Dự thảo nghị định về lao động là người giúp việc gia đình

Nghị định này quy định một số nội dung về hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và giải quyết tranh chấp lao động đối với người lao động là người giúp việc gia đình theo quy định của Bộ luật Lao động. Mời các bạn cùng tìm hiểu thêm 

Dự thảo nghị định về lao động là người giúp việc gia đình

CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:        /2020/NĐ-CP Hà Nội, ngày      tháng năm 2020

DỰ THẢO

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH THEO KHOẢN 2 ĐIỀU 161 CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về lao động là người giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều 161 của Bộ luật Lao động.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định một số nội dung về hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và giải quyết tranh chấp lao động đối với người lao động là người giúp việc gia đình theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Lao động là người giúp việc gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 161 của Bộ luật Lao động.

2. Người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Hợp đồng lao động

Người lao động và người sử dụng lao độnggiao kết và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại chương III của Bộ luật Lao động, trong đó:

1. Hình thức hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều 162 củaBộ luật Lao động.

2. Trước khi ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 16 của Bộ luật Lao động, trong đó người sử dụng lao động phải cung cấp rõ các thông tin về số lượng thành viên trong hộ gia đình, điều kiện ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động.

3. Nội dung cụ thể của hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận căn cứ theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này và quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động.

4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày, trừ các trường hợp sau thì không phải báo trước:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do quy định tại khoản 2 Điều 35 của Bộ luật Lao động;

b) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do quy định tại các điểm d và e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động.

5. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động và khoản 4 Điều này thì người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quy định tại các Điều 40, 41 của Bộ luật Lao động.

6. Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 Điều 34 Bộ luật Lao động và khoản 4 Điều này, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việccho người lao động theo quy định của pháp luật; hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đền quyền lợi của mỗi bên.

Điều 4. Tiền lương

Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về mức lương, thưởng và thực hiện chi trả tiền lương, tiền thưởngtheo quy định tại Chương VI trừ quy định tại Điều 92, Điều 93 của Bộ luật Lao động, trong đó:

1. Mức lươngthỏa thuận trong hợp đồng lao động bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), tối đa không quá 50% mức lương ghi trong hợp đồng lao động.

2. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận nhưng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng.

Điều 5. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hộibắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động.

Điều 6.Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động giúp việc gia đình thực hiện theo quy định tại Chương VII Bộ luật Lao động, trong đó người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ hằng tuần quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày; nghỉ ít nhất 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục.

Điều 7. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

1. Người sử dụng lao động và người lao động xác định cụ thể các hành vi vàhình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo quy định tại khoản 2 Điều 118 và Điều 129 của Bộ luật Lao động và ghi trong hợp đồng lao động;trường hợp không thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải thể hiện bằng hình thức khác và thông báo cho người lao động biết để thực hiện.

2.Hình thức xử lý kỷ luật lao động thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 124 của Bộ luật Lao động, trong đó người sử dụng lao động quyết định kỷ luật sa thải ngay đối với người lao động trong các trường hợp:

a) Người lao động vi phạm quy định tại Điều 125 của Bộ luật Lao động;

b) Người lao động có hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, dùng vũ lực đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình.

Điều 8. Giải quyết tranh chấp lao động

Khi xảy ra tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thìhai bên cùng nhau thương lượng, giải quyết; trường hợp không giải quyết được thìcó thể yêu cầu hòa giải viên lao động hoặcHội đồng trọng tài lao động, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Thực hiện các quy định tại Điều 163, Điều 165của Bộ luật Lao động.

2. Thông báo việc sử dụng lao động theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động làm việc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động.

3. Thông báo việc chấm dứt sử dụng lao độngtheo mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định nàyvới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động làm việc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều 10. Nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động

Thực hiện các quy định tại Điều 164 của Bộ luật Lao động.

Điều 11. Trách nhiệm quản lý lao động giúp việc gia đình

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: hướng dẫn Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội và công chức cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lao động giúp việc gia đình trên địa bàn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: hướng dẫn công chức cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình; quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lao động giúp việc gia đình trên địa bàn.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Phân công đầu mối theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sátviệc thực hiện các quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý;

c) Tiếp nhận việc sử dụng, chấm dứt sử dụng lao động giúp việc gia đình quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định này; tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thuộc quyền quản lý khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 12. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

2. Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KGVX(2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc
Ngày:03/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM