Bệnh viêm mũi dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi thường gặp. Tùy theo cơ địa từng người mà tác nhân gây dị ứng sẽ khác nhau, thường thấy nhất là dị ứng với chất bay hơi, khói bụi hoặc phấn hoa. Các chất này tình cờ đi vào đường hô hấp khi bạn hít phải và gây kích ứng tại mũi. Phản ứng dị ứng có thể nhẹ, chỉ xảy ra tại mũi nhưng cũng có khi phản ứng mạnh hơn gây co thắt đường hô hấp hoặc gây ra triệu chứng toàn thân. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh viêm mũi dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi là tình trạng lớp niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm. Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi bạn hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng). Đây là một dạng phản ứng của cơ thể để chống lại dị nguyên.

Có hai loại viêm mũi dị ứng là theo mùa và quanh năm.Dấu hiệu và triệu chứng viêm mũi dị ứng

Những triệu chứng thường gặp của tình trạng này bao gồm:

Hắt hơi Sổ mũi Ngứa mũi, mắt, cổ họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể Ho Nghẹt mũi Viêm hoặc ngứa họng Chảy nước mắt Xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt Đau đầu thường xuyên Triệu chứng dạng chàm như xuất hiện vùng da bị khô, ngứa và thường có mụn nước Phát ban Mệt mỏi Đau đầu

Bạn có thể trải qua một hoặc nhiều triệu chứng kể trên sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Một số biểu hiện như đau đầu tái diễn nhiều lần hay mệt mỏi có khi chỉ xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu:

Các triệu chứng ngày càng nặng Cách điều trị bạn từng sử dụng không còn hiệu quả Các triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị

2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Khi bạn hít phải dị nguyên, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh ra histamine – một hóa chất tự nhiên để bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Một số dạng dị ứng thường gặp:

Phấn hoa Cỏ dại Bụi Nấm mốc Lông động vật Khói thuốc Nước hoa

3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng

Có một số nguy cơ khiến cho tình trạng này trở nên tệ hơn, ví dụ như:

Chất hóa học Thời tiết trở lạnh Độ ẩm không khí Gió Ô nhiễm không khí Keo xịt tóc Các loại nước hoa Khói từ gỗ bị đốt cháy Nước hoa

4. Chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn để xác định loại viêm mũi dị ứng là theo mùa hay quanh năm. Sau đó, bạn sẽ được làm thử nghiệm xác định tác nhân gây dị ứng trên da. Qua đó, bác sĩ sẽ biết được nguyên do gây ra viêm mũi dựa trên vùng da có xuất hiện các đốm đỏ nhỏ.

Trong trường hợp bạn không thể làm thử nghiệm trên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm máu, hay còn gọi là thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (Radioallergosorbent test – RAST). Bằng cách kiểm tra lượng kháng thể miễn dịch IgE để xác định dạng dị ứng cụ thể trong máu. RAST có thể đo được mức độ ảnh hưởng của chất gây dị ứng.

5. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm giảm các triệu chứng bạn đang có. Các loại thuốc thường được dùng là:

Thuốc kháng histamine: đây là loại thuốc phổ biến cho việc điều trị viêm mũi dị ứng. Loại thuốc này có tác dụng hạn chế sản sinh ra histamine. Thuốc kháng histamine có thể ở dạng uống hoặc xịt mũi. Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ. Dung dịch xịt chống nghẹt mũi: thuốc này có thể làm giảm triệu chứng nghẹt mũi của bạn nhưng hãy chú ý không dùng quá 3 ngày. Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: loại thuốc này có hiệu quả trong điều trị bệnh lý này.

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chung với các thuốc trị viêm mũi dị ứng.

Tiêm thuốc chống dị ứng

Nếu tình trạng của bạn quá nặng, bác sĩ sẽ đề nghị tiêm thuốc chống dị ứng (liệu pháp miễn dịch). Cách điều trị này bao gồm việc tiêm thuốc chống dị ứng đến khi nào các triệu chứng có thể kiểm soát được.

Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT)

Phương pháp điều trị này gần giống với tiêm thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, thuốc sẽ được đặt dưới lưỡi. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm ngứa miệng hoặc tai, rát họng.

6. Biến chứng viêm mũi dị ứng

Tình trạng này không thể được phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng quản lý và điều trị tốt các triệu chứng để chung sống cùng nó. Một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:

Hình thành các polyp mũi ở bên trong khoang mũi và xoang Viêm xoang Viêm tai giữa

Những vấn đề này thường sẽ được điều trị bằng thuốc. Thế nhưng, nếu để chúng diễn biến nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn có thể cần phải làm phẫu thuật.

Một số biến chứng khác có khả năng xảy ra ở người bệnh là do tác dụng phụ của thuốc kháng histamine. Bạn có thể gặp phải tình trạng đau đầu, lo âu, mất ngủ hay những vấn đề ở đường tiêu hóa, tiết niệu và hệ tuần hoàn.

7. Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Để ngăn ngừa mắc bệnh, bạn nên tránh các tác nhân gây dị ứng. Ví dụ, bạn nên sử dụng máy lạnh thay vì để cửa sổ mở, việc làm này sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc với phấn hoa, khói hoặc bụi.

Cách không để mắc bệnh viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc hoặc hít phải chất gây dị ứng. Có thể phát hiện chất gây dị ứng bằng cách tự bản thân bạn để ý và ghi nhận những khoảng thời gian, địa điểm hoặc tiếp xúc các chất lạ sau khi bị triệu chứng dị ứng. Một cách khác để nhận biết là làm xét nghiệm tìm dị ứng nguyên, tuy nhiên vì mức độ đa dạng của các chất gây dị ứng nên có thể bộ xét nghiệm này không đủ. Do đó, bạn cần hợp tác với bác sĩ và theo dõi xung quanh mình để tìm ra và phòng tránh nguyên nhân dị ứng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Viêm mũi dị ứng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh!

Ngày:04/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM