Thuốc Intrazoline® - Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn

Thuốc Intrazoline® được dùng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, kể cả một số dạng nặng hay nguy hiểm đến tính mạng. Tác dụng, liều dùng, cảnh báo và lưu ý khi sử dụng thuốc ra sao? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng eLib

Thuốc Intrazoline® - Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn

Tên gốc: cefazolin

Tên biệt dược: Intrazoline®

Phân nhóm: kháng sinh cephalosporin

1. Tác dụng

Tác dụng của thuốc Intrazoline® là gì?

Intrazoline® được dùng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, kể cả một số dạng nặng hay nguy hiểm đến tính mạng.

Cefazolin có thể được chỉ định để điều trị một số bệnh không được nêu trong đây.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Intrazoline® cho người lớn như thế nào?

Với những nhiễm trùng vừa tới nặng: bạn được tiêm 0,5-1g tiêm tĩnh mạch, 3-4 lần một ngày.

Với những nhiễm trùng nhẹ và nhiễm trùng do Gram dương Cocci: bạn được tiêm 250-500 mg tiêm truyền mạch mỗi 8 giờ.

Viêm túi mật từ nhẹ đến trung bình: bạn được tiêm 1-2g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ, trong vòng 4-7 ngày.

Những nhiễm trùng đường tiểu không phức tạp: bạn được tiêm 1g tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ

Với những trường hợp chuẩn bị cho phẫu thuật:

Nếu để dự phòng nhiễm trùng trước phẫu thuật 1-2g tiêm tĩnh mạch hay tiêm cơ trước ít nhất 60 phút khi làm phẫu thuật (Có thể lặp lại trong 2-5 giờ trong lúc phẫu thuật); Nếu để dự phòng sau phẫu thuật: bạn được tiêm 0.5-1g tiêm tĩnh mạch mỗi 6-8 giờ trong vòng 24 giờ đầu.

Nhiễm trùng phẫu thuật:

Phẫu thuật tim, cắt bỏ tử cung, phẫu thuật miệng hoặc hầu, phẫu thuật sọ, thay khớp, phẫu thuật lồng ngực, phẫu thuật động mạch, cắt cụt, vết thương, các phẫu thuật về thực quản có nguy cơ cao, phẫu thuật dạ dày, tá tràng hoặc mật: bạn được tiêm 1-2g thuốc bằng tiêm tĩnh mạch; Phẫu thuật trực tràng: bạn được tiêm 1-2g thuốc bằng tiêm truyền tĩnh mạch kèm với 0.5 g thuốc metronidazole; Mổ lấy thai có nguy cơ cao, phá thai đã được 3-6 tháng: bạn được tiêm 1g thuốc tiêm tĩnh mạch; Phẫu thuật mắt: bạn được tiêm 100 mg bằng tiêm dưới da.

Viêm nội tâm mạc: bạn được tiêm 1g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ trước khi làm phẫu thuật 30-60 phút.

Viêm giác mạc do vi khuẩn (ngoài chỉ định trên nhãn): bạn dùng 1 giọt cho mắt bị nhiễm trùng mỗi 1-2 giờ, thường xen kẽ với giờ cho thuốc kháng sinh để trị Gram âm (ví dụ như tobramycin).

Cách pha hỗn dịch cefazolin 50 mg/ml:

Hoà tan 500 mg bột cefazolin trong 10 ml nước đã tiệt trùng; Bảo quản trong tủ lạnh, hạn dùng tối đa 7 ngày sau khi pha.

Hiệu chỉnh liều:

Suy thận:

CrCl 35-54 ml/phút: cho liều đầy đủ vào khoảng cách lơn hơn 8 giờ; CrCl 10-35 ml/phút: cho liều điều trị mỗi 12 giờ; CrCl ≤10 ml/phút: cho liều điều trị mỗi 24 giờ.

Suy gan: vẫn chưa có nghiên cứu của thuốc này đối với tình trạng này.

Liều dùng thuốc Intrazoline® cho trẻ em như thế nào?

Với nhiễm trùng do Gram dương Cocci

Đối với trẻ sơ sinh (nhỏ hơn 28 ngày tuổi)

Nhỏ hơn 7 ngày tuổi: trẻ được tiêm 40 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ, 2 lần/ngày; Lớn hơn 7 ngày tuổi, trẻ nhẹ hơn 2 kg: tẻ được tiêm 40 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ, 2 lần/ngày; Lớn hơn 7 ngày tuổi, trẻ nặng hơn 2 kg: 60 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ, 3 lần/ngày.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em: trẻ được tiêm 25-100 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ, mỗi 6-8 giờ và không quá 6g/ngày.

3. Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Intrazoline® như thế nào?

Bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kỳ điều gì bạn không rõ liên quan đến việc dùng thuốc.

Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Cefalozin được sử dụng bằng đường tiêm cơ hay tiêm truyền tĩnh mạch. Bạn nên nhờ bác sĩ chỉ cách tiêm tại nhà. Tuyệt đối không được tự ý tự tiêm thuốc một mình nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ cách sử dụng và cách xử lý kim tiêm, ống tiêm, dây truyền tĩnh mạch và các dụng cụ khác dùng để tiêm thuốc.

Cefalozin phải được trộn với dung môi (pha loãng) trước khi sử dụng. Nếu bạn có ý định tự tiêm tại nhà, hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ cách trộn và bảo quản thuốc. Lắc đều hỗn hợp đã trộn trước khi định lượng liều dùng. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc nếu thuốc đã bị biến màu hay bị hạt. Trong trường hợp này, bạn nên gặp bác sĩ của mình để kê toa thuốc khác.

Sử dụng kim tiêm và ống tiêm có thể phân hủy được. Tuân theo những quy định ở nơi bạn ở về việc xử lý những kim tiêm và ống tiêm đã sử dụng. Sử dụng hộp chắc chắn, không bị đâm thủng để đựng những vật này và để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Phải sử dụng hết thuốc theo toa kê đơn của bác sĩ. Bạn có thể cảm thấy khỏe hơn trước khi hết nhiễm trùng. Tuy nhiên, ngưng thuốc giữa chừng có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng kháng thuốc. Cefazolin không điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus như cúm hay cảm thông thường. Cefazolin có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm như xét nghiệm glucose (đường) trong nước tiểu. Hãy nói với bác sĩ xét nghiệm rằng bạn đang dùng thuốc này.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

4. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Intrazoline®?

Nếu bạn phát hiện dấu hiệu của dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng, bạn nên đi cấp cứu ngay.

Những tác dụng phụ bạn nên nói với bác sĩ:

Vết loét trắng hoặc vết loét trong miệng hoặc trên môi; Sốt, sưng tấy, phát ban hoặc ngứa, đau khớp hoặc cảm giác ốm; Động kinh (co giật); Các vấn đề về gan – đau dạ dày, mất ăn, nước tiểu sẫm màu.

Phản ứng phụ thường gặp bao gồm:

Đau dạ dày, ăn không ngon; Ngứa hoặc rát âm đạo.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Intrazoline®, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc Intrazoline®, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này; Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Intrazoline®; Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng); Bạn đã từng có dị ứng nghiêm trọng với cefazolin hoặc bất kỳ kháng sinh cephalosporin nào khác.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

6. Tương tác thuốc

Thuốc Intrazoline® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Intrazoline® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy thảo luận với bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Intrazoline®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bạn nên nói với bác sĩ nếu bạn gặp những vấn đề sau:

Bệnh về gan hoặc thận; Rối loạn đường ruột như viêm đại tràng; Suy dinh dưỡng; Dị ứng với bất kỳ loại penicillin nào.

7. Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Intrazoline® như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc Intrazoline® ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá.

Bảo quản bột khô cefalozin ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, nóng và ánh sáng trực tiếp.

Sau khi trộn cefalozin với dung môi, bạn hãy bảo quản hỗn dịch trên trong tủ lạnh và sử dụng trong 10 ngày sau khi pha. Tuyệt đối không để đông lạnh. Bạn hãy theo sự chỉ dẫn của cách bảo quản trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Bạn có thể bảo quản hỗn dịch sau khi pha trong 24 tiếng ở nhiệt độ phòng.

Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

8. Dạng bào chế

Thuốc Intrazoline® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Intrazoline® dạng tiêm với hàm lượng cefazoline natri 1g.

Trên đây là những thông tin cụ thể về thuốc Intrazoline®  điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên bài viết của eLib về thuốc Intrazoline® chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì và hỏi ý kiến chuyên gia y tế khi sử dụng thuốc. 

Ngày:27/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM