Dự thảo luật Hành chính

Chuyên mục Dự thảo luật Hành chính được eLib tổng hợp và chia sẻ đến bạn các văn bản luật, Nghị định, Thông tư,... mới nhất được cơ quan nhà nước soạn thảo liên quan đến lĩnh vực Hành chính để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua và ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tổng quan về Dự thảo Luật Hành chính

1.1 Khái niệm Dự thảo

Dự thảo luật là Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành.

Quy trình soạn thảo, trình cơ quan lập pháp (Quốc hội hay Nghị viện) thông qua, ban hành ở các nướ có nhiều điểm tương đồng, nhưng do cơ quan lọ pháp của các nước, xét về mặt cơ cấu, một viên . hai viện, theo hình thức chính thể cộng hòa tổng thống hay cộng hòa đại nghị hoặc theo hình tới chính thể cộng hoà hay quân chủ, cũng như truyền thống lịch sử mà có nhiều nét khác nhau.

1.2 Dự thảo Luật Hành chính công

Luật này quy định chung về thủ tục hành chính; quản lý nhà nước về dịch vụ công và cung ứng dịch vụ công; mối quan hệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện thủ tục hành chính và dịch vụ công.

Các vấn đề khác của hành chính công được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan trong thực hiện hành chính công.

Nguyên tắc chung của hành chính công:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

- Bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử; tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

- Sử dụng và khai thác hợp lý, hợp pháp, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực công, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng- an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hành chính ở các cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Thực hiện xã hội hóa cung ứng dịch vụ công; công khai danh mục dịch vụ công; bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, sự hài lòng của cá nhân, tổ chức trong hoạt động dịch vụ công.

- Tạo lập, duy trì hệ thống hạ tầng cơ sở dữ liệu dùng chung; bảo đảm kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu và hồ sơ trong các cơ quan hành chính các cấp, thực hiện hành chính điện tử theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm sự chủ động, phối hợp liên ngành, liên vùng; phân cấp, ủy quyền trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm cá nhân trong quản lý, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các hành vi bị nghiêm cấm:

- Tư vấn, đề xuất, tham mưu hoặc giải quyết công việc, ban hành văn bản trái Hiến pháp, pháp luật.

- Thiếu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng nguồn lực công, gây thất thoát, lãng phí; phân biệt đối xử về giới.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quyền, lạm quyền để trục lợi; tham nhũng hoặc bao che, tiếp tay cho tham nhũng; né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, làm bất lợi hoặc dành lợi ích bất hợp pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Đặt ra thủ tục hành chính trái quy định của pháp luật; môi giới giải quyết thủ tục hành chính để hưởng hoa hồng, thù lao dưới mọi hình thức trái quy định của pháp luật.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính để trục lợi.

- Yêu cầu bổ sung tài liệu không thuộc thành phần hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Cố ý cung cấp hồ sơ, tài liệu giả cho cơ quan, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công.

- Lừa dối, lôi kéo, mua chuộc người có thẩm quyền để thực hiện hành vi hành chính vì lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.

- Đe dọa, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín, xâm hại sức khỏe, tính mạng của người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hành chính công.

1.3 Dự thảo Luật Công tác xã hội

Luật này quy định vai trò, nhiệm vụ của công tác xã hội, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ công tác xã hội; tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội; cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; quy trình, thủ tục thực hiện dịch vụ công tác xã hội; các điều kiện bảo đảm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác xã hội.

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hoặc thụ hưởng các dịch vụ công tác xã hội trong các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Vai trò, nhiệm vụ của công tác xã hội:

- Công tác xã hội quy định tại Luật này được hiểu là các hoạt động phòng ngừa, can thiệp - trị liệu, phục hồi chức năng và hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và phát triển cộng đồng; đồng thời thúc đẩy tạo lập môi trường xã hội, chính sách, nguồn lực và dịch vụ góp phần bảo đảm an sinh xã hội và hạnh phúc của người dân.

- Vai trò của công tác xã hội

+ Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.

+ Kết nối đối tượng với hệ thống các nguồn lực, dịch vụ và cơ hội trong xã hội.

+ Thúc đẩy hiệu quả và tính nhân văn của các hệ thống cung cấp nguồn lực và dịch vụ xã hội.

+ Phát triển và cải thiện chính sách xã hội.

- Nhiệm vụ của công tác xã hội

+ Cung cấp các dịch vụ can thiệp hoặc hỗ trợ trực tiếp như tham vấn, quản lý ca công tác xã hội với cá nhân, công tác xã hội với nhóm và phát triển cộng đồng.

+ Điều phối, kết nối, chuyển gửi các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng có khó khăn và nhu cầu đến các dịch vụ, nguồn lực phù hợp.

+ Làm việc với các tổ chức xã hội và hệ thống xã hội, tạo thay đổi hỗ trợ cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng có khó khăn.

+ Tham gia thực hiện quản lý các dịch vụ hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.

+ Tham gia vào xây dựng và vận động chính sách hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng có khó khăn.

+ Tham gia các nghiên cứu chính sách và phát triển mô hình dịch vụ phù hợp đối với các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.

- Chính phủ hướng dẫn cụ thể vai trò, nhiệm vụ của công tác xã hội trong các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội:

- Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

- Tôn trọng quyền của người sử dụng dịch vụ công tác xã hội; giữ bí mật thông tin cá nhân và đời tư được ghi trong hồ sơ quản lý trường hợp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Cung cấp dịch vụ kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn nghiệp vụ công tác xã hội.

- Ưu tiên cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với trường hợp khẩn cấp, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.

- Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề công tác xã hội.

- Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội khi cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

2. Dự thảo Nghị định về Hành chính

2.1 Khái niệm Nghị định

Nghị định là loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Theo đó, Nghị định là văn bản do chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Chính phủ ban hành nghị định để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
  • Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
  • Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

VD: Quốc hội ban hành Luật hộ tịch 2014, sau đó Chính phủ sẽ ban hành Nghị định 123/2015/NĐ-CP để quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

2.2 Dự thảo Nghị định Hành chính mới nhất

  • Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
  • Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
  • Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
  • Dự thảo Nghị định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 2017
  • Dự thảo Nghị định Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước
  • Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
  • Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam, hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự do Chính phủ ban hành
  • ...

3. Dự thảo Thông tư về Hành chính

3.1 Khái niệm Thông tư

Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thông tư thường là văn bản hướng dẫn nghị định của Chính phủ, liên quan đến ngành hay lĩnh vực do bộ, ngành quản lí. Thông tư có hai loại: thông tư do một bộ, ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, ngành đó quản lí.

Thông tư bao gồm:

  • Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

3.2 Dự thảo Thông tư Hành chính mới nhất

  • Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư quy định về hồ sơ, thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
  • Dự thảo Thông tư sửa đổi thông tư về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
  • Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
  • Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện việc bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức chuyên ngành hành chính do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
  • Dự thảo Thông tư quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
  • Dự thảo Thông tư quy định quản lý văn bản và hồ sơ điện tử do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
  • Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động du lịch mạo hiểm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
  • ...

Trên đây là các thông tin về dự thảo Luật Hành chính, Nghị định, thông tư về Hành chính mà bạn cần hiểu và nắm rõ. Ngoài ra, eLib còn giới thiệu đến bạn các văn bản dự định Luật, Nghị định, Thông tư về việc thực hiện, chấp hành quy định của pháp luật về Hành chính mới nhất hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM