TCVN 8478:2018 về khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế

TCVN 8478:2018 do Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Mời các bạn cùng tham khảo 

TCVN 8478:2018 về khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8478:2018

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ

Hydraulics structures - Element and volume of the topographic survey in design stages

Lời nói đầu

TCVN 8478:2018 thay thế TCVN 8478.

TCVN 8478:2018 do Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LẬP DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ

Hydraulics structures - Element and volume of the topographic survey in design stages

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để xác định thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8226  Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về khảo sát mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ từ 1/200 đến 1/5000.

3  Ký hiệu và các chữ viết tắt

  • NCTKT: Nghiên cứu tiền khả thi;
  • NCKT: Nghiên cứu khả thi;
  • TKKT: Thiết kế kỹ thuật;
  • BVTC: Bản vẽ thi công;
  • BCKTKT: Báo cáo kinh tế kỹ thuật;
  • CĐT: Chủ đầu tư;
  • CNDA: Chủ nhiệm dự án;
  • CTTK: Chủ trì thiết kế chuyên ngành;
  • CNĐH: Chủ nhiệm chuyên ngành địa hình;
  • NVPAKSĐH: Nhiệm vụ và phương án khảo sát địa hình;
  • BCĐH: Báo cáo kết quả khảo sát địa hình;
  • T (%): Hệ số tỷ lệ thay đổi địa hình, địa vật: Mức độ sử dụng tài liệu địa hình thể hiện qua hệ số T xác định từ số lượng điểm kiểm tra, được tính như sau:
  • T (%) = (Số điểm thay đổi / Tổng số điểm kiểm tra) %.
  • GPMB: Giải phóng mặt bằng;
  • GPS: Hệ thống định vị toàn cầu;
  • F: Diện tích đo vẽ, ha;
  • B: Độ rộng phạm vi đo vẽ công trình, m;
  • b: Độ rộng thiết kế công trình, m;
  • α: Độ dốc địa hình, độ;
  • h: Chênh cao đường đồng mức, m;
  • D: Độ rộng chân của công trình (m): Khoảng cách vị trí giao cắt giữa chân công trình với mặt đất tự nhiên (xem hình vẽ ở Phụ lục C của tiêu chuẩn này).

4  Nguyên tắc chung

4.1  Hệ tọa độ

4.1.1  Quy định: Hệ tọa độ sử dụng là hệ tọa độ Quốc gia VN 2000.

4.1.2  Đối với công trình nhỏ ở vùng hẻo lánh, biên giới hải đảo quá xa hệ thống tọa độ quốc gia, cho phép sử dụng lưới tọa độ của bản đồ 1/50 000,1/25 000 và 1/10 000 (nếu có). Phải đo tuyến khép kín thống nhất cho toàn công trình.

4.2  Hệ cao độ

4.2.1  Quy định: Hệ cao độ sử dụng là hệ cao độ Quốc gia, điểm gốc là Hòn Dấu - Hải Phòng.

4.2.2  Đối với công trình nhỏ ở vùng hẻo lánh, biên giới hải đảo, cách quá xa hệ thống cao độ quốc gia, cho phép sử dụng cao độ đo bằng GPS hoặc theo bản đồ 1/50 000, 1/25 000 và 1/10 000 (nếu có). Phải đo tuyến khép kín thống nhất cho toàn công trình.

4.3  Thành phần, khối lượng và hồ sơ khảo sát địa hình

4.3.1  Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình cho các dự án gồm các việc sau:

1) Cơ sở pháp lý, vị trí và đặc điểm địa hình khu dự án.

2) Thu thập, phân tích, đánh giá tài liệu hiện có (mức độ, tỷ lệ sử dụng). Nội dung phân tích, đánh giá bao gồm:

- Cơ sở toán học thành lập tài liệu: hệ quy chiếu, hệ cao độ, tọa độ để lập tài liệu;

- Nội dung các loại tài liệu: độ dung nạp và độ tin cậy của địa hình, địa vật các loại bản đồ có tỷ lệ 1/50 000,1/25 000 và 1/10 000, 1/5 000;

- Các mặt cắt địa hình ở các tỷ lệ, từ 1/10 000 đến 1/100;

- Các bảng, sơ họa mô tả, ghi chú, nhật ký (nếu có).

3) Lập lưới khống chế mặt bằng, khống chế cao độ.

4) Đo, vẽ bản đồ, bình đồ địa hình;

5) Xác định tim tuyến công trình, điểm GPMB, viền lòng hồ.

6) Đo, vẽ các mặt cắt dọc, ngang công trình.

7) Xác định cao, tọa độ các vết lũ, vết lộ, các hố khoan, đào, các điểm địa vật lý.

8) Các công việc khác.

4.3.2  Thành phần hồ sơ địa hình:

1) BCĐH thực hiện theo trình tự sau:

- Căn cứ thực hiện khảo sát địa hình;

- Vị trí và điều kiện tự nhiên khu vực khảo sát, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình;

- Khối lượng khảo sát địa hình;

- Kết quả, số liệu khảo sát địa hình;

- Ý kiến đánh giá và đề xuất (nếu có);

- Kết luận và kiến nghị.

- Các phụ lục: Cơ sở tài liệu mốc cao, tọa độ gốc; Thống kê cao, tọa độ của các mốc khống chế mới xây dựng; Thống kê cao tọa độ các mốc tim; các hố khoan đào, vết lũ; Bảng tính bình sai tọa độ, độ cao các mốc khống chế mới xây dựng; Sơ đồ (sơ họa) vị trí và cao tọa độ của các mốc cơ sở tọa độ, độ cao; Sơ đồ (sơ họa) vị trí các mốc khống chế mới xây dựng; Sơ đồ (sơ họa) vị trí các mốc tim; Sơ đồ khu đo và vị trí, phạm vi đo vẽ các hạng mục.

2) Tài liệu địa hình:

Tài liệu địa hình là những tài liệu, dữ liệu cơ sở (đã có và mới đo đạc) để từ đó thành lập hồ sơ địa hình. Tài liệu địa hình bao gồm:

- Cao, tọa độ cơ sở (xuất phát), tài liệu khảo sát từ các giai đoạn trước (tài liệu tham khảo);

- Các loại sổ đo, file ghi chép kết quả đo đạc tại thực địa;

- Các loại bảng tính toán tại hiện trường;

- Các bảng kết quả tính toán bình sai lưới khống chế tọa độ, độ cao trên máy vi tính;

Các loại bản vẽ gốc gồm: Bản đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, sơ họa tuyến, sơ họa mốc.

3) Hồ sơ địa hình:

Hồ sơ địa hình giao nộp là các ấn phẩm của sản phẩm địa hình mới, là kết quả của quá trình sản xuất, được tạo nên từ các tài liệu gốc địa hình. Hồ sơ bao gồm:

- Các loại bản vẽ địa hình mới xuất bản: Bản đồ, mặt cắt dọc, ngang;

- BCĐH;

- Đĩa CD chứa các file bản đồ, mặt cắt, BCĐH.

5  Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT) và các bước tương đương

5.1  Yêu cầu tài liệu địa hình

5.1.1  Thể hiện tương quan địa hình với khu vực xung quanh dự án.

5.1.2  Làm cơ sở để:

- Chọn được vùng bố trí các hạng mục chính của công trình đầu mối và khu hưởng lợi;

- Sơ bộ đưa ra được quy mô của dự án, kích thước kết cấu của các hạng mục chính nhằm xác định mục tiêu, nhiệm vụ của dự án;

- Sơ bộ xác định được khối lượng và tổng mức đầu tư.

5.2  Thu thập, phân tích, đánh giá tài liệu địa hình

5.2.1  Thu thập tài liệu bao gồm:

- Cơ sở toán học gồm: lưới chiếu, hệ thống cao, tọa độ thành lập các loại tài liệu địa hình;

- Các loại bản đồ địa hình có các tỷ lệ 1/100 000, 1/50 000, 1/25 000, 1/10 000, 1/5 000, 1/2 000, 1/500 (nếu có) theo yêu cầu của từng dự án;

- Những tài liệu khác như các mặt cắt đặc trưng, các sơ họa, ghi chú, miêu tả có liên quan đến dự án.

5.2.2  Phân tích và đánh giá

1) Phân tích:

- Nguồn gốc của tài liệu;

- Độ chính xác về cơ sở toán học thành lập tài liệu lưới chiếu, hệ cao, tọa độ, múi chiếu (3°, 6°), hệ thống lưới khống chế mặt bằng và cao độ;

- Độ dung nạp và độ chính xác thể hiện địa hình, địa vật.

2) Đánh giá:

- Theo mức độ sử dụng tài liệu: Sử dụng được, sử dụng được nhưng phải đo vẽ bổ sung hoặc đo vẽ lại mới. Mức độ sử dụng tài liệu được thể hiện qua hệ số T (%), cụ thể như sau:

+ T ≤ 10 %: Tài liệu đạt yêu cầu sử dụng;

+ 10 % < T ≤ 40 %: Tài liệu phải đo bổ sung lại 40 %;

+ T > 40 %: Tài liệu phải đo mới hoàn toàn.

- Khối lượng, kinh phí đo kiểm tra để xác định hệ số T:

+ Khối lượng kiểm tra do CNĐH lập, bao gồm: đo mặt cắt, điểm khống chế cao, tọa độ. Khối lượng kiểm tra ít nhất phải bằng 10% của khối lượng bổ sung.

+ Kinh phí kiểm tra dựa vào dự toán được lập theo định mức hiện hành cho khối lượng kiểm tra nêu trên.

5.3  Tài liệu phải đo bổ sung

Tài liệu địa hình cần được đo bổ sung trong các trường hợp sau:

- Tài liệu được lập ở vùng dân cư đông đúc, khu công nghiệp, vùng phát triển xây dựng nhanh, vùng có địa hình, địa vật thay đổi nhiều do tác động của con người.

- Hệ số thay đổi 10% < T ≤ 40%, thì phải bổ sung cập nhật. Kinh phí đo bổ sung được tính bằng 40% của kinh phí cho toàn bộ khu vực đo bổ sung, bao gồm: đo bổ sung bình đồ, lưới khống chế cao, tọa độ, mặt cắt.

5.4  Tài liệu phải đo mới

5.4.1  Tài liệu địa hình cần được đo mới hoàn toàn trong các trường hợp sau:

- Bản đồ có tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5 000 đã được lập trên 5 năm;

- Bản đồ tỷ lệ 1/10 000 đã được lập trên 10 năm;

- Bản đồ tỷ lệ 1/25 000, 1/50 000 đã được lập trên 15 năm; hoặc: Trường hợp đặc biệt khi tài liệu địa hình bao gồm cả hệ thống mốc, cọc các loại, đã được kiểm tra, nghiệm thu của CĐT, đã được bàn giao cho CĐT, mà thời gian đo chưa đến thời hạn đã nêu trên. Nhưng vì tài liệu đó được lập ở vùng dân cư đông đúc, khu công nghiệp, vùng phát triển xây dựng nhanh, vùng có địa hình, địa vật thay đổi nhiều do tác động của con người, dẫn đến bị phá hủy, mất mát, hoặc tỷ lệ thay đổi địa hình T > 40%.

- Kinh phí đo mới được lập dự toán theo định mức hiện hành cho khối lượng đo mới.

5.4.2  Tài liệu đo mới bao gồm:

- Thiết lập và đo xác định hệ thống khống chế cao, tọa độ mới;

- Đo vẽ bình đồ vùng đầu mối, vùng tuyến kênh chính, khu hưởng lợi, có tỷ lệ từ 1/500, 1/1 000, 1/2 000,1/5 000 đến 1/10 000;

- Đo vẽ cắt dọc, cắt ngang lòng hò, đầu mối, tuyến kênh;

- Xác định tim tuyến công trình, chỉ giới quy hoạch, chỉ giới đường dò, GPMB, viền lòng hồ.

- Xác định cao, tọa độ một số vị trí hố khoan thăm dò (nếu cần), một số điểm lộ, vết lộ, các điểm thủy văn;

- Thực hiện các phần công việc khác theo yêu cầu.

5.5  Thành phần hồ sơ địa hình

Thực hiện như quy định tại điều 4.3.2 của tiêu chuẩn này. Trong giai đoạn này cần phân tích đánh giá tương quan điều kiện địa hình của khu dự án và khu vực lân cận đảm bảo đạt được mục tiêu và xác định sơ bộ quy mô của dự án tạo tiền đề chính xác cho giai đoạn lập dự án đầu tư.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của TCVN 8478:2018  ----

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM