thể cung cấp cho bạn các hướng dẫn cụ thể cho quá trình phục hồi tại nhà.

Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để biết bạn có thể uống thuốc thường xuyên hoặc uống trước khi phẫu thuật hay không. Bạn cũng nên biết rõ khi nào nên ngừng ăn hoặc uống vào đêm trước phẫu thuật.

Nhân viên y tế có thể khuyên bạn nên mang một số vật dụng đến bệnh viện bao gồm:

Danh sách các loại thuốc Kính mắt, máy trợ thính hoặc răng giả Các đồ dùng cá nhân như bàn chải, lược, đồ cạo râu và bàn chải đánh răng Quần áo nhẹ và thoải mái Bản sao các hướng dẫn Các vật dụng có thể giúp bạn thư giãn như máy nghe nhạc hoặc sách

Trong khi phẫu thuật, bạn tránh đeo:

Đồ trang sức Kính mắt áp tròng Răng giả Sơn móng tay

Quá trình thay van tim

Phẫu thuật có thể mất từ ​​2–4 giờ hoặc hơn, tùy thuộc vào số lượng van cần sửa chữa hoặc thay thế. Bạn có thể ở lại bệnh viện trong khoảng 1 tuần.

Hầu hết bệnh nhân được nhập viện vào ngày trước khi phẫu thuật hoặc buổi sáng phẫu thuật (trong một số trường hợp).

Bác sĩ sẽ gắn điện cực vào ngực. Những điện cực này kết nối với máy điện tâm đồ để theo dõi nhịp tim và hoạt động điện của tim. Bạn sẽ được gây tê tại chỗ ống nhựa (được gọi dây truyền) đưa vào trong động mạch ở cổ tay. Bác sĩ cũng chèn một đường truyền tĩnh mạch (IV) vào tĩnh mạch. Đường truyền nay giúp gây mê trong quá trình phẫu thuật. Bạn sẽ được cung cấp thuốc giúp thư giãn (thuốc an thần nhẹ) trước khi được đưa vào phòng mổ.

Sau khi bạn ngủ sâu, bác sĩ sẽ đưa một ống vào khí quản và kết nối với máy thở để tiếp nhận hơi thở. Một ống khác được đưa vào mũi, xuống cổ họng vào dạ dày. Ống này ngăn chặn chất lỏng và không khí tích tụ trong dạ dày, vì vậy bạn sẽ không cảm thấy khó chịu và đầy chướng khi thức dậy. Bác sĩ cũng đưa một ống thông vào bàng quang để dẫn lưu nước tiểu trong thời gian phẫu thuật.

Bác sĩ thường dùng máy tim phổi trong các phẫu thuật sửa chữa hoặc thay van tim. Máy này giữ máu giàu oxy chảy qua cơ thể trong khi tim ngừng lại. Một kỹ thuật viên tưới máu hoặc chuyên gia về lưu lượng máu sẽ vận hành máy tim phổi. Trước khi dùng máy này, bạn sẽ uống một loại thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa máu đông lại.

Sau khi bạn được nối với máy tim phổi, tim sẽ ngừng đập và được làm lạnh. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tạo vết cắt vào tim hoặc động mạch chủ, tùy thuộc vào loại van cần thay thế. Một khi bác sĩ phẫu thuật đã hoàn thành việc thay thế, tim được kích hoạt đập trở lại và ngắt kết nối với máy tim phổi.

Điều gì xảy ra sau khi thay van tim?

Sau khi phẫu thuật van tim, bạn thường cần nằm tại đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) một ngày hoặc nhiều hơn. Nhân viên y tế sẽ cung cấp nước, dinh dưỡng và thuốc qua đường tĩnh mạch (IV). Các ống thông sẽ dẫn lưu nước tiểu ra khỏi bàng quang, dịch và máu ra khỏi tim và ngực. Bạn có thể được thở oxy. Sau đó, bạn sẽ được chuyển đến phòng bệnh thường trong vài ngày.

Nhóm điều trị có thể theo dõi tình trạng của bạn và các dấu hiệu nhiễm trùng tại các vị trí vết rạch. Họ sẽ kiểm tra huyết áp, nhịp thở và kiểm soát cơn đau bạn có thể gặp phải sau phẫu thuật.

Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn đi bộ thường xuyên để tăng dần hoạt động và thực hiện các bài tập thở khi hồi phục.

Bác sĩ sẽ chỉ dẫn bạn tự theo dõi trong quá trình hồi phục như theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ, chăm sóc vết mổ, dùng thuốc giảm đau và theo dõi các tác dụng phụ khác sau phẫu thuật.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.

4. Phục hồi sau phẫu thuật thay van tim

Bạn nên làm gì sau khi thay van tim?

Phục hồi sau khi phẫu thuật van tim có thể mất nhiều thời gian, tùy thuộc vào sức khỏe của bạn trước khi phẫu thuật. Bạn phải nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động. Bác sĩ có thể muốn bạn bắt đầu một chương trình tập luyện hoặc tham gia chương trình phục hồi chức năng tim.

Nếu là nhân viên văn phòng, bạn có thể quay trở lại làm việc từ 4–6 tuần. Những người làm công việc đòi hỏi về thể chất có thể cần phải chờ lâu hơn.

Khi về nhà, điều quan trọng là bạn giữ cho khu vực phẫu thuật sạch sẽ và khô ráo. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm vết thương. Bác sĩ sẽ cắt bỏ chỉ khâu hoặc kẹp phẫu thuật trong lần thăm khám tiếp theo tại phòng mạch.

Bạn không nên lái xe và hạn chế một số hoạt động cho đến khi bác sĩ đồng ý.

Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

Sốt hoặc ớn lạnh Đỏ, sưng hoặc chảy máu hoặc thoát dịch từ vết mổ Cơn đau tăng quanh vết mổ

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM