Bán trực tiếp cho người tiêu dùng

Bán hàng trực tiếp là gì? Ưu điểm của bán hàng trực tiếp ra sao? Bán hàng trực tiếp có phải là một loại lừa đảo không?... Mời các bạn cùng tham khảo bài viết Bán trực tiếp cho người tiêu dùng được eLib chia sẻ sau đây sể tìm câu trả lời cho những vấn đề trên.

Bán trực tiếp cho người tiêu dùng

Bán hàng trực tiếp là một hình thức bán hàng giúp sản phẩm có thể đến trực tiếp tới người dùng mà không thông qua bất kỳ đại lý hay cửa hàng nào, vì vậy giá thành sẽ giảm đi rất nhiều và khách hàng là người được lợi. Nhưng những câu hỏi như bán hàng trực tiếp là gì, ưu và nhược điểm của bán hàng trực tiếp, bán hàng trực tiếp có lưa đảo không?..., vẫn là những từ khóa được search khá nhiều trên google. Bài viết dưới sẽ trả lời các câu hỏi đó một cách tường tận để mọi người được hiểu hơn nhé.

1. Bán hàng trực tiếp theo mạng lưới là gì?

Bán hàng trực tiếp theo mạng lưới tại Việt Nam được dịch thành những tên gọi khác nhau như “Kinh doanh theo mạng”, "Tiếp thị mạng lưới", "Tiếp thị đa tầng", Network Marketing… Những tên gọi này dùng để chỉ chung cho một phương thức bán hàng có tên gọi là “Bán hàng trực tiếp”, nghĩa là hàng hóa đi thẳng từ công ty đến người tiêu dùng cuối hoặc chỉ thông qua một nhà phân phối hoạt động độc lập.

Thường thì dịch từ Bán hàng trực tiếp theo mạng lưới - Network Marketing thành nghĩa bán hàng đa cấp khiến một số người lầm tưởng là bán hàng qua nhiều cấp. Nhưng thực chất để hiểu đúng nghĩa nhất thì về bán hàng trực tiếp theo mạng lưới là bán hàng trực tiếp + tiếp thị theo mạng lưới.

Bán hàng trực tiếp theo mạng lưới - Network Marketing gắn liền với tên tuổi của Carl Rehnborg – người đầu tiên ứng dụng ý tưởng tiếp thị mạng lưới vào cuộc sống tạo nên một ngành nghề kinh doanh “hot” trong thế kỷ 21. Và cho đến nay nó được xem như là ngành nghề quan trọng, có triển vọng cho tương lai.

2. Tiềm năng phát triển của bán hàng trực tiếp theo mạng lưới

Bán hàng trực tiếp theo mạng lưới có thể nói là hình thức kinh doanh khôn ngoan của xã hội thời hiện đại. Trước hết nó mang tính tiện lợi bởi có thể giúp được người mua hàng có thể mua được hàng trực tiếp từ công ty mà không cần phải thông qua các cửa hàng đại lý hay bán lẻ. Thứ hai, nó giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí tối đa và cũng giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí khi mua được sản phẩm chất lượng hơn, tránh được tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá thời hạn sử dụng. Thứ ba, nó mở ra cơ hội cho người tiêu dùng có thêm nguồn thu nhập khi họ trở thành nhà phân phối và phát triển được mạng lưới cùng với doanh số bán hàng.

Những người làm bán hàng trực tiếp theo mạng lưới - họ không phải là nhân viên của công ty mà là các đối tác phân phối hàng hóa cho công ty đó. Họ là những doanh nhân kinh doanh độc lập và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng và tạo ra một nguồn thu nhập khá ổn định. Bên cạnh việc tự làm kinh doanh họ còn hướng dẫn, giúp đỡ những người khác trong mạng lưới của mình, hay còn gọi là “tuyến dưới” tạo nên một hệ thống tiêu dùng và phân phối hiệu quả.

3. Tình hình phát triển ngành bán hàng trực tiếp tại Việt Nam

Kinh doanh bán hàng trực tiếp theo mạng mà báo chí hay gọi là bán hàng đa cấp tại Việt Nam có nhiều tai tiếng bởi vì có nhiều công ty lợi dụng mô hình kinh doanh này để kiếm tiền một cách sai trái, không chân chính. Đó là lý do khiến cho người Việt Nam chúng ta có định kiến đa cấp là xấu xa, là lừa đảo, nên đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh chính đáng từ ngành kinh doanh này.

Đầu thế kỷ 21 bán hàng trực tiếp theo mạng lưới “đặt chân” vào thị trường Việt Nam và đã đạt được nguồn doanh thu không thể ngờ tới. Khoảng cuối năm 2004 tại Viet Nam có khoảng 20 doanh nghiệp sale trực kế tiếp trực tuyến lưới về sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Theo tài liệu của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương thì tính đến hết năm 2019 đã có hơn một triệu người tham gia bán hàng đa cấp tại Việt Nam. Đầu năm 2020 có 22 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động, đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 1.000 tỷ đồng. Bán hàng trực tiếp không chỉ giúp nền kinh tế tăng trưởng mà còn có những đóng góp tích cực cho những chương trình định hướng về cộng đồng. Ví dụ như Amway chiếm hơn 30% thị phần kinh doanh của ngành và luôn là doanh nghiệp đi đầu trong các chương trình hỗ trợ y tế, giáo dục và tài trợ cho trẻ em kém may mắn trên cả nước thông qua hàng loạt chương trình hợp tác với Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH và tổ chức Operation Smile Việt Nam.

4. Tính pháp lý của ngành

Để hòa nhập với thiên hướng chung của toàn cầu cũng như đáp ứng được tình hình thực tế tại Việt Nam, hành lang pháp lý về buôn bán bán hàng trực tiếp đã được hình thành.

- Ngày 01/01/2005, Luật cạnh tranh quy định về sale đa cấp khởi đầu có hiệu lực.

- Ngày 14/05/2014, Chính phủ ban hàn Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản trị hoạt động sale đa cấp nhằm gầy dựng hành lang pháp lý bảo vệ các công ty & những npp chính chân chính.

- Ngày 30/07/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 24/2014/TT-BCT quy định đầy đủ thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản trị hoạt động bán hàng đa cấp.

- Năm 2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam được thành lập và bà Trương Thị Nhi là chủ tịch.

- Ngày 31/03/2010, Hiệp hội sale Đa cấp VN – MLMA chính thức ra mắt tại Hà Nội.

5. Phân biệt công ty bán hàng đa cấp bất chính (mô hình kim tự tháp) và công ty bán hàng đa cấp chính thống

Mô hình bán hàng đa cấp chính thống - Mô hình bán hàng đa cấp bất chính

Theo ông Phan Đức Quế Trưởng Phòng Điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, Bán hàng đa cấp bất chính đã được quy định rất rõ ở Điều 48 của Luật Cạnh tranh, về những hành vi cấm đối với doanh nghiệp và người tham gia. Đồng thời, để kiểm tra những doanh nghiệp đã được cơ quan quản lý Nhà nước chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp thì có thể tham khảo trên website của Cục Quản lý cạnh tranh, ở đó có công khai danh sách các công ty bán hàng đa cấp hợp pháp và các thông tin liên quan lĩnh vực này.

8 dấu hiệu cơ bản để nhận diện một công ty BHĐC bất chính:

- Người bán hàng yêu cầu người tham gia đặt cọc và phải mua lượng hàng hóa ban đầu hoặc trả tiền để tham gia

- Không cam kết mua lại hàng hóa với mức tối thiểu 90% mức giá đã bán trong thời gian luật định là 30 ngày

- Cho người tham gia hưởng lợi ích kinh tế chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới

- Thông tin sai lệch (như thổi phòng cơ hội siêu giàu) về lợi ích tham gia mạng lưới và chất lượng hàng hóa

- Lợi nhuận không phát sinh từ việc bán hàng mà chủ yếu từ việc tuyển dụng người tham gia

- Khuyến khích, dạy người khác tuyển người bằng việc hứa trả tiền thưởng

- Không quan tâm tới hàng hóa để bán mà hàng hóa chỉ để tượng trưng, không có giá trị sử dụng và khó tìm thấy để so sánh trên thị trường

- Buộc và hối thúc người tham gia mua hàng mặc dù biết người tham gia không bán được hàng cũng như không có nhu cầu sử dụng.

(Theo Cục Quản lý cạnh tranh)

6. Tiêu chí để lựa chọn một công ty bán hàng theo mạng tốt để hợp tác

- Là một công ty có giấy chứng nhận BHĐC do Bộ Công Thương cấp.

- Có lịch sử kinh doanh lâu đời và có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế.

- Nhà sáng lập có kinh nghiệm trong ngành và chú trọng đến việc phát triển con người.

- Có bộ quy tắc ứng xử đối với nhà phân phối.

- Có hệ thống đào tạo kiến thức sản phẩm, kiến thức kinh doanh, phát triển kỹ năng con người và quan niệm thái độ đúng đắn cho nhà phân phối.

- Có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng về hệ thống quản lý và sản phẩm.

- Sản phẩm có nguồn gốc được chứng thực bởi cơ quan chứng nhận độc lập có uy tín.

Tại Việt Nam, bán hàng trực tiếp theo mạng lưới là một ngành kinh doanh còn non trẻ và là một sự nghiệp đầy tiềm năng với các đặc điểm:

+ Sự nghiệp do chính bạn làm chủ

+ Sự nghiệp kinh doanh rất công bằng

+ Sự nghiệp giúp người dựa trên nguyên tắc Win - Win

+ Sự nghiệp đảm bảo, được kế thừa

+ Sự nghiệp có thu nhập không giới hạn.

Chọn lựa được một công ty tốt để hợp tác chỉ là bước đầu tiên bạn cần phải làm. Bước tiếp theo bạn cần chọn cho mình một hệ thống tốt với những công cụ tốt để hỗ trợ cho sự thành công của bạn.

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM